Bật mí cách chữa dị ứng cơ địa an toàn và hiệu quả dứt điểm, hết hẳn mẩn ngứa
Dị ứng cơ địa không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây biến chứng phù mạch, sốc phản vệ nếu kéo dài không được chữa trị. Tuy nhiên, đây là chứng bệnh khó chữa khỏi và tái phát dai dẳng. Vậy đâu là phương pháp điều trị hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ bật mí cách chữa dị ứng cơ địa an toàn và dứt điểm, bạn đọc đừng bỏ lỡ.
Dị ứng cơ địa là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch với một hoặc nhiều tác nhân bên ngoài. Theo thống kê, có khoảng 20% dân số Việt Nam mắc căn bệnh này.
Bệnh dị ứng cơ địa gây ra triệu chứng nổi mẩn, ngứa ngáy khó chịu. Nếu không sớm khắc phục bệnh sẽ chuyển sang mãn tính và dễ gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như nhiễm trùng da, suy hô hấp, nhiễm trùng máu, sốc phản vệ… Vì vậy, tốt nhất khi có triệu chứng bệnh, mọi người cần đi khám và có biện pháp điều trị kịp thời.
Cách chữa dị ứng cơ địa phổ biến nhất hiện nay
Để xác định tình trạng dị ứng cơ địa, ngoài khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm như áp da, test tẩy da, huyết thanh tự thân, thử thuốc…. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả mà đưa ra cách chữa phù hợp.
Dưới đây là 3 phương pháp chữa dị ứng cơ địa phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay:
1. Điều trị dị ứng cơ địa bằng thuốc Tây y
Các loại thuốc Tây y tập trung điều trị triệu chứng vì vậy giúp giảm viêm sưng, triệu chứng dị ứng nhanh chóng. Tùy vào độ tuổi, mức độ bệnh mà các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.

Một số loại thuốc Tây thường sử dụng trong trị dị ứng cơ địa gồm:
- Thuốc kháng Histamin dạng uống, bôi ngoài da: Fexofenadine, Chlorpheniramine, Loratadine, Cetirizine… Có tác dụng làm giảm và ngăn chặn sự sản sinh của hoạt chất Histamin, từ đó giúp giảm ngứa ngáy, nổi mẩn trên da do dị ứng.
- Thuốc bôi tại chỗ: Mentol 1%, Phenergan… Giúp giảm ngứa, giảm kích ứng da và làm dịu da.
- Thuốc Corticoid dạng uống và bôi ngoài da: Prednisolon, Hydrocortison, Triamcinolone… Dùng trong trường hợp bệnh nặng, thuốc có tác dụng giảm viêm sưng, nổi mẩn ngứa da.
- Thuốc chống mẫn cảm: Thuốc kháng IgE, thuốc kháng thromboxan A2…
- Thuốc chống xung huyết…
Thuốc Tây y hiệu quả nhanh, giảm triệu chứng tức thì, kháng viêm tốt. Tuy nhiên, thuốc chỉ điều trị triệu chứng, không trị dứt điểm tận gốc mầm bệnh. Bên cạnh đó, khi sử dụng thuốc tân dược người bệnh cần chú ý những điều sau:
- Thuốc có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe như buồn ngủ, bí tiểu, táo bón, chóng mặt, buồn nôn, đau dạ dày, suy gan thận… Nếu lạm dụng có thể gây nhờn thuốc.
- Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc, chỉ dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không dùng đơn thuốc của người khác.
- Dùng thuốc đúng hướng dẫn, không tự tăng giảm liều lượng hoặc kết hợp với các loại thuốc khác.
- Nếu thấy khó chịu hoặc gặp tác dụng phụ nặng nề, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
- Trẻ em, phụ nữ mang thai và sau sinh cần hỏi kỹ ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
2. Cách chữa dị ứng cơ địa tại nhà
Xu hướng trị bệnh bằng các mẹo tại nhà là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Một số cách chữa dân gian tại nhà giúp giảm triệu chứng dị ứng cơ địa phổ biến gồm:
Ngâm với bột yến mạch: Đun sôi khoảng 1 lít nước, cho 4 – 5 thìa bột yến mạch vào. Để trong khoảng 5 phút và cho thêm nước vào đun đến khi nước có độ ấm vừa phải. Làm sạch da sau đó ngâm trực tiếp với nước yến mạch. Có thể dùng xác yến mạch chà lên da.
Sử dụng lá kinh giới: Lấy 1 nắm lá kinh giới rửa sạch và xay nhuyễn, sau đó đắp lá lên vùng da bị dị ứng. Bên cạnh đó, người bệnh nên kết hợp với bài thuốc uống, bằng cách nấu lá kinh giới tươi với nước và sử dụng uống hàng ngày.

Bài thuốc uống từ gừng: Rửa sạch và thái lát mỏng 1 củ gừng tươi. Chuẩn bị 1 ly nước sôi, cho gừng tươi vào khuấy đều. Đến khi nước nguội bớt cho thêm 1 – 2 thìa mật ong vào. Sử dụng nước gừng uống hàng ngày.
Chữa dị ứng cơ địa bằng lá trà xanh: Lấy 1 nắm lá trà xanh cho vào nồi cùng nước đun sôi. Cho thêm 1 chút muối. Dùng nước lá trà xanh để tắm 1 – 2 lần/ngày.
Bài thuốc từ lá khế: Lấy 1 nắm lá khế tươi rửa sạch, cho vào nồi cùng nước và một chút muối đun sôi. Để nước nguội bớt và sử dụng để tắm hoặc rửa vùng da bị dị ứng hàng ngày. Hoặc người bệnh lấy lá khế tươi sao nóng, cho vào miếng vải mỏng và chườm lên vùng da bị ngứa ngáy nổi mẩn.
Bài thuốc từ nha đam (lô hội): Lấy 1 lá nha đam rửa sạch, cạo bỏ vỏ. Dùng phần gel nha đam thoa trực tiếp lên da.
Ngoài những bài thuốc trên, người bệnh còn có thể sử dụng một số mẹo khác như: Uống nước mật ong, uống trà hoa cúc, trà thảo mộc, sử dụng bài thuốc từ lá hẹ, tía tô, rau má, lá đơn đỏ, lá trầu không…
Cách chữa dị ứng cơ địa tại nhà có ưu điểm lành tính, an toàn, dễ thực hiện và chi phí rẻ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với bệnh nhẹ, không có tác dụng với bệnh mãn tính. Cách chữa tại nhà hiệu quả thấp do sử dụng thảo dược đơn lẻ, liều lượng không cụ thể, vì vậy không trị dứt điểm và bệnh dễ tái phát trở lại. Bên cạnh đó, biện pháp dân gian chỉ mang tính truyền miệng, chưa được kiểm chứng.
Ngoài ra, nếu bệnh nhân không cẩn thận trong khâu sơ chế, không loại bỏ sạch bụi bẩn của nguyên liệu có thể khiến bệnh nặng hơn, thậm chí gây nhiễm trùng da.
3. Cách chữa bệnh dị ứng cơ địa bằng thuốc Đông y
Từ hàng ngàn năm nay, y học cổ truyền vẫn luôn có vị trí nhất định và được nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng. Ngày nay, phương pháp này càng được ưa chuộng hơn.
Nếu Tây y chỉ tập trung chữa triệu chứng thì Đông y chú trọng chữa bệnh từ gốc. Lý luận trị bệnh của Đông y là dựa trên nền tảng Âm dương Ngũ hành, nhằm lập lại trạng thái cân bằng của cơ thể, luôn nhìn bệnh theo một chỉnh thể toàn diện.

Theo quan niệm của y học cổ truyền, dị ứng cơ địa sinh ra là do phong nhiệt, phong hàn, tà khí xâm nhập, gặp yếu tố bên trong cơ thể như tạng phủ suy yếu, cơ thể suy nhược, âm huyết bất túc… Từ đó gây ngứa ngáy, nổi mẩn ngoài da.
Để chữa bệnh, Đông y sử dụng các bài thuốc từ nhiều thảo dược, kết hợp theo tỷ lệ nhất định, với cơ chế điều trị là tác động sâu, trị bệnh triệt để từ gốc, trừ phong, tiêu viêm. Đồng thời phục hồi chức năng tạng phủ và tăng cường sức đề kháng.
Nhờ đó, thuốc Đông y không chỉ an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ mà còn hiệu quả lâu dài, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Trong Đông y gồm 2 loại: Thuốc Nam và thuốc Bắc. Thuốc Nam sử dụng các dược liệu trong nước, còn thuốc Bắc có xuất xứ từ Trung Quốc. Vì vậy, thuốc Nam được người bệnh ưa chuộng hơn, bởi phù hợp với cơ địa người Việt.
Một số loại nam dược thường dùng trong thuốc Đông y điều trị dị ứng cơ địa gồm: Diệp hạ châu, hạ khô thảo, cà gai, bồ công anh…
Chữa dị ứng cơ địa bằng thuốc nam là phương pháp tối ưu và hiệu quả, an toàn nhất hiện nay. Tuy nhiên, do cơ chế tác động sâu nên thuốc phát huy hiệu quả chậm, cần người bệnh kiên trì sử dụng. Bên cạnh đó, thuốc nam dạng thang thô, cần đun sắc trước khi uống nên tốn thời gian và công sức, thuốc có vị đắng khó uống.
Một số bài thuốc chữa dị ứng cơ địa, nổi mề đay nổi tiếng và hiệu quả hiện nay gồm:
- Tiêu ban giải độc thang – bào chế bởi Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc dân tộc.
- Bài thuốc Nam gia truyền chữa dị ứng của nhà thuốc Đỗ Minh Đường.
- Tiêu ban hoàn bì thang – bào chế bởi Trung tâm thừa kế và ứng dụng Đông y Việt Nam.
Trên đây là thông tin về các cách chữa bệnh dị ứng cơ địa phổ biến và hiệu quả hiện nay. Hy vọng bệnh nhân đã có sự lựa chọn phù hợp nhất với mình, nhanh chóng đánh bay căn bệnh khó chịu này.
ArrayNgày Cập nhật 07/06/2024