Bị men gan cao nên uống lá gì tốt?
Cùng với việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt thì không ít người đã tìm đến các loại thảo được để giúp kiểm soát bệnh men gan cao. Thực tế cho thấy nhiều loại lá cây thảo dược có tác dụng giải độc và làm mát gan rất tốt. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết bị men gan cao nên uống lá gì để có thể kiểm soát hiệu quả, an toàn cho sức khỏe.
Tổng quan về bệnh men gan cao
Men gan cao chính là tình trạng cảnh báo rằng chức năng hoạt động của gan đang có những bất ổn. Khi tế bào gan chết đi do lão hóa thì sẽ có một lượng nhất định men gan được phóng thích vào máu với nồng độ nằm dưới mức 40UI/L.
Men gan bình thường sẽ có các chỉ số như ALP: 30 – 110 UI/L, GGT: 20 – 40UI/L, ALT: 20 – 40 UI/L, AST: 20 – 40 UI/L. Trường hợp đo được các chỉ số này tăng cao vượt mức bình thường thì sẽ được gọi là men gan cao. Tình trạng men gan tăng cao thường là hệ quả của việc sử dụng bia rượu hay tế bào gan bị tổn thương do virus…
Trường hợp không phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời thì tế bào gan có thể bị hủy hoại hàng loạt. Điều này làm tăng nguy cơ bị viêm gan cấp, hôn mê gan, thậm chí trong nhiều trường hợp còn dẫn đến viêm gan mãn tính, xơ gan, ung thư gan. Chỉ số AST và ALT trong men gan tăng quá cao cũng sẽ dự báo tăng tỷ lệ tử vong từ 21 đến 78%.
Bị men gan cao nên uống lá gì để kiểm soát tốt nhất?
Để giúp làm hạ men gan thì người bệnh có thể tìm đến các loại thảo dược tự nhiên nhằm hỗ trợ tốt hơn. Một số thành phần dược tính có trong lá của nhiều loại thảo dược mang đến tác dụng thanh lọc, giải độc gan rất tốt. Đồng thời còn giúp giảm viêm và hỗ trợ quá trình chữa lành tổn thương tại gan.
Nếu đang thắc mắc bị men gan cao nên uống lá gì tốt thì bạn có thể tham khảo và lựa chọn sử dụng 8 loại lá thảo dược quen thuộc sau đây:
1. Bị men gan cao nên uống lá trà xanh
Trà xanh là thức uống đem lại rất nhiều lợi ích hoàn hảo cho sức khỏe. Trong đó nhiều nghiên cứu đã chứng minh, lá trà xanh có thể mang tới những lợi ích đặc biệt cho gan. Uống nước lá trà xanh mỗi ngày có liên quan trực tiếp đến việc cải thiện các chỉ số về máu của sức khỏe gan.
Khảo sát ghi nhận rằng, uống nước lá trà xanh trong khoảng 12 tuần liên tục sẽ có thể giúp cải thiện nồng độ men gan. Đồng tời giảm căng thẳng do quá trình lão hóa, cũng như giảm lượng chất béo dư thừa tích tụ trong gan. Ngoài ra, việc uống nước lá trà xanh còn được đánh giá là có khả năng làm giảm nguy cơ bị ung thư gan.
Nguyên nhân là do trong lá trà xanh có chứa hàng loạt các chất chống oxy hóa, đặc biệt là cachein. Hoạt chất này không chỉ giúp thanh lọc, giải độc cho gan mà còn hỗ trợ tối ưu cho quá trình chữa lành các tổn thương tại gan do viêm hay do sự tấn công của các gốc tự do.
2. Lá an xoa – vị thuốc quý cho người men gan cao
Với thắc mắc bị men gan cao nên uống lá gì thì “lá an xoa” chính là câu trả lời cho bạn. Thảo dược này còn được biết đến với tên gọi quen thuộc trong dân gian là tổ kén lông. Nó được dùng phổ biến trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, trong đó có tác dụng giúp làm hạ men gan.
Các thành phần hoạt chất như Alcoloid và Flavonoid có trong lá an xoa được cho là rất tốt với sức khỏe của gan. Chúng có thể chống lại quá trình oxy hóa, cùng với đó là ức chế sự hình thành của các tế bào xấu và kháng các tế bào ung thư.
Vì lá an xoa có dược tính cao nên bạn cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng. Không dùng cho phụ nữ đang có thai hay cho bé bú, trẻ em chưa đủ 3 tuổi. Trường hợp đang dùng các loại thuốc Tây thì nên giãn cách thời gian uống nước sắc lá an xoa ra khoảng 2 tiếng đồng hồ.
3. Bị men gan cao uống lá rau mã đề rất tốt
Rau mã đề là vị thuốc dân gian quen thuộc có vị ngọt và tính hàn, được ứng dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh. Với những người bị men gan cao thì uống nước sắc từ lá và bông mã đề có tác dụng rất tốt.
Thảo dược này sẽ giúp thanh nhiệt, làm thông thoáng mồ hôi, giải độc và làm mát gan. Nhiều thành phần hoạt chất có trong lá rau mã đề được các nghiên cứu dược lý hiện đại đánh giá là rất tốt cho sức khỏe. Phải kể đến như Aucubin, Rinantin, Vitamin C, Vitamin K, Aucubozit, Carotin…
4. Lá rau đắng hỗ trợ kiểm soát men gan
Lá rau đắng hay còn gọi là cây biển súc cũng là một vị thuốc Nam rất tốt với sức khỏe của gan. Thực tế cho thấy rằng, uống nước sắc từ lá rau đắng có thể hỗ trợ kiểm soát tình trạng men gan cao rất tốt. Ngoài ra, nó còn giúp thanh nhiệt cơ thể, làm mát gan, hỗ trợ chữa lành các tế bào gan bị viêm nhiễm hay tổn thương.
Ngoài việc sắc nước lá rau đắng để uống thì có thể tận dụng thảo dược này để làm nguyên liệu chế biến món ăn. Nấu canh với cá lóc hay luộc và trộn với muối mè là 2 cách chế biến đơn giản và ngon miệng. Thường xuyên bổ sung các món ăn này vào bữa ăn mỗi ngày sẽ rất hữu ích với người bệnh men gan cao.
5. Uống nước nhân trần rất tốt cho gan
Khi bị men gan cao, người bệnh được khuyên là nên uống nước nhân trần để hỗ trợ cải thiện bệnh. Trong lá cây nhân trần có chứa nhiều thành phần với dược tính cao hữu ích cho hoạt động của gan.
Điển hình là các thành phần như capillin, capillene, flavone, furans, coumarin, a-pinene, capillanol, chlorogenic acid, capillarisin, organic acid, 7-dimethylsculetin… Chúng có khả năng bảo vệ gan và chống nhiễm độc carbon tetrachloride. Nước sắc từ lá nhân trần còn có thể ức chế các tác nhân gây viêm ở gan và hỗ trợ làm giảm lượng mỡ thừa tích tụ trong gan.
6. Lá diệp hạ châu – vị thuốc Nam mát gan quen thuộc
Diệp hạ châu là cây thuốc nam được dùng phổ biến có vị hơi đắng và tính hàn với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Trong đó được ghi nhận với tác dụng làm mát gan, hạ men gan rất hiệu quả, đặc biệt tốt cho những người bị men gan cao.
Các hoạt chất đắng như hypophyllanthin và phyllanthin có trong lá diệp hạ châu có tác dụng chữa chứng nóng gan. Đồng thời còn chống lại sự phát triển của một số chủng virus gây bệnh viêm gan. Nhờ đó mà tăng cường đề kháng và miễn dịch cho gan, bảo vệ các tế bào gan luôn được khỏe mạnh.
Cần chú ý, đối với dược liệu này, không nên sử dụng trong thời gian quá dài. Bởi có thể gây lạnh gan và tăng nguy cơ mắc chứng xơ gan nguy hiểm. Đồng thời, những người có tỳ vị hư hàn cũng cần tránh sử dụng lá diệp hạ châu.
7. Bị men gan cao nên uống bồ công anh
Bồ công anh cũng là một loại thảo dược tự nhiên được khuyên dùng với những người bị men gan cao. Thảo dược này có vị ngọt hơi đắng và tình bình với nhiều tác dụng như thanh nhiệt, giải độc và tiêu ung rất tốt.
Một số thành phần trong bồ công anh như nulin, Pectin, Taraxasterol, Choline… được dược lý hiện đại ghi nhận là có dược tính cao. Nhờ đó mà có thể giúp kiểm soát men gan, bảo vệ tế bào gan, cải thiện chức năng gan và hỗ trợ chữa trị các rối loạn về gan, mật.
8. Lá xạ đen hỗ trợ kiểm soát men gan
Nếu muốn hỗ trợ làm hạ men gan và cải thiện chức năng gan thì bạn có thể dùng lá xạ đen. Thảo dược này chứa nhiều thành phần hoạt tính cao như tanin, cyano glycosid, flavonoid, acid amin, triterpenoid hay các polyphenol.
Các thành phần này đã được ghi nhận là có thể giúp kháng viêm, tiêu độc và hỗ trợ khắc phục tổn thương ở gan. Đồng thời những thành phần này còn được dùng trong bào chế thuốc điều trị các bệnh về gan như men gan cao, xơ gan hay viêm gan.
Tuy nhiên, cần cẩn trọng khi dùng dược liệu xạ đen bởi nó có thể gây tác dụng phụ nếu sử dụng quá liều. Hoa mắt, chóng mặt hay gây cảm giác buồn ngủ là những tác dụng phụ phổ biến nhất.
Mặc dù việc sử dụng nước sắc từ một số loại lá cây có thể giúp làm hạ men gan và cải thiện chức năng gan nhưng đây chỉ là phương pháp hỗ trợ. Tốt nhất cần tham khảo ý kiến thầy thuốc hay những người có chuyên môn trước khi dùng. Đồng thời chú ý thăm khám thường xuyên, điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt để có thể kiểm soát tình trạng men gan cao tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 21/11/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!