Bệnh Viêm Gan A Có Nguy Hiểm Không?
Viêm gan A là bệnh nhiễm trùng gan cấp tính và thường có xu hướng tự cải thiện mà không cần điều trị. Do đó, nhiều người thắc mắc bệnh viêm gan A có nguy hiểm không? Người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết bên dưới.
Tổng quan về bệnh viêm gan A
Viêm gan A hay còn gọi là viêm gan siêu vi A, là một bệnh nhiễm trùng do virus viêm gan A gây ra. Hầu hết các trường hợp viêm gan A đều cấp tính và có thể tự khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên, đôi khi các triệu chứng có thể kéo dài đến nhiều tháng.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới – WHO thì người bệnh có thể bị lây nhiễm viêm gan A từ việc uống hoặc ăn các loại thực phẩm nhiễm virus. Ngoài ra, một người cũng có thể nhiễm viêm gan A nếu:
- Sử dụng đồ ăn, thức uống hoặc các loại thực phẩm khác được chế biến bởi bệnh nhân viêm gan A.
- Sử dụng sò, các loại hải sản hoặc động vật có vỏ được thu hoạch tại khu vực nhiễm virus viêm gan A.
- Uống hoặc nuốt nước đá làm từ nước nhiễm virus.
- Quan hệ tình dục với bệnh nhân viêm gan A, đặc biệt là người có nhiều bạn tình và nam giới quan hệ tình dục đồng giới.
- Sử dụng tay bẩn hoặc chạm vào virus viêm gan A để ăn hoặc uống.
Viêm gan A được cho là bệnh viêm gan virus dễ lây lan nhất trong các loại viêm gan. Tuy nhiên, nguy cơ này giảm xuống đáng kể khi vắc – xin phòng ngừa viêm gan A được giới thiệu vào năm 1995. Tiêm phòng vắc – xin là cách tốt nhất để phòng ngừa lây nhiễm viêm gan A.
Bệnh viêm gan A có nguy hiểm không?
Không giống như viêm gan C hoặc các loại viêm gan khác, hầu hết các trường hợp viêm gan A hiếm khi gây nguy hiểm. Đa số các trường hợp viêm gan A đều có thể hồi phục hoàn toàn và không gây tổn thương gan gan vĩnh viễn.
Ngoài ra, khi cơ thể nhiễm virus viêm gan A, hệ thống miễn dịch có thể tạo ra các kháng thể để chống lại virus. Kháng thể này có thể tồn tại trong cơ thể một thời gian dài và ngăn ngừa tái nhiễm trùng viêm gan A trong tương lai.
Tử vong do viêm gan A rất hiếm khi xảy ra, mặc dù bệnh nhân lớn tuổi và người viêm gan mạn tính có thể bị đe dọa đến tính mạng. Theo WHO mỗi năm có khoảng 7.134 ca tử vong (chiếm 0.5% tỷ lệ tử vong do viêm gan virus) có liên quan đến viêm gan A, hầu hết là do viêm gan tối cấp (suy gan cấp tính) gây ra.
Mặc dù không nguy hiểm và tỷ lệ tử vong không cao (thường ở bệnh nhân lớn tuổi và có bệnh gan mạn tính khác) nhưng viêm gan A có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để hồi phục hoàn toàn. Vì vậy, người bệnh nên có biện pháp chăm sóc và hỗ trợ điều trị để ngăn ngừa lây lan cho người khác cũng như các biến chứng có thể xảy ra.
Các biến chứng có liên quan đến viêm gan A
Mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng đôi khi viêm gan virus A có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Các biến chứng này thường xảy ra ở bệnh nhân trên 50 tuổi và có các bệnh gan mạn tính khác.
Các biến chứng phổ biến có thể bao gồm:
1. Suy gan cấp tính
Suy gan cấp tính hay viêm gan tối cấp là tình trạng mất chức năng gan đột ngột và có thể liên quan đến viêm gan A. So với suy gan mạn tính, suy gan cấp tính thường không phổ biến và có thời gian phát triển chậm hơn.
Suy gan cấp tính có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng bao gồm chảy máu nghiêm trọng và tăng áp lực lên não. Trong một số trường hợp người bệnh có thể cần ghép gan để cải thiện chức năng gan.
Mặc dù là một tình trạng cần nhập viện điều trị nhưng hiếm khi viêm gan tối cấp ở bệnh nhân viêm gan A dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và gây tử vong. Tuy nhiên, để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra, người bệnh nên lưu ý các triệu chứng phổ biến như:
- Đau thượng vị bên phải (khu vực gan) một cách đột ngột hoặc âm ỉ nhiều ngày
- Vàng da hoặc nhãn cầu
- Sưng trướng bụng
- Đau dạ dày
- Buồn nôn hoặc nôn
- Khó chịu, mệt mỏi
- Rối loạn tập trung, mất ý thức và phương hướng
- Thường xuyên buồn ngủ
Chẩn đoán và điều trị kịp thời là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
2. Viêm tụy
Tuyến tụy là tuyến lớn phía sau dạ dày và nằm bên cạnh ruột non. Nhiệm vụ chính của tuyến tụy là giải phóng các enzyme tiêu hóa vào ruột non để tiêu hóa thức ăn và giải phóng Insulin, Glucagon vào máu để phân hóa thực phẩm thành năng lượng.
Tình trạng viêm gan A có thể gây tổn thương hoặc viêm tuyến tụy. Điều này khiến có thể không thể tiêu hóa thức ăn và kiểm soát lượng đường trong máu.
Người được chẩn đoán viêm tuyến tụy cần phải ngừng ăn uống trong một vài ngày đến một tuần để tuyến tụy có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi. Ngoài ra, tùy theo trường hợp bác sĩ có thể chỉ định truyền nước để tránh gây mất nước cho cơ thể.
3. Hội chứng Guillain – Barre
Hội chứng Guillain – Barre là tình xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công hệ thống thần kinh của người bệnh. Tình trạng này có thể gây yếu cơ, mất phản xạ hoặc ngứa ran ở các bộ phận của cơ thể. Trong các trường hợp nghiêm trọng, hội chứng này thậm chí là tê liệt, thường là tạm thời.
Hội chứng Guillain – Barre có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng, tuy nhiên thường phổ biến ở người trên 50 tuổi. Mặc dù không rõ nguyên nhân nhưng các bác sĩ cho rằng, nhiễm virus, bao gồm virus viêm gan A, có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Guillain – Barre.
Hầu hết các trường hợp mắc hội chứng Guillain – Barre có thể phục hồi, ngay cả các trường hợp nghiêm trọng. Trên thực tế có khoảng 85% các trường hợp phục hồi hoàn toàn trong 6 – 12 tháng. Bên cạnh đó, khi đã được cải thiện, rất hiếm các trường hợp hội chứng này tái phát.
Ngoài ra, trong một số trường hợp rất hiếm khi xảy ra, viêm gan A có thể cần ghép gan để điều trị. Trường hợp này thường phổ biến ở bệnh nhân lớn tuổi và có các bệnh viêm gan mạn tính khác.
Biện pháp phòng ngừa viêm gan A
Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng viêm gan A có tính chất lây lan rất chóng chóng và dễ dàng. Do đó, người bệnh cần có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Hiện tại tiêm phòng vắc – xin viêm gan A là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa lây nhiễm bệnh. Thông thường vắc – xin được tiêm thành hai mũi, cách nhau 6 – 12 tháng. Người bệnh có thể được bảo vệ khỏi virus viêm gan A sau một tháng kể từ lúc tiêm mũi đầu tiên. Mũi thứ hai đóng vai trò như liều bổ sung.
Những người được khuyến cáo tiêm phòng viêm gan A thường bao gồm:
- Người có liên hệ gần gũi hoặc sống chung với bệnh nhân viêm gan A.
- Sống ở khu vực có nguồn nước và thực phẩm bẩn, ô nhiễm.
- Thường xuyên sử dụng động vật có vỏ, thức ăn, trái cây, rau xanh hoặc các loại thực phẩm chưa được nấu chín khác.
- Người thường xuyên đi du lịch hoặc sống và làm việc tại khu vực có nguy cơ viêm gan A cao.
- Có nhiều bạn tình hoặc nam giới quan hệ đồng giới.
- Mắc các loại bệnh gan mãn tính khác.
- Sử dụng hoặc tiêm chích ma túy.
Bên cạnh đó, một số người không nên tiêm phòng virus viêm gan A:
- Từng có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với vắc – xin viêm gan A hoặc với bất cứ thành phần nào của vắc – xin (như 2 – phenoxyethanol).
- Phụ nữ mang thai, trừ trường hợp có nguy cơ nhiễm viêm gan A cao. Trao đổi với bác sĩ đẻ được tư vấn và hướng dẫn chính xác nhất.
Hầu hết các trường hợp viêm gan A không nguy hiểm và có thể tự cải thiện trong vòng 2 tháng mà không gây tổn hại các tế bào gan. Ngoài ra, sau khi khỏi bệnh người bệnh có thể miễn dịch với virus viêm gan A. Điều này có nghĩa là người bệnh không tái nhiễm viêm gan A trong tương lai.
Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng và dẫn đến một số biến chứng khác. Do đó, hãy đến bệnh viện để được tư vấn cụ thể nếu nhận thấy các dấu hiệu không mong muốn.
Ngày Cập nhật 12/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!