Bị tổ đỉa nên bôi thuốc gì?
Thuốc tím, cồn BSI, nitrat bạc, thuốc bôi chứa corticoid, Eosine và Milian,… là một số loại thuốc bôi trị bệnh tổ đỉa được sử dụng phổ biến. Những loại thuốc này có tác dụng giảm viêm, ngứa, sát trùng và ngăn ngừa nhiễm khuẩn da.
Người bị tổ đỉa nên bôi thuốc gì?
Tổ đỉa là một thể đặc biệt của bệnh chàm, nên còn được gọi là chàm tổ đỉa. Bệnh đặc trưng bởi tổn thương da mãn tính có xuất hiện các mụn nước mọc khu trú ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Mụn nước do chàm tổ đỉa gây ra thường có kích thước khoảng 1mm, được bao bởi lớp da dày, khó vỡ và nằm sâu bên trong da. Các mụn nước này thường gây ngứa, đau rát và khó chịu, ở một số trường hợp đặc biệt tổn thương da còn đi kèm với hiện tượng tăng tiết mồ hôi.
Sau một khoảng thời gian nhất định, mụn nước có thể tăng kích thước, vỡ ra, khô lại và để lại trên da một lớp dày sừng có màu vàng đục. Nếu chăm sóc tốt, tổn thương da sẽ lành hẳn và phục hồi chỉ sau 10 – 15 ngày. Tuy nhiên ở một số trường hợp chăm sóc kém, vùng da tổn thương có thể bị nhiễm khuẩn và sưng viêm nặng.
Thông thường, bác sĩ sẽ xem xét triệu chứng lâm sàng và giai đoạn phát triển để chỉ định các loại thuốc bôi tương ứng. Một số loại thuốc bôi trị bệnh tổ đỉa được sử dụng phổ biến, bao gồm:
1. Ngâm rửa tay chân với nước tím pha loãng
Thuốc tím là dạng thuốc dùng ngoài được bào chế ở dạng dung dịch với thành phần chính là kali permanganate. Loại thuốc này có tính oxy hóa cao, do đó có thể diệt vi khuẩn, nấm và virus trên da.
Trong giai đoạn các triệu chứng mới bùng phát, bác sĩ thường chỉ định thuốc tím để sát trùng nhẹ. Khi sử dụng thuốc tím, bạn nên pha loãng theo chỉ định rồi ngâm rửa tay chân để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương da lan rộng.
2. Sử dụng cồn BSI 1 – 3%
Cồn BSI được chỉ định khi da bắt đầu xuất hiện các mụn nước đơn thuần. Loại thuốc này được sử dụng bằng cách chấm trực tiếp lên mụn nước nhằm giảm đau, sát trùng và kháng khuẩn.
Cồn BSI có chứa các thành phần cụ thể như sau:
- Acid salicylic: Có tác dụng giảm hiện tượng sừng hóa da, sát khuẩn nhẹ, làm mềm da và ngăn ngừa bội nhiễm.
- Acid benzoic: Sát trùng và kháng khuẩn lên vùng da tổn thương.
- Iod: Iod có tác dụng khử trùng da.
Cồn BSI thường được dùng khi mụn nước chưa vỡ. Nếu mụn nước vỡ gây lở loét da hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, bạn không nên sử dụng loại thuốc này.
3. Dung dịch bạc nitrat 0.5%
Dung dịch bạc nitrat 0.5% thường được sử dụng khi da mới nổi các mụn nước đơn thuần. Loại thuốc này được sử dụng bằng cách đổ vào bông gạc và đắp trực tiếp lên vùng da tổn thương để làm dịu da, giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng. Tuy nhiên khi sử dụng bạc nitrat kéo dài, vùng da cần điều trị có thể bị biến đổi về màu sắc.
4. Thuốc bôi chống nhiễm khuẩn Eosine và Milian
Sau khi mụn nước vỡ, bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc bôi chống nhiễm khuẩn như Milian và Eosine.
- Milian: Loại thuốc này chứa thành phần chính là Xanh methylen và Tím gentian. Thuốc có tác dụng phòng ngừa và điều trị tổn thương da có nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus.
- Eosine: Eosine là thuốc bôi ngoài da có tác dụng tương tự Milian. Tuy nhiên loại thuốc này có thể làm đổi màu da và tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời.
5. Thuốc bôi chứa corticoid
Thuốc bôi chứa corticoid (Flucinar, Dermovate, Tempovate) thường được chỉ định để làm giảm viêm và mụn nước. Corticoid có tác dụng chống viêm mạnh, giảm sưng và ngứa hiệu quả. Tuy nhiên phần lớn các loại thuốc bôi chứa corticoid đều có thể làm mỏng da, dày sừng nang lông, phát ban da, giảm sắc tố,…
Ngoài ra, corticoid có thể thâm nhập vào tuần hoàn máu nếu sử dụng dài ngày hoặc dùng trên diện rộng. Vì vậy bác sĩ thường chỉ yêu cầu sử dụng loại thuốc này trong trường hợp mụn nước gây viêm nặng.
6. Thuốc bôi có tác dụng chống nấm
Trong trường hợp tổ đỉa khởi phát do nhiễm nấm, bác sĩ có thể kê toa thuốc bôi chứa các hoạt chất kháng nấm như Ketoconazole, Miconazol, Clotrimazole,…
Hiện nay các hoạt chất kháng nấm thường được phối hợp kèm theo thuốc bôi chứa corticoid để tăng tác dụng điều trị. Tuy nhiên để tránh tình trạng vi nấm kháng thuốc, bạn nên sử dụng thuốc đều đặn theo liều lượng, tần suất và thời gian được bác sĩ chỉ định.
7. Thuốc bôi ức chế miễn dịch trị tổ đỉa
Trong trường hợp không có đáp ứng với thuốc bôi corticoid, bác sĩ có thể chỉ định thuốc bôi ức chế miễn dịch (chứa hoạt chất Tacrolimus).
Tacrolimus được chiết xuất từ Streptomyces tsukubaensis, có tác dụng kháng khuẩn yếu và ức chế miễn dịch mạnh. Sử dụng thuốc bôi chứa Tacrolimus có thể ức chế giải phóng các chất trung gian trong phản ứng dị ứng, từ đó làm giảm hiện tượng viêm và mụn nước ở da.
Tuy nhiên loại thuốc này chỉ được sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và chỉ được khuyến cáo dùng với liều lượng 0.03 – 0.1% để phòng ngừa các tác dụng phụ và rủi ro phát sinh.
Những lưu ý khi dùng thuốc bôi trị chàm tổ đỉa
Các loại thuốc trị tổ đỉa có tác dụng giảm viêm, ngứa, làm dịu da và ngăn ngừa bội nhiễm. Tuy nhiên khi sử dụng những loại thuốc này, bạn nên lưu ý những thông tin sau:
- Chỉ dùng thuốc sau khi đã thăm khám và có chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa được chẩn đoán bệnh lý.
- Tuân thủ liều lượng, tần suất và thời gian dùng thuốc. Tuyệt đối không tự ý hiệu chỉnh liều và tăng thời gian sử dụng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
- Với những loại thuốc bôi có hoạt chất kháng nấm và kháng khuẩn, bạn nên sử dụng đều đặn để tránh nguy cơ kháng thuốc.
- Trong trường hợp có bội nhiễm (tổ đỉa bội nhiễm), không nên sử dụng thuốc bôi chứa corticoid hoặc thuốc ức chế miễn dịch. Nếu sử dụng, cần dùng đồng thời với kháng sinh đường uống để tránh nhiễm trùng tiến triển nặng nề.
- Cần vệ sinh da trước khi sử dụng thuốc bôi để tránh nguy cơ bội nhiễm vùng da được che phủ.
- Khi nhận thấy tác dụng phụ khi dùng thuốc, bạn nên thông báo với bác sĩ để được chỉ định loại thuốc thay thế.
- Trong giai đoạn cấp, nên sử dụng đồng thời giữa thuốc bôi và thuốc uống để gia tăng tác dụng điều trị.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bị tổ đỉa nên bôi thuốc gì?” và nêu ra những điều cần lưu ý khi sử dụng. Tuy nhiên để được tư vấn đầy đủ về cách sử dụng, tác dụng phụ và liều dùng, bạn nên trao đổi trực tiếp với dược sĩ hoặc bác sĩ da liễu.
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Em bị nổi mụn nước ở lòng bàn tay và rìa ngón tay, xong nó vỡ, khô tróc vảy thì có phải tổ đỉa không mọi người? Mà em còn bị ở vùng cẳng chân nữa, ở căng chân nốt to hơn, ngứa hơn.
Tổ đỉa là bị ở bàn tay, chân thôi, của em bị ở cẳng chân nữa chắc là chàm đấy.
Vậy là 2 bệnh khác nhau à chị? Dùng thuốc bôi như ở trên được hay phải dùng loại khác??
Chàm và tổ đỉa đều là bệnh viêm da cơ địa. Em thử qua bên trung tâm thuốc dân tộc dùng bài thuốc đông y đặc trị bên đấy ấy. Chữa được cả chàm lẫn tổ đỉa luôn. Bệnh này do cơ địa thường di truyền nên 2 mẹ con chị đều bị, 1 người thì bị chàm, 1 người thì tổ đỉa điều trị ở bên đấy dùng thuốc gần như nhau mà đều hiệu quả. Thuốc đấy lành tính nên dùng được cho cả trẻ nhỏ nữa cơ.
Bị kết hợp tổ đỉa và cả á sừng thì dùng thuốc nào đây? Mình đang cho con bú thì có bôi được không?
Phụ nữ cho con bú thì phải cẩn thận. Nên đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng mom ạ
Benh to dia nay thi nen kieng khem gi? ai biet khong?
Hạn chế tiếp xúc với xà phòng hóa chất nhé. Bạn bị ở tay thì nên đeo gang tay khi đụng nước hay tiếp xúc với dầu rửa. Bác sĩ dặn mình đeo 2 loại, 1 gang tay cao su bên ngoài với gang tay nilon bên trong.
Tôi đang điều trị thuốc y học cổ truyền thì bác sĩ khuyên nên kiêng đồ hải sản, nhộng, thịt bò, gà, chó… ko fai vì uống thuốc kiêng mà kiêng do bệnh, mấy thức ăn này gây ngứa tăng thêm. Mà công nhận đúng thật, hôm trước có nhỡ ăn 1 bữa thịt bò thôi mà tối đến ngứa điên đảo luôn, sau chừa k do dám ăn nữa.
Ui, the thi kieng het roi con dau, cha nhe an moi com voi rau.
Đâu có, vẫn ăn được thịt lợn. ngan, vịt, cá nước ngọt mà. Có kiêng thì mới nhanh khỏi chứ.
các bác ui, êm hỏi cái này, êm bôi dermovate 2 tháng này thấy da mỏng đi hay sao ấy, nhìn thấy cả mạch máu phía dưới, có phải bị tác dụng phụ k?
Thôi toang r em ơi. Em bôi gì mà liền 2 tháng vậy, thuốc này chỉ nên bôi thời gian ngắn theo chỉ định bác sĩ thôi. Tốt nhất nên ngừng thuốc đi khám để bác sỹ kiểm tra đi.
Đúng là Việt Nam chỉ toàn tự ý dùng thuốc, lạm dụng thuốc. Đến lúc nặng mới chịu đi khám. Vừa tốn thời gian vừa tốn tiền.
Tổ đỉa dùng gel Su bạc được k nhỉ? Trên bài viết k thấy có mà ra hiệu thuốc người ta bảo bôi cái này. Đọc thì thấy dùng cho Sởi, thủy đậu, zona, tay chân miệng, herpes,… thôi, lạ quá.
Nhìn chung bôi này chỉ sát khuẩn da, ngừa sẹo thôi. Dược sĩ ngoài hiệu thuốc họ k chuyên nên k nắm đc hết đâu. Mua Flucina mà bôi nhé
Có mấy mẹo dân gian khá là hiệu quả, chia sẻ cho cả nhà này: Dùng 1 nắm lá trầu không và 1 ít phèn chua đun sôi với nước rồi dùng ngâm tay hàng ngày. Nếu không có phèn chua mọi người có thể sử dụng 1 thìa muối thay cũng được. Mình vẫn dùng hàng ngày thấy đỡ ngứa hẳn và mọc ít nốt hơn.
Mấy cách này tui thử hết rồi mà có đỡ đâu, tui còn dùng cả lá sài đất, lá khế chua, kinh giới, lá lốt… mọi người mách gì thì thử nấy. chắc chỉ áp dụng với mấy người bị nhẹ thôi, còn đâu bị nặng rồi thì phải dùng thuốc uống kết hợp nữa.
Uống thuốc là thuốc kháng sinh hay thuốc gì đấy bác ơi. Mách cho e zới. Đi khám bác sĩ kê mỗi thuốc bôi. Cứ dùng đỡ 1 thời gian năm sau đến mùa lại bị. Em đến khổ với bệnh này. Đi ra ngoài tự ti lém, cgai con đứa tay như da cóc ghẻ :(((((
E bị tổ đỉa ở bàn chân. Cứ đến mùa hè là mụn nước li ti , bong da, ngứa…rất khó chịu. E cũng đi bv da liễu cách đây mấy năm xong đến hẹn nó lại tái phát. Anh/chị ai chữa khỏi rồi cho e xin ít kinh nghiệm với.
Tui uống thuốc đông y Thanh bì dưỡng can thang. Nhưng dùng thuốc đông y cũng phải kiên trì đó. Không phải vài ngày là đỡ như thuốc tây đâu. tui dùng kiên trì gần 3 tháng mới khỏi. Nay da mềm, không bong tróc với không có mụn nước nữa. Nhưng vẫn duy trì uống thêm tháng nữa. Mấy bác vào đây mà đọc nè , trong bà ibáo này họ phân tích về thuốc chi tiết lắm https://www.chuyenkhoadalieu.net/thoat-benh-to-dia-dai-dang-nho-phac-do-tri-lieu-uu-viet-tu-thao-duoc.html
Phòng khám này ở đâu thế anh? Mà thuốc đông y là thuốc thang mua về xong sắc ạ. E thì đi làm suốt không có thời gian, sợ mua về không kiên trì được, lại bữa đực bữa cái mất.
Thuốc uống dạng cao viên rùi, tui mua về chỉ phải pha với nước thui, tiện dùng chứ không phải sắc đun lằng nhằng gì cả. Pk có địa chỉ cả Hà Nội, Thành phố HCM. Tui đi khám ở HCm là 145 đường Hoa Lan Phú Nhuận đó.
E cảm ơn a ạ. Hí đọc ở kia thấy nhiều người đánh giá tốt. Mai e phải qua khám luôn mới đc.
Có bán Tacrolimus không? Cho tôi mua 2 túp.
Đây là trang thông tin của sở y tế mà. Bạn mua thì ra ngoài hiệu thuốc mua nhé.
Mấy tiệm thuốc chỗ tôi hỏi không thấy có. Ông có biết chỗ nào bán không? Để tôi đặt ship về với
Mih cũng chịu thôi, kh dùng thuốc đấy nên kh biết. Mà kh nên tự ý mua thuốc đâu, bài viết cũng nhắc lên đi khám để bác sĩ kê cho.
Bệnh tổ đỉa này có lây không mọi người, anh em bị có bôi xanh metilen. Xong năm ngoái em bị thủy đậu nên có lấy lọ xanh metilen dùng cùng. Mà chả hiểu sao mấy tháng sau em cũng thấy nổi nốt ở tay mấy cái, nốt bên trong có nước mà ngứa cực kì ý ạ.
Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da cơ địa. Không lây đâu, bệnh có yếu tố di truyền nên có thể anh ấy bị và ấy cũng bị . Chứ không liên quan đến lây nhiễm. Ấy mới bị thì nên chữa sớm, để lâu sẽ khó hơn, vùng da bị sẽ rộng hơn ấy.
Ô thế à, tớ cứ tưởng là bị lây từ ông anh cơ. Hic bị mấy nốt thôi mà bọn bạn ở lớp đã cứ trêu là sida ghẻ lở rồi. HUHU
Có ai dùng thuốc bôi Milan kia k? Em dùng 1 thời gian mà chả đỡ gì cả. Màu thì xanh lè cả tay, mất thẩm mĩ quá trời.
E bị bao lâu rồi, đã đi khám chưa hay tự mua, cái thuốc đó chỉ sát khuẩn, chống nhiễm trùng thôi chứ ko có tác dụng điều trị đâu e
Em bị 2 tháng nay ạ, ngứa lắm chị ạ, em chưa khám, ra tiệm thuốc thì ngta bảo tổ đỉa cho tuyp bôi bảy màu với thuốc này ạ.
Ui thế thì e nên đi khám đi, ko nên tự mua thuốc bôi đâu. Thuốc 7 màu kia thành phần corticoid có nhiều tác dụng phụ lắm. Mà thuốc bôi chỉ giảm bớt thôi e, muốn khỏi hẳn vẫn cần dùng thuốc uống tác động vào bên trong cơ.
Cj biết chỗ nào khám chữa tốt k? Thấy mọi người mách nên dùng thuốc đông y cho an toàn mà em không biết chỗ nào điểu trị tốt cả
Chị đang điều trị bên trung tâm thuốc dân tộc ở Nguyễn Thị Định, Hn ấy. Dùng thuốc được 2 tháng thấy da ổn rồi e ạ, ko mọc mụn nước với ngứa nữa, giờ chỉ còn thâm thôi. Ở đấy kết hợp cả thuốc uống, bôi với ngâm rửa nên có vẻ hiệu quả, nhiều người chữa khỏi rồi lắm. Trước cô chị bị chữa nặng lắm cả 2 tay 2 chân mà dùng thuốc ở đấy 4 tháng khỏi, cả năm nay ko dùng thuốc nữa da vẫn đẹp. Nên đợt vừa rồi chị mới sắp sếp xuống tận nơi khám, lấy thuốc dùng. Mà bên đấy toàn mấy cô chú làm ở viện yhct trung ương thôi, chuyên môn tốt lại còn tận tình với người bệnh, giải thích cặn kẽ về bệnh rồi còn hướng dẫn chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho mau khỏi. Xong cứ thỉnh thoảng dăm bữa nửa tháng lại có người gọi điện hỏi thăm tình hình để theo dõi tiến triển của bệnh nhân. Nhưng quan trọng nhất vẫn là thuốc tốt, ban đầu dùng thì thấy mọc nhiều với ngứa hơn nhưng chỉ vài bữa các triệu chứng giảm dần. Thuốc bôi thảo dược vừa thơm vừa ko có màu e ạ. Chứ hồi trước á chị nhiều đêm ko ngủ được với cái bệnh này ấy, cứ đêm là ngứa ngáy kinh khung. Xong da tay thì sần sùi bao nhiêu nốt mụn nước. Cũng đi khắp mấy viện da liễu chữa thuốc tây y mà ko khỏi. Bôi thuốc thì đỡ mà ko bôi thì lại tái lại. Lên mạng đọc thì thấy thuốc có bao nhiêu tác dụng phụ nên sợ luôn, chả dám dùng nữa. Bệnh này do yếu tố nguyên nhân bên trong nên dùng thuốc uống đông y tác động vào mới khỏi được ý. Thấy bác sĩ bảo tình trạng của chị uống thêm tầm tháng nữa là ổn rồi. E cứ tìm hiểu thêm xem sao, đến khám hoặc ko tiện qua khám thì gọi điện tới, các bác sĩ cũng tư vấn nhiệt tình lắm e ạ. Chị có số bác sĩ Tuyết Lan hôm bữa khám cho chị này 0904778682, em cứ lấy số này mà gọi
Bạn Vân Anh ơi, cho mình hỏi có phải chỗ bạn điều trị là Trung tâm này không? Hôm trước tớ thấy lên sóng vtv2 ấy http://www.tapchidongy.org/vtv2-gioi-thieu-bai-thuoc-dieu-tri-vay-nen-viem-da-co-dia.html
Đúng rồi bạn ạ, có có bác sĩ Tuyết Lan khám cho mình này. Trung tâm này uy tín lâu năm với cũng nổi lắm nên chắc chương trình vtv2 mời đến.
Em cảm ơn chị, để em sắp xếp cuối tuần này qua thăm khám điều trị. Chứ mới bị 2 tháng nay mà em thấy khó chịu lắm rồi, ban đầu cũng nhẹ nhẹ nên chủ quan dùng thuốc bôi kia mà giờ càng ngày càng nổi nhiều hơn.