Bị thoái hóa cột sống có nên tập Gym?
Gym là một môn thể thao không chỉ rất tốt cho sức khỏe xương khớp mà còn rất tốt cho sức khỏe tổng thể. Bên cạnh đó môn thể thao này còn giúp cải thiện vóc dáng. Tuy nhiên bệnh nhân bị thoái hóa cột sống có nên tập Gym không? Người bệnh cần luyện tập như thế nào để nâng cao sức khỏe và không gây ra các tổn thương? Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Bị thoái hóa cột sống có nên tập Gym?
Thói quen luyện tập Gym mỗi ngày có thể giúp bạn duy trì cân nặng, cải thiện vóc dáng. Bên cạnh đó việc luyện tập mỗi ngày còn giúp bạn nâng cao sức khỏe, khôi phục sức mạnh. Đồng thời nâng cao sức bền và cải thiện độ linh hoạt cho xương khớp.
Khi luyện tập bạn sẽ cảm thấy lúc nào hệ cơ xương khớp và cơ thể cũng khỏe mạnh. Bởi việc luyện tập Gym có khả năng giúp bạn ngăn ngừa những tổn thương, chấn thương. Đồng thời làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp và hỗ trợ quá trình làm giảm nguy cơ bị loãng xương.
Tuy nhiên đối với những bệnh nhân bị thoái hóa cột sống, người bệnh không nên luyện tập Gym với các động tác đòi hỏi người tập phải tốn nhiều công sức hoặc phải vận động mạnh. Người bệnh chỉ nên tập Gym với một số động tác đơn giản, nhẹ nhàng để cải thiện khả năng vận động, nâng cao sự dẻo dai và tốt cho sức khỏe xương khớp.
Lợi ích của việc tập Gym đối với người bị thoái hóa cột sống
Một số lợi ích từ thói quen tập Gym mỗi ngày đối với bệnh nhân bị thoái hóa cột sống gồm:
- Khôi phục lại khả năng vận động và tính linh hoạt của xương khớp
- Nâng cao sức mạnh và sức khỏe xương khớp
- Thúc đẩy quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng đối với hệ cơ xương khớp. Đặc biệt là cột sống lưng. Đồng thời nâng cao sức khỏe cho đĩa đệm, dây chằng và mốt số bộ phận khác trên cơ thể
- Duy trì cân nặng
- Tăng cường sức mạnh của cơ bắp
- Hỗ trợ quá trình điều trị bệnh thoái hóa cột sống.
Như đã nêu trên, bệnh nhân bị thoái hóa cột sống chỉ nên duy trì thói quen tập Gym với những động tác đơn giản và nhẹ nhàng. Bởi dù mang những lợi ích cho sức khỏe và hệ cơ xương khớp nhưng nếu không cẩn thận, một số bài tập có thể khiến bệnh tình của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt là những bài tập có động tác phức tạp, cần nhiều sức lực để thực hiện.
Chính vì thế, để đảm bảo an toàn người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn kỹ thuật và tư thế luyện tập chính xác. Bên cạnh đó bác sĩ sẽ thiết kế những bài tập có động tác phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn ở hiện tại.
Những điều cần lưu ý cho người bị thoái hóa cột sống khi tập Gym
Để đảm bảo an toàn và nhận thấy những kết quả tích cực từ việc tập Gym, người bị thoái hóa cột sống cần lưu ý những điều sau đây:
- Trước khi luyện tập, người bệnh nên kéo giãn các cơ và làm nóng cơ thể bằng cách khởi động. Bạn cần tập trung nhiều vào những động tác khởi động. Bởi điều này sẽ giúp việc tập luyện của bạn mang nhiều tác dụng đối với cột sống hơn.
- Nếu bạn muốn tập Gym với tạ, người bệnh nên chọn những loại tạ phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình ở hiện tại. Người bệnh cần tránh luyện tập với tạ quá nặng vì sẽ làm tăng thêm những tổn thương.
- Bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cần tập Gym đúng kỹ thuật. Khi thực hiện những động tác, người bệnh cần tránh tạo nhiều áp lực lên cột sống. Bạn nên luyện tập nhẹ nhàng và phải luôn giữ cho cột sống của bạn được thẳng.
- Bạn chỉ nên tập Gym với khoảng thời gian từ 30 – 45 phút mỗi ngày. Chia thành nhiều lần tập. Mỗi lần tập 15 phút. Người bệnh cần tránh luyện tập quá nhiều. Bởi điều này sẽ khiến bệnh thoái hóa cột sống của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
- Trong thời gian tập luyện, bạn nên chú ý đến hơi thở của mình. Khi tập bạn nên hít thở đều.
- Luyện tập một cách chậm rãi, từ từ, không nên vội vàng.
- Người bệnh nên giữa cho vai và lưng luôn thẳng khi luyện tập.
- Bạn nên giữ tinh thần luôn thoải mái, đầu óc thư giãn. Để làm được điều này, bạn có thể vừa luyện tập vừa nghe nhạc.
- Khi mỏi, người bệnh tuyệt đối không được bẻ vặn cổ. Bởi điều này có thể khiến cơn đau nhức xương khớp của bạn xuất hiện dai dẳng hơn.
- Khi luyện tập xong, bạn sử dụng hai tay nhẹ nhàng xoa bóp vùng vai gáy, cổ và vùng thắt lưng theo hình xoắn ốc.
- Nếu bạn cảm thấy nhức mỏi vùng vai gáy và vùng cổ, bạn nên luyện tập nhiều lần trong ngày, mỗi lần tập với thời gian ngắn hoặc luyện tập đều đặn mỗi ngày.
- Trong thời gian tập Gym, nếu cảm thấy cơ thể quá mệt mỏi, bạn cần ngưng tập ngay, không nên gắng sức. Nếu nhận thấy cơ thể phát sinh ra một số vấn đề khác, người bệnh cần chủ động liên hệ và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Bài tập Gym cho người bị thoái hóa cột sống
Để nâng cao sức khỏe xương khớp và hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa cột sống, người bệnh có thể lưu lại và áp dụng một trong những bài tập Gym sau:
Bài tập Hyperextension
Bài tập Hyperextension là bài tập gập lưng dưới. Bài tập này rất phù hợp với những người đang trong quá trình điều trị thoái hóa cột sống. Khi luyện tập với cường độ phù hợp, bài tập Hyperextension sẽ giúp bạn kéo giãn cột sống. Đồng thời giúp các dây thần kinh thoát khỏi sự chèn ép. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp.
Cách thực hiện:
- Nằm trên ghế Hyperextension với tư thế nằm sấp
- Người bệnh điều chỉnh cơ thể sao cho chỉ có phần đùi tiếp xúc trực tiếp với ghế
- Gót chân chạm vào phần nệm đỡ của ghế. Đồng thời bắt chéo tay và đặt ở trước ngực
- Uốn lưng xuống phía dưới cho đến khi cơ thể của bạn song song với sàn tập. Thở ra
- Giữ nguyên tư thế trong khoảng 10 giây
- Hít vào, thả lỏng cơ thể và trở về vị trí ban đầu một cách từ từ
- Thực hiện 7 lượt/lần x 3 lần/ngày.
Lưu ý:
- Người bệnh cần giữ cho cột sống thẳng và siết chặt hông khi tập.
Bài tập Squat
Bài tập Squat không chỉ có khả năng tác động đến vùng mông, đùi mà còn tác động và giúp đốt sống được kéo giãn. Bên cạnh đó khi luyện tập, bài tập này còn giúp người bệnh nâng cao độ đàn hồi và sự linh hoạt của các đốt sống. Từ đó giúp nâng cao sức khỏe cho xương khớp và hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa cột sống.
Cách thực hiện:
- Đứng trên sàn với tư thế thẳng người, tay buông thoải mái, chân mở rộng bằng vai
- Duỗi thẳng tay sao cho song song với mặt sàn
- Thực hiện động tác ngồi xuống như đang ngồi trên ghế sao cho phần mông, đùi và đầu gối tạo thành một đường thẳng. Lưu ý không được đưa đầu gối ra quá gần với mũi chân
- Giữ nguyên tư thế trong khoảng 5 – 10 giây
- Hít thở đều, thả lỏng cơ thể và trở về vị trí ban đầu một cách từ từ
- Lặp lại động tác 5 – 7 lượt/lần x 2 – 3 lần/ngày.
Lưu ý:
- Bạn không nên luyện tập bài tập Squat cùng với tạ. Bởi điều này có thể khiến bệnh thoái hóa cột sống của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Trong thời gian luyện tập, bạn cần giữ thẳng cột sống. Đồng thời siết và thả lỏng phần hông của bạn theo nhịp thở.
Bài tập bụng
Bài tập bụng yêu cầu bạn dùng lực từ cơ bụng để gập. Đồng thời phải siết chặt hông. Bên cạnh đó cơ lưng của bạn cũng sẽ chuyển động khi thực hiện bài tập này. Chính vì thế dù là bài tập gập bụng nhưng cũng sẽ tác động một lực vừa phải lên cột sống của bạn. Từ đó giúp cột sống tăng sức bền và trở nên chắc khỏe hơn.
Cách thực hiện:
- Nằm trên sàn với tư thế nằm ngửa
- Hai tay đan lại và đặt sau đầu
- Chân co lên một cách thoải mái
- Dùng lực siết chặt phần hông. Đồng thời cố gắng đẩy cho phần thân di chuyển lên trên cho đến khi cả cơ thể trong tư thế ngồi
- Giữ nguyên phần thân dưới
- Lặp lại động tác 7 lượt/lần x 3 lần/ngày.
Lưu ý:
- Sẽ có máy hỗ trợ gập bụng ở mỗi phòng tập Gym. Tuy nhiên bạn nên điều chỉnh chế độ hoạt động của máy sao cho phù hợp nhất. Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa được những rủi ro.
Như vậy thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp câu hỏi “Bị thoái hóa cột sống có nên tập Gym?”. Bên cạnh đó thông tin còn là những lợi ích và tập phù hợp với bệnh nhân có cột sống bị thoái hóa. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn nên liên hệ và trao đổi thêm với bác sĩ chuyên khoa về vấn đề này.
Ngày Cập nhật 23/06/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!