Viêm họng mủ ở trẻ nguy hiểm như thế nào? Điều trị bệnh ra sao?
Viêm họng mủ ở trẻ em là một trong những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến và nguy hiểm. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tiến triển thành ung thư vòm họng nếu không được điều trị nhanh chóng và dứt điểm.
Tại sao trẻ bị viêm họng mủ? Bệnh nguy hiểm như thế nào?
Trẻ em là đối tượng thường xuyên bị mắc các bệnh về đường hô hấp do hệ thống miễn dịch chưa phát triển toàn diện, các virus và vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây bệnh. Viêm họng mủ là một trong số những căn bệnh có tỷ lệ trẻ em mắc tương đối cao ở Việt Nam.
Nguyên nhân gây viêm họng mủ ở trẻ em
Nguyên nhân gây viêm họng có mủ chủ yếu là do trẻ bị nhiễm các chủng virus và vi khuẩn gây viêm họng. Nếu ở giai đoạn cấp tính, bệnh không được chữa trị dứt điểm, tái phát nhiều lần thì sẽ khiến niêm mạc họng bị tổn thương nghiêm trọng và kết mủ.
Trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm họng mủ cao hơn nếu:
- Mắc các bệnh về đường hô hấp khác như bệnh viêm xoang, viêm lợi, viêm mũi, viêm amidan…vi khuẩn trú ngụ tại các vùng tai mũi tràn xuống họng rồi phát triển thành viêm họng mủ
- Tiếp xúc nhiều với các môi trường khói bụi, hóa chất, khói thuốc lá
- Bị lây nhiễm qua đường hô hấp do tiếp xúc với nước bọt, dịch mũi hay dùng chung vật dụng với người bị viêm họng mủ.
- Thời tiết giao mùa, nhiệt độ dao động lớn khiến cơ thể trẻ không kịp thích ứng dễ nhiễm bệnh
- Cơ thể thiếu nước khiến họng không đủ độ ẩm, khô khốc lâu ngày
Viêm họng mủ ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?
Viêm họng cấp mủ ở trẻ em rất nguy hiểm vì bệnh diễn tiến nhanh và có nguy cơ gặp các biến chứng như:
- Biến chứng tại chỗ: Áp xe thành họng, sưng tấy, áp xe quanh amidan…
- Biến chứng kế cận: Viêm mũi, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tai giữa
- Biến chứng xa: Thấp tim, viêm cầu thận
- Biến chứng nghiêm trọng: Nhiễm trùng huyết, ung thư vòm họng
Sở dĩ trẻ bị biến chứng rộng hơn là do có hệ thống mạch máu đan xen và phức tạp, các virus, vi khuẩn dễ dàng di chuyển từ cơ quan này sang cơ quan khác và hệ thống miễn dịch thì chưa đủ mạnh để kháng lại các tác nhân gây bệnh.
Triệu chứng viêm họng mủ ở trẻ em
Bệnh viêm họng mủ ở trẻ em thường diễn tiến phức tạp và khó khăn trong điều trị hơn so với người lớn. Những triệu chứng điển hình của viêm họng mủ ở trẻ em bố mẹ có thể nhận diện là:
- Ho, đau họng
- Sốt cao (khoảng 39-40 độ C)
- Quấy khóc, chán ăn, bỏ bú
- Đau đầu (thường vào buổi sáng hoặc chiều)
- Cổ họng có mủ trắng
- Hơi thở có mùi hôi tanh
Viêm họng mủ là một bệnh mãn tính, bệnh không thể tự khỏi mà cần đến các liệu pháp điều trị chuyên sâu. Cha mẹ đưa trẻ đi khám chữa càng sớm thì tỷ lệ bị biến chứng càng giảm.
Điều trị viêm họng mủ ở trẻ em như thế nào?
Trẻ bị viêm họng mủ cần được khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần lưu ý chăm sóc trẻ một cách cẩn thận để trẻ mau khỏi bệnh.
Điều trị bằng thuốc tây y
Nhiều cha mẹ nghĩ rằng điều trị viêm họng mủ ở trẻ chỉ cần giảm sưng, tiêu mủ là xong. Nhưng điều quan trọng khi chữa bệnh không chỉ là điều trị triệu chứng, trước tiên phải loại bỏ được nguồn gốc của căn bệnh – tiêu diệt triệt để các loại vi khuẩn, virus gây bệnh.
Thuốc kháng sinh có thể điều trị tận gốc bệnh viêm họng mủ ở trẻ trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn. Còn đối với virus, thuốc kháng sinh không có tác dụng nên chỉ tập trung điều trị triệu chứng. Tùy vào trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kết hợp các loại thuốc sau để điều trị cho trẻ: thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc giảm ho, thuốc giảm đau, hạ sốt…
Tuy nhiên, thuốc tân dược thường gây ra nhiều tác dụng phụ và đôi khi có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa, rối loạn khuẩn đường ruột, tăng men gan, suy thận… Cha mẹ cần tuyệt đối tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ để tránh hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc hay sốc thuốc.
Chữa viêm họng cho trẻ em bằng Đông y
Ngoài tây y, cha mẹ có thể nghiên cứu và tìm hiểu điều trị viêm họng mủ cho bé bằng thuốc đông y. Đông y sử dụng thảo dược tự nhiên để trị bệnh nên an toàn và lành tính, trong đó lại chứa nhiều dược liệu quý có tác dụng kháng khuẩn, diệt virus. Cho dù nguyên nhân gây bệnh là virus hay vi khuẩn thì thuốc đông y đều có thể trị được tận gốc.
Ngoài ra, đông y cũng chủ trị theo quan điểm riêng biệt: Viêm họng mủ sinh ra do mất cân bằng âm dương, chức năng tạng phế suy yếu, tà khí xâm nhập, hỏa viêm, ứ trệ khí huyết, can khí bị uất kết, khí không thông, đờm uất ở họng. Do đó, Đông y chú trọng giải quyết bệnh từ gốc rễ, đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Điều lý tạng phủ, đặc biệt là Can, phế, thận, lập lại cân bằng âm dương
- Thanh nhiệt, giải độc, hạ khí chỉ ho, tiêu viêm trừ mủ
- Cải thiện sức đề kháng, phòng chống các tác nhân gây bệnh
Chế độ ăn uống và biện pháp phòng ngừa
Trong quá trình điều trị viêm họng mủ, viêm họng hạt cho trẻ em, bố mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống để bổ sung dinh dưỡng, giúp trẻ khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch giúp trẻ chống lại bệnh tật tốt hơn. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần có những biện pháp phòng ngừa sớm để ngăn bệnh khởi phát hoặc tái phát ở trẻ em.
Trẻ bị viêm họng mủ ăn gì, kiêng gì?
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng không nhỏ đối với kết quả điều trị. Nhiều loại thực phẩm có thể giúp bệnh tật thuyên giảm, bên cạnh đó cũng có những thực phẩm khiến bệnh chuyển biến nhanh chóng và nặng nề hơn.
Để tránh bệnh chuyển biến nặng hơn, cha mẹ cần cho con kiêng những thực phẩm lạnh, đồ cay nóng, đồ uống có ga, thực phẩm nhiều đường, nhiều dầu mỡ… Đây là những thực phẩm đẩy mạnh viêm nhiễm và làm chậm quá trình tiêu diệt vi khuẩn của hệ thống miễn dịch.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần bổ sung cho con nhỏ các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, có lợi cho hệ miễn dịch như cam, quýt, ổi, nho, việt quất, các loại rau xanh họ nhà cải… Trẻ bị viêm họng mủ cũng khó nhai nuốt nên cha mẹ hãy cho trẻ sử dụng thực phẩm dạng lỏng nhiều hơn, vừa dễ hấp thụ vừa tránh tổn thương niêm mạc họng.
Phòng tránh viêm họng mủ ở trẻ
Viêm họng mủ là bệnh nguy hiểm, gây nhiều khó chịu cho trẻ em và dễ biến chứng. Cha mẹ cần chủ động phòng tránh bệnh khởi phát ở trẻ theo những cách như sau:
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh: Nếu có người thân trong nhà đang bị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thì không cho trẻ dùng chung vật dụng ăn uống hay vật dụng cá nhân. Khi đến những nơi công cộng phải cho trẻ đeo khẩu trang chống khuẩn.
- Giữ ấm cho trẻ vào mùa đông và mùa xuân: Đây là mùa phát bệnh nhiều nhất nên cần chăm sóc, giữ ấm cho trẻ cẩn thận.
- Vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ: Tai mũi họng là nơi trú ngụ nhiều vi khuẩn, các bệnh về tai mũi họng cũng có mối liên hệ mật thiết với nhau nên cần vệ sinh sạch sẽ vùng này cho trẻ mỗi ngày.
- Cho trẻ uống đủ nước trong ngày: Uống nhiều nước có thể giúp cho trẻ nhuận giọng, niêm mạc họng có đủ độ ẩm tránh tình trạng khô họng – một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh.
- Điều trị triệt để bệnh hô hấp: Viêm họng mủ thường khởi phát do điều trị các bệnh hô hấp, đặc biệt là viêm họng cấp, viêm amidan… không triệt để. Do vậy bố mẹ cần đưa con đi khám và chữa trị cẩn thận nếu mắc những bệnh này.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, cha mẹ đã nắm bắt được những điều cần lưu ý về bệnh viêm họng mủ ở trẻ. Việc điều trị nhanh chóng và dứt điểm sẽ giúp trẻ tránh được những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là nguy cơ bị ung thư vòm họng.
Ngày Cập nhật 06/06/2024
CON NHÀ EM ĐANG UỐNG THUỐC THANH HẦU BỔ PHẾ THANG NHƯNG SAO CHƯA THẤY CHÁU ĐỠ, EM ĐỌC TRÊN MẠNG MỌI NGƯỜI BẢO LÀ NỬA THÁNG LÀ GẦN NHƯ KHỎI RỒI CƠ MÀ, EM LO QUÁ, HAY CON EM KHÔNG HỢP THUỐC NÀY
Đọc bài thấy con mình gần như đầy đủ mấy triệu chứng như trên bài này nói, soi họng thấy trắng trắng còn tưởng là họng cháu bị bẩn, nhưng cháu mới có 13 tháng, thì uống thuốc nào được
Mấy hôm nay bé nhà em cũng bị ho, sốt, cho ti cũng không chịu ti, khóc i ỉ cả ngày, hay nó cũng bị viêm họng mủ như bài nói nhi. Em chưa cho cháu đi bệệnh viện mới chỉ cho uống thuốc hiệu thuốc gần nhà bán. Như thế này có phải cho con đi kám k ạ