[Giải Đáp] Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Mang Thai Được Không?
Làm mẹ là thiên chức của người phụ nữ. Thế nhưng đối với những chị em bị thoát vị đĩa đệm nói riêng và bệnh xương khớp nói chung, quá trình mang thai kéo theo nhiều nỗi lo. Bài viết giải đáp thắc mắc về vấn đề bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không, cũng như những rủi ro mà người mẹ có thể đối mặt khi sinh nở.
Thoát vị đĩa đệm có mang thai được không ?
Tình trạng thoát vị đĩa đệm là tổn thương tại vùng cột sống, vì thế bệnh có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của người mẹ. Người mẹ vẫn có thể thực hiện thiên chức khi bị thoát vị đĩa đệm, bệnh cũng không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Tuy nhiên những tác động từ cơn đau lưng, kết hợp với áp lực từ thai nhi tạo ra cho cột sống sẽ khiến thai kỳ của người mẹ gặp nhiều vấn đề hơn so với bình thường.
Theo lời khuyên của nhiều chuyên gia, người phụ nữ không nên mang thai trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm. Do rất nhiều trường hợp bệnh nhân không chịu đựng nổi cơn đau mà dẫn đến suy nhược, tình trạng sức khỏe yếu kém có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do khi mang thai và và gặp vấn đề cột sống cùng lúc, người mẹ sẽ trải qua cơn đau dữ dội hơn nhiều lần, và mức độ đau tăng theo thời gian.
Ngoài ra, khi mang thai không được sử dụng thuốc nên việc lựa chọn các phương pháp giảm đau cho người mẹ sẽ bị giới hạn khá nhiều. Mặc dù cơn đau có đáng kể nhưng thai phụ tuyệt đối không được sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian này. Một số loại thuốc giảm đau có thể làm gia tăng nguy cơ dị tật thai nhi ở mức báo động.
Những nguy cơ mang thai khi bị thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm sẽ gây ra những ảnh hưởng gián tiếp đối với sự hình thành và phát triển của bào thao. Đặc biệt, nếu người mẹ bị thoát vị ở mức độ nghiêm trọng. Thai phụ có thể sẽ trải qua 9 tháng mang thai nhiều khó khăn với những vấn đề sau:
- Do áp lực từ bào thai mà hệ thống dây chằng và sụn khớp của bệnh nhân sẽ phải go giãn hết mức. Sự phát triển về kích thước của thai nhi tỷ lệ thuận với sự gia tăng của những cơn đau. Trong giai đoạn sau 2 tháng đầu tiên, người mẹ liên tục phải chịu đựng những cơn đau dai dẳng từ thắt lưng và vùng xương chậu.
- Nếu người mẹ không cẩn thận sử dụng thuốc giảm đau, lâu dài các dẫn xuất của thuốc có thể hấp thụ qua nhau thai. Những ảnh hưởng từ thuốc sẽ dẫn đến sự chậm phát triển ở trẻ, hoặc gây ra những dị tật về hình thái nghiêm trọng.
- Những cơn đau luôn xuất hiện mọi lúc mọi nơi, khiến cơ thể mẹ cảm giác khó chịu và mệt mỏi. Điều này khiến sức khỏe của bà bầu suy sút, gián tiếp tác động đến quá trình phát triển của bé.
Do nhiều rủi ro có thể xảy ra trong thai kỳ, các bác sĩ sẽ khuyến khích người phụ nữ nên điều trị dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm trước khi quyết định mang thai. Nếu như bạn đã mang thai khi bị thóat vị đĩa đệm, hãy tham vấn ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị bảo tồn. Người mẹ cần được theo dõi dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng đến sinh sản như thế nào?
Cơn đau dai dẳng là triệu chứng đặc trưng của bệnh thoát vị đĩa đệm. Nếu như thai phụ bị thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng đến dây thần kinh sẽ gặp phải những triệu chứng sau:
- Trường hợp thoát vị đĩa đệm cổ sẽ gây ra các cơn đau vai gáy dữ dội, tê mỏi bàn tay. Hệ thống rễ dây thần kinh bị chèn ép khiến bắp tay yếu hơn, mất lực, cử động khó khăn.
- Đối với thai phụ bị thoát vị đĩa đệm lưng, cơn đau lưng sẽ tiến triển âm ỉ, kèm theo đó là cảm giác tê bì như bị kim châm, dân đến cứng lưng.
- Trường hợp thoát vị gây chèn ép lên dây thần kinh tọa, người mẹ sẽ nhận thấy cơn đau lưng lan rộng xuống hông, tê yếu ở bắp chân, bàn chân, kéo dài đến bàn chân và ngón chân.
Tình trạng đau nhức gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của người mẹ. Nếu không chữa trị dứt điểm, cơn đau càng tăng mức độ dữ dội hơn. Người mẹ sẽ phải thường xuyên mất ngủ vì phải gánh chịu cơn đau, cơ thể trở nên mệt mỏi, chất lượng sức khỏe giảm sút. Ngoài ra bệnh không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Người mẹ sẽ có ít sự chọn lựa hơn trong vấn đề giảm đau, cũng như cân nhắc kỹ trước phương pháp sinh nở.
Bên cạnh đó, thai phụ thoát vị đĩa đệm gặp khó khăn khi vận động. Điều này cây cản trở hoạt động tuần hoàn và lưu thông máu đến các tĩnh mạch. Hệ thống xương khớp không được cung cấp dưỡng chất lâu ngày gây eo cơ, yếu liệt, ảnh hưởng khả năng vận động và đi lại.
Đối với các vấn đề ở đĩa đệm, thai phụ không được chỉ định sinh mổ mà vẫn có thể sinh thường nếu bệnh được kiểm soát tốt. Tuy sinh mổ sẽ giúp người mẹ hạn chế được những áp lực nên cột sống, tuy nhiên ảnh hưởng từ thuốc gây tê tủy sống sẽ gây ra nhiều nguy cơ cho mẹ hơn trong thời gian hồi phục. Ngược lại phương pháp sinh thường đòi hỏi người mẹ rất nhiều sức lực, nếu cơ lưng không đủ mạnh sẽ gây khó khăn khi sinh con.
Do đó để hạn chế những rủi ro xảy ra, tốt nhất người mẹ cần chủ động thăm khám và nhận được sự hỗ trợ từ bác sĩ để đảm bảo những điều kiện sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi.
Những lưu ý an toàn trong sinh sản đối với phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm
Một số nguyên tắc được đưa ra để hạ chế thấp nhất những ảnh hưởng của bệnh thoát vị đĩa đệm đối với sinh sản, cũng như trong thai kỳ. Thậm chí là sau khi sinh con, người mẹ vẫn cần tuân thủ những nguyên tắc này để bảo vệ sức khỏe. Cụ thể, những điều nữ giới cần quan tâm khi mắc phải căn bệnh này gồm có:
Chuẩn bị trước khi mang thai
Để có một chu kỳ thai nghén khỏe mạnh, người phụ nữ cần đảm bảo nền tảng sức khỏe vững chắc. Vì thế trước khi mang thai ít nhất 3 tháng, nữ giới cần luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày. Khi bạn bị thoát vị đĩa đệm, tốt hơn nên tránh những bài tập gây ra các áp lực lớn ảnh hưởng đến cột sống. Tuy nhiên cũng không nên lười vận động, nằm một chỗ lâu ngày sẽ gây ra nguy cơ xơ cứng khớp.
Những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội hoặc yoga cho người thoát vị đĩa đệm sẽ hỗ trợ khí huyết lưu thông tốt và cải thiện tình trạng bệnh. Với bất kỳ môn thể thao nào, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện để cải thiện sức khỏe đúng hướng.
Ngoài việc luyện tập, chế độ ăn uống trong giai đoạn chuẩn bị mang thai cũng cần được lưu ý quan trọng. Trước tiên bạn cần xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và điều độ. Người bị thoát vị đĩa đệm hay mắc phải các vấn đề về đốt sống cần bổ sung canxi và magie để xương chắc khỏe hơn. Đồng thời uống nhiều nước để hỗ trợ quá trình trao đổi chất thuận lợi.
Tuyệt đối không dùng rượu, bia và thuốc lá, chúng có thành phần ngăn cơ thể tổng hợp canxi. Bạn cũng nên tham gia các đợt khám tiền sản để đảm bảo đủ điều kiện sinh nở. Nếu nhận thấy tình trạng thoát vị đĩa đệm không quá nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn một số phương pháp giảm đau không dùng thuốc để đối phó với cơn đau. Trong trường hợp bạn muốn thực hiện thiên chức sớm.
Lưu ý khi quan hệ tình dục để thụ thai
Vấn đề quan hệ vợ chồng để mang thai khi vợ hoặc chồng bị thoát vị đĩa đệm có thể gặp khó khăn so vói những đôi vợ chồng khỏe mạnh. Các chuyên gia cho rằng vợ/chồng khi bị thoát vị đĩa đệm cần được massage kỹ vùng thắt lưng trước khi quan hệ. Điều này sẽ giúp người bị đau nhức do thoát vị giãn cơ và giảm bớt cảm giác đau. Đồng thời đảm bảo cơn đau không ảnh hưởng đến khoái cảm, từ đó cuộc giao hợp diễn ra thuận lợi.
Một điều kiện để thụ thai thành công quan trọng khác là tư thế khi quan hệ. Đối phương cần nhường quyền chủ động cho người không bị bệnh. Do người bị thoát vị có thể đau nhức nghiêm trọng hơn khi phải vận động với tần suất mạnh. Do đó cả vợ và chồng cần phối hợp nhịp nhàng trong những tư thế ít gây tác động nhất đến cột sống. Người bệnh cần tránh những tư thế cong hoặc cúi người về phía trước. Hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của gối mền ở lưng để giảm lực tác động lên cột sống.
Lưu ý mang thai khi bị thoát vị đĩa đệm
Trong thời gian mang thai, điều cấm kỵ đầu tiên là bạn cần tránh sử dụng thuốc dù dưới bất kỳ hình thức nào. Đa số những loại thuốc giảm đau đều không được khuyến khích đối với phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ. Vì thế người mẹ chỉ dùng thuốc khi bắt buộc, dưới hướng dẫn điều trị từ bác sĩ.
Người mẹ cần thực hiện thăm khám định kỳ để theo dõi sức khỏe thai nhi, cũng như kiểm tra tình trạng đốt sống. Nếu nhận thấy những bất ổn nguy hiểm, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ dẫn cần thiết. Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm khi mang thai duy nhất là hình thức điều trị bảo tồn. Biện pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định sau khi sinh con mà người mẹ có biểu hiện nghiêm trọng, đe dọa đến chức năng vận động và hệ thần kinh.
Điều trị bảo tồn đối với thai phụ bị thoát vị đĩa đệm chủ yếu là các bài tập vật lý trị liệu. Kết hợp với việc tập luyện, người mẹ sẽ được hướng dẫn cách chườm nóng hoặc lạnh để giảm đau tại nhà. Sau giai đoạn nhạy cảm của thai kỳ (3 tháng đầu), người mẹ có thể được châm cứu, bấm huyệt để hỗ trợ khí huyết lưu thông, kiểm soát cơn đau nhức. Kết hợp nhiều liệu pháp điều trị theo hướng bảo tồn sẽ ngăn không cho nhân nhầy chèn ép dây thần kinh.
Hi vọng những thông tin trong bài viết đã làm rõ vấn đề “Bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không?”. Để có thể thực hiện thiên chức trọn vẹn, nữ giới cần chủ động thăm khám và thực hiện các giải pháp phòng và điều trị bệnh này ngay từ khi có ý định mang thai. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp bạn giảm các nguy cơ rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con trong quá trình thai nghén về sau.
Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chỉ dẫn hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ có chuyên môn.
Bài viết liên quan: Tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm giúp hạn chế đau khi ngủ
Ngày Cập nhật 05/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!