Cách chữa đau lưng bằng ngải cứu hiệu quả ngay tại nhà
Chữa đau lưng bằng ngải cứu là một trong những mẹo dân gian được rất nhiều người biết đến và áp dụng tại nhà. Thành phần hoạt chất bên trong lá ngải cứu có tác dụng giảm đau rất hiệu quả, giúp đẩy lùi triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra, tránh ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn đến bạn các cách sử dụng lá ngải cứu chữa đau lưng sao cho đúng để đảm bảo an toàn và hiệu quả mang lại.
Sử dụng ngải cứu chữa đau lưng có hiệu quả không?
- Tên khoa học: Artemisia Vulgaris L
- Tên khác: Thuốc cứu, ngải điệp
- Thuộc họ: Cúc Asteraceae
Ngải cứu là loại cây mọc hoang dại khắp nơi trên cả nước ta, được nhiều người trồng tại nhà để nấu ăn và sử dụng làm thuốc điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Đây là loại cây thân thảo có chiều cao từ 0,4 – 1m, thân cây ngải cứu thường có các rãnh dọc và nhiều lông. Lá ngải cứu không có cuống, chúng mọc so le nhau, mặt trên có màu xanh thẩm, nhẵn và mặt dưới có màu trắng, nhiều lông.
Theo y học cổ truyền, ngải cứu là loại dược liệu có vị đắng, tính ấm và mùi thơm hơi nồng. Khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết, giảm đau và chống viêm hiệu quả. Chính vì vậy, lá ngải cứu thường được sử dụng trong các bài thuốc để cải thiện các bệnh lý về xương khớp, trong đó có bệnh đau lưng.
Y học hiện đại cũng đã chỉ ra, trong tinh dầu lá ngải cứu có chứa rất nhiều hoạt chất flavonoid, có tác dụng làm giảm đau, thích hợp sử dụng cho những người mắc các bệnh lý về xương khớp như đau lưng. Bên cạnh đó, các loại acid amin bên trong ngải cứu như adenin, cholin khi đi vào cơ thể còn có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa và trao đổi chất bên trong cơ thể, hỗ trợ điều trị các bệnh lý khác như viêm da, mụn trứng cá, dị ứng,…
Các cách sử dụng rau ngải cứu chữa đau lưng
Sử dụng lá ngải cứu chữa đau lưng là mẹo dân gian rất an toàn, lành tính và không gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bạn có thể sử dụng ngải cứu kết hợp với nhiều nguyên liệu tự nhiên khác để điều trị bệnh giúp nâng cao hiệu quả mang lại như mật ong, muối hạt, giấm gạo.
Uống nước ngải cứu với mật ong
Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra, thành phần hoạt chất bên trong mật ong có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe, giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa, tăng cường sức khỏe và hỗ trợ cải thiện tình trạng đau lưng. Bạn có thể sử dụng mật ong chữa đau lưng bằng cách pha với nước cốt lá ngải cứu để uống hàng ngày, giúp đẩy lùi triệu chứng của bệnh nhanh chóng.
– Nguyên liệu:
- 300 gram ngải cứu
- 3 muỗng mật ong nguyên chất
– Cách thực hiện:
- Ngải cứu đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn.
- Sau 15 phút vớt lá ngải cứu ra, rửa lại với nước sạch rồi để ráo.
- Cho lá ngải cứu vào cối giã nát, vắt lấy nước cốt.
- Cho mật ong vào phần nước cốt ngải cứu thu được và khuấy đều.
- Chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau để sử dụng trong ngày.
- Kiên trì áp dụng cách này từ 3 – 4 lần/tuần để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Chườm ngải cứu và giấm gạo
Bạn có thể sử dụng ngải cứu kết hợp với giấm gạo hỗ trợ cải thiện tình trạng đau lưng rất hiệu quả. Thành phần hoạt chất bên trong giấm gạo có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau, chống viêm và tăng cường độ rắn chắc của xương khớp. Đây là phương pháp này thích hợp để sử dụng cho những trường hợp đau lưng do gai cột sống gây ra. Cách sử dụng hai nguyên liệu này để chữa đau lưng rất đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn say đây:
– Nguyên liệu:
- 250 gram lá ngải cứu
- 150 ml giấm gạo
– Cách thực hiện:
- Lá ngải cứu đem rửa sạch rồi vớt ra để cho ráo nước.
- Cho lá ngải cứu vào cối và giã nát, cho vào khăn vải mỏng sạch gói lại.
- Giấm gạo đem đun cho nóng lên, cho bọc vải lá ngải cứu vào ngâm.
- Sau đó sử dụng để thoa dọc vùng xương sống.
- Nên thường xuyên làm nóng bọc vải khi chườm bằng cách ngâm vào giấm đun nóng.
- Thực hiện chườm liên tục trong khoảng 15 phút là được.
- Nên kiên trì áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày để mang lại hiệu quả.
Chườm ngải cứu và muối
Muối là nguyên liệu rất quen thuộc trong gian bếp mỗi gia đình, có công dụng hỗ trợ cải thiện các bệnh lý về xương khớp rất hiệu quả. Bạn có thể sử dụng kết hợp muối ăn với ngải cứu để điều trị đau lưng giúp nâng cao hiệu quả mang lại. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần rang ngải cứu cùng với muối cho nóng lên, sử dụng để đắp lên lưng sẽ có tác dụng giảm đau, co cứng cơ và giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
– Nguyên liệu:
- 1 nắm lá ngải cứu
- 1 nắm muối
– Cách thực hiện:
- Ngải cứu đem rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn rồi để cho ráo.
- Vò nát lá ngải cứu sau đó cho vào chảo rang cùng với muối đến khi nóng lên.
- Cho hỗn hợp vào chiếc khăn mỏng và sạch, sử dụng để đắp lên vùng lưng bị đau nhức.
- Nên thực hiện các này đều đặn mỗi ngày trước khi đi ngủ để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Phương pháp này rất thích hợp để sử dụng cho những người bị đau thắt lưng.
Hơ điếu ngải giảm đau lưng
Hơ điếu ngải cứu cũng là một trong những phương pháp có tác dụng đẩy lùi cơn đau lưng rất hiệu quả. Nhiệt lượng từ điếu ngải khi hơ lên lưng sẽ có tác dụng khử tán âm hàn, thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết trong cơ thể và giảm đau rất nhanh chóng. Bạn có thể thực hiện chữa đau lưng bằng cách hơ điếu ngải theo hướng dẫn dưới đây:
– Nguyên liệu:
- 1 nắm lá ngải cứu
– Cách thực hiện:
- Lá ngải cứu đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn rồi đem phơi khô.
- Giã nát lá ngải cứu khô cho đến khi nhuyễn thành bột thì bỏ phần gân và cuống.
- Lấy khoảng 5 gram bột ngải cứu cho vào miếng giấy cuốn thành điếu to chừng 15cm.
- Đốt một đầu của điếu ngải cứu, sử dụng để hơ dọc theo cột sống lưng trong khoảng 30 phút.
- Kiên trì áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày để cải thiện tình trạng đau nhức.
Chữa đau lưng bằng các món ăn từ ngải cứu
Ngoài các cách chữa đau lưng bằng ngải cứu ở trên, bạn cũng có thể sử dụng ngải cứu chế biến thành các món ăn để sử dụng hàng ngày cũng có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh rất hiệu quả. Dưới đây là cách chế biến các món ăn từ ngải cứu hỗ trợ điều trị đau lưng bạn có thể tham khảo:
Canh ngải cứu nấu thịt nạc
– Nguyên liệu:
- 300 gram lá ngải cứu
- 200 gram thịt heo nạc
- Gia vị vừa đủ
– Cách thực hiện:
- Lá ngải cứu đem rửa sạch, để cho ráo nước rồi cắt thành khúc ngắn.
- Thịt heo đem rửa sạch, thái thành lát mỏng rồi ướp với một ít gia vị.
- Hành củ lột vỏ, thành thành lát mỏng rồi băm nhuyễn.
- Bắc nồi lên bếp đến khi nóng lên thì cho dầu ăn và hành băm vào phì thơm.
- Sau đó cho thịt heo vào đảo đều đên khi săn lại thì cho nước vào đun sôi.
- Khi nước đã sôi thì cho lá ngải cứu vào nấu cho đến khi chín thì nêm nếm gia vị rồi tắt bếp.
- Sử dụng món ăn khi còn nóng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Gà ác hầm ngải cứu
– Nguyên liệu:
- 1 con gà ác
- 200 gram ngải cứu
- 3 trái táo đỏ
- Ý dĩ, kỷ tử, tam thất, hạt sen
- Gia vị vừa đủ
– Cách thực hiện:
- Gà đem làm sạch bỏ nội tạng, rửa với nước rồi để cho ráo.
- Tất cả các nguyên liệu còn lại đem rửa sạch, nhồi vào bên trong con gà.
- Cho gà vào nồi, đổ nước vào đến khi vừa ngập và thêm vào một ít gia vị.
- Bắt nồi lên bếp hầm cho đến khi gà chín và mềm nhừ thì tắt bếp.
- Sử dụng khi còn nóng để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng và độ thơm ngon của món ăn.
Trứng chiên ngải cứu
– Nguyên liệu:
- 1 nắm lá ngải cứu tươi
- 2 quả trứng gà
- Gia vị vừa đủ
– Cách thực hiện:
- Lá ngải cứu đem rửa sạch, để cho ráo nước rồi thái nhỏ.
- Đập trứng gà ra chén, cho lá ngải cứu vào, thêm vào một ít gia vị rồi đánh đều.
- Hành củ đem lột vỏ, thái mỏng rồi cho vào chảo dầu nóng phi thơm.
- Sau đó nhanh chóng đổ hỗn hợp trứng ngải cứu vào chảo, chiên cho đến khi chín đều.
- Sử dụng món ăn chung với cơm khi còn nóng.
Một số lưu ý khi sử dụng rau ngải cứu chữa đau lưng
Khi sử dụng lá ngải cứu để chữa đau lưng người bệnh cần phải lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả mang lại:
- Sử dụng ngải cứu điều trị đau lưng là phương pháp rất lành tính và mang lại hiệu quả, tuy nhiên người bệnh cần phải kiên trì áp dụng cách này đều đặn trong thời gian dài mới mang lại hiệu quả như mong muốn. Phương pháp này chỉ có tác dụng đối với những trường hợp bệnh nhẹ và hiệu quả mang lại còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
- Trước khi áp dụng phương pháp này bạn cần phải tham khảo ý kiến chuyên gia về cách dùng và liều lượng để đảm bảo an toàn, hiệu quả mang lại. Tốt nhất, bạn không nên sử dụng quá 500 gram lá ngải cứu mỗi ngày nếu không sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc, gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như co giật, run tay,…
- Khi sử dụng lá ngải cứu để sắc nước uống thay trà, bạn chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn và ngưng dùng ngay khi bệnh đã chuyển biến tốt, tuyệt đối không được sử dụng liên tục trong thời gian dài. Nếu lá ngải cứu kết hợp với các nguyên liệu khác để chườm lên lưng để giảm đau, bạn cần phải chú ý đến nhiệt độ khi chườm, tránh tình trạng quá nóng dẫn đến bỏng da.
- Phương pháp dùng là ngải cứu chữa đau lưng được chuyên gia cảnh báo không nên áp dụng cho phụ nữ có thai đang trong 3 tháng đầu, những người bị mắc các bệnh lý về gan hoặc tối loạn đường ruột.
- Bên cạnh đó, bạn cũng nên xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm có tác dụng tốt đến xương khớp và hỗ trợ điều trị bệnh như hải sản, các loại hạt, rau xanh đậm, cá béo, trái cây tươi,…
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm không tốt cho xương khớp và ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị bệnh như đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, mỡ động vật, đồ ăn ngọt chứa nhiều đường. Tuyệt đối tránh xa đồ uống có gas, đồ uống có cồn, chất kích thích.
- Xây dựng lối sống khoa học và lành mạnh, ngủ đúng giờ đủ giấc và tránh tình trạng căng thẳng stress kéo dài. Tăng cường luyện tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe và tăng cường sức mạnh gân cốt. Nghĩ ngơi và làm việc đúng tư thế, tránh bưng bê vật nặng gia tăng áp lực lên cột sống lưng khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Sau một thời gian dài áp dụng phương pháp chữa đau lưng bằng ngải cứu nhưng tình trạng bệnh không có dấu hiệu chuyển biến tốt và nặng hơn, lúc này bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được phác đồ điều trị tích cực.
Trên đây là các cách điều trị đau lưng bằng lá ngải cứu bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà. Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc cải thiện tình trạng bệnh, tránh gây ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra người bệnh cũng nên xây dựng cho bản thân lối sống và sinh hoạt hợp lý sẽ có tác dụng phòng ngừa cơn đau lưng rất hiệu quả.
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!