Bác Sĩ Chỉ Cách Chữa Mề Đay Ở Trẻ Em An Toàn, Hiệu Quả
“Bé nhà em được 5 tuổi, cháu bị nổi mề đay hơn khoảng 2 tháng rồi, ban đầu là các nốt mẩn ở 2 bên bẹn em có lấy nước lá khế tắm cho con. Mấy ngày sau cả vùng đùi, lưng, cánh tay, bụng con mẩn hết cả. Mà khổ cái là trẻ con cứ thấy ngứa là nó gãi, rồi khó chịu, khóc, bỏ ăn, em lo vô cùng. Lên mạng tìm cách chữa thì thấy em thấy nhiều cách quá cả dùng lá tắm, thuốc tây và thuốc đông y không biết dùng loại nào có thể đáp ứng được tiêu chí hiệu quả mà an toàn. Mong được chuyên gia giải đáp.”
Hãy lắng nghe lời chia sẻ của lương y, bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Đỗ Minh Tuấn, giám đốc chuyên môn Đỗ Minh Đường, chuyên gia 20 năm kinh nghiệm thăm khám và điều trị bệnh mề đay bằng y học cổ truyền dưới đây.

Triệu chứng, nguyên nhân nổi mề đay ở trẻ
Trước khi đưa ra cách giải quyết dành cho độc giả hỏi ở trên, lương y Tuấn sẽ nói chi tiết hơn về triệu chứng cũng như nguyên nhân gây bệnh mề đay ở trẻ em, từ đó các phụ huynh hiểu rõ về bệnh để có phương án xử lý sao cho phù hợp.
Nổi mề đay có nhiều loại, tùy từng loại sẽ có dấu hiệu tương ứng, cha mẹ chú ý sau đây:
- Dạng nổi mề đay dị ứng: Là dạng thường gặp nhất do dị ứng với các tác nhân như thời tiết, thức ăn, thuốc… Triệu chứng nhận biết là cơ thể trẻ nóng bừng, ngứa ở các vùng khác nhau sau đó nổi mẩn ngứa toàn thân. Nặng có thể gây sốt, rối loạn tiêu hóa.
- Dạng da vẽ nổi: Biểu hiện là khi dùng vật sắc nhọn, móng tay cào, vẽ lên da sẽ thấy vết nổi mẩn đi theo đúng hình dạng đó. Sau vài tiếng tình trạng này sẽ tự hết.
- Dạng phù mạch: Các vùng niêm mạc bị sưng phù tập trung ở mặt, mi mắt, cơ quan sinh dục, niêm mạc họng sưng gây khó thở. Ở dạng này người trẻ ít có biểu hiện ngứa hơn các thể khác nhưng đây là dạng rất nguy hiểm bởi có thể làm tắc đường thở ở trẻ.
- Dạng mề đay do tiếp xúc: Trẻ bị kích ứng với các tác nhân côn trùng đốt, hóa chất tẩy rửa, nước bẩn… Cha mẹ sẽ thấy sau khi tiếp xúc vùng da của trẻ sẽ đỏ, phát ban, trẻ gãi ngứa dữ dội.
- Dạng mề đay vật lý: Trẻ bị nổi mẩn mề đay do ma sát, ánh nắng mặt trời, nhiệt nóng… Ở thể này thường không nghiêm trọng chỉ đến vài giờ rồi tự hết.
Khi phụ huynh nhận thấy trẻ bị mề đay, việc xác định nguyên nhân là rất quan trọng để có thể xử lý đúng cách. Nếu không thể xác định nguyên nhân ngay, các bậc phụ huynh nên tìm sự trợ giúp từ bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để làm rõ vấn đề. Việc xử lý phù hợp không chỉ giúp làm dịu các triệu chứng mà còn tránh được những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là khi trẻ có dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng (phản vệ).
Một số nguyên nhân phổ biến gây mề đay ở trẻ có thể kể đến như:
- Dị ứng thực phẩm, thuốc, thời tiết, môi trường bụi bẩn, phấn hoa,…
- Dị ứng nguồn nước, hóa chất tẩy rửa,…
- Bị côn trùng đốt
- Nhiễm trùng: Các bệnh nhiễm virus (cảm cúm, viêm họng virus) hoặc nhiễm vi khuẩn.
- Yếu tố vật lý: Thay đổi nhiệt độ (lạnh, nóng), ánh sáng mặt trời, cọ xát mạnh, đổ mồ hôi quá nhiều.
- Yếu tố di truyền: Gia đình có tiền sử dị ứng (hen suyễn, viêm mũi dị ứng), cơ địa dễ dị ứng.
Tình trạng mề đay của trẻ ở giai đoạn nào?
Khi đã xác định được loại mề đay trẻ đang gặp phải và chỉ được rõ nguyên nhân gây bệnh, các phụ huynh cần trả lời thêm 1 câu hỏi nữa đó là tình trạng mề đay của trẻ đang ở giai đoạn nào?
Giai đoạn 1: Mới bị vài ngày hoặc nổi mẩn vài tiếng, dạng mề đay cấp tính: Với dạng này triệu chứng bệnh có thể tự hết mà không cần dùng thuốc. Muốn giảm ngứa có thể chườm ấm hoặc tắm lá khế chua, lá trà xanh. Nếu trẻ bị mề đay do đồ ăn, thức uống hay môi trường,… hãy cố gắng giữ trẻ tránh xa các yếu tố dị nguyên này. Trường hợp trẻ bị ốm do cúm, viêm họng,… khi nào khỏi bệnh tình trạng ngứa cũng sẽ giảm thiểu. Cha mẹ không cần quá lo lắng.
Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn các mẹ cần phải chủ động xử lý cho con càng sớm càng tốt. Triệu chứng mề đay ở trẻ tái phát liên tục, kéo dài không dứt khiến trẻ quấy khóc, bỏ ăn, gãi nhiều gây trầy xước chảy máu, nhiễm trùng da, bệnh chuyển sang mề đay mãn tính.
Con bạn đang ở tình trạng nào, liên hệ ngay bác sĩ tư vấn miễn phí
Lương y Đỗ Minh Tuấn
- Lương y
- GĐ chuyên môn nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường - Cố vấn y khoa các chương trình sức khỏe VTV2, VTC2
- Gần 20 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh bằng YHCT
Các giải pháp xử lý mề đay ở trẻ
Có khá nhiều phương pháp có thể giải quyết tình trạng mề đay ở trẻ như phương pháp dân gian, thuốc tân dược hay tham khảo các bài thuốc nam cổ truyền, hãy cùng phân tích và lựa chọn giải pháp phù hợp với tình trạng của trẻ.
Mẹo dân gian – An toàn, lành tính
Đây có lẽ là cách đầu tiên mà bất cứ phụ huynh nào cũng đã từng áp dụng cho con. Ưu điểm của mẹo dân gian đó là an toàn, lành tính, không tốn kém với thành phần thảo dược tự nhiên. Tuy nhiên nhược điểm của nó chính là chỉ giảm được cơn ngứa tạm thời, không xử lý được hết bệnh.
Do đó các mẹo dân gian sẽ phù hợp với trẻ mới bị lần đầu, tình trạng mề đay không quá nghiêm trọng. Các bậc cha mẹ hãy áp dụng theo một số hướng dẫn sau:
Cách 2: Chườm một miếng khăn ấm lên vùng da bị mề đay giúp làm dịu da và giảm ngứa. Tránh chườm nước quá nóng, chỉ nên dùng nước ấm vừa phải để không làm tổn thương làn da mỏng manh của trẻ.
Đây là 2 cách phổ biến và đơn giản nhất mà cha mẹ có thể thực hiện được, trường hợp áp dụng không thấy hiệu quả. Hãy chuyển sang phương pháp thứ 2 là sử dụng tân dược.
Dùng thuốc tân dược – giảm ngứa nhanh chóng
Y học hiện đại cho rằng bệnh nổi mề đay ở trẻ là phản ứng của các mao mạch dưới da đối với các yếu tố dị nguyên. Chính vì vậy, các thuốc điều trị mề đay chủ yếu là kháng his ta mine và kháng sinh.
Đối với trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh có thể sử dụng các thuốc bôi ngoài da kết hợp các loại thuốc uống. Đây được coi là “bộ đôi” hoàn hảo giúp làm dịu mát vùng da phát ban mẩn đỏ đồng thời giảm viêm, tiêu sưng đẩy lui triệu chứng mề đay.
Với trường hợp trẻ bị nổi mề đay nghiêm trọng hơn tùy theo độ tuổi bác sĩ có thể chỉ định thêm các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh, thuốc chống dị ứng liều mạnh hơn qua việc tiêm.
Thuốc tây y có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng, đặc biệt hiệu quả trong các trường hợp biến chứng như suy hô hấp, khó thở… Thế nhưng thuốc Tây chỉ tác động phần ngọn, không tác động vào sâu vì vậy sau một thời gian ngắn các triệu chứng có thể sẽ quay trở lại.
Chưa kể thành phần các kháng sinh trị nổi mề đay thường tiềm ẩn nguy cơ gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ như: chóng mặt, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, suy gan thận, viêm loét dạ dày… Thuốc cũng đắng, mùi hắc dễ gây nôn trớ, phụ huynh cần lưu tâm chỉ cho trẻ sử dụng thuốc khi được chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Bài thuốc nam chữa mề đay ở trẻ, an toàn, hiệu quả
Sử dụng bài thuốc dân gian không mang lại hiệu quả lâu dài, trong khi việc dùng tân dược chỉ giúp giảm ngứa tạm thời mà không giải quyết được nguyên nhân, dẫn đến tình trạng mề đay tái lại liên tục. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh nên cân nhắc tìm đến giải pháp từ thuốc nam hoặc thuốc Đông y.

Ưu điểm lớn của các bài thuốc nam là đã được kiểm chứng về tính an toàn và hiệu quả, với các thành phần thảo dược tự nhiên được nghiên cứu kỹ lưỡng và gia giảm phù hợp để mang lại hiệu quả bền vững. Nhờ vào nguồn gốc dược liệu hoàn toàn từ thiên nhiên, nên các bài thuốc rất lành tính, phù hợp với trẻ nhỏ.
Một trong những bài thuốc nam được đông đảo người bệnh tin tưởng sử dụng là bài thuốc Mề đay Đỗ Minh Đường, bài thuốc nhận nhiều đánh giá cao, truyền tai nhau vì hiệu quả mà nó mang lại.
Mề đay Đỗ Minh – Bài thuốc nam an toàn, lành tính
Bài thuốc điều trị mề đay tại Đỗ Minh Đường, tập trung vào loại bỏ triệu chứng mề đay mẩn ngứa, đồng thời bồi bổ củng cố gan, thận, khí huyết. Bên cạnh đó, bài thuốc cũng mang lại hiệu quả vượt trội, giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại làn da khỏe mạnh và cơ thể cân bằng, ngăn ngừa bệnh quay trở lại.
Bài thuốc tập trung vào tác dụng:
TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ
-
Xua tan căn nguyên: Loại bỏ phong, nhiệt, thấp độc – nguyên nhân gây mề đay.
-
Thanh nhiệt, tiêu độc: Làm mát gan, kháng viêm, giảm sưng ngứa, hỗ trợ phục hồi da.
-
Tái tạo làn da: Thúc đẩy tái tạo vùng da tổn thương, ngăn thâm sẹo, trả lại làn da khỏe mạnh.
Thành phần tiêu biểu:
-
Diệp hạ châu: Giải độc gan, hỗ trợ điều trị bệnh ngoài da.
-
Nhân trần: Tăng cường chức năng gan, giảm nóng trong.
-
Kim ngân cành, hạ khô thảo: Kháng viêm, làm dịu mẩn ngứa.
-
Bồ công anh: Làm mát cơ thể, giảm viêm, thúc đẩy lành da.
TÁC DỤNG BỒI BỔ
-
Tăng cường chức năng gan, thận: Hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc, cải thiện trao đổi chất.
-
Thanh nhiệt, bổ khí huyết: Làm mát cơ thể, nuôi dưỡng máu, tăng tuần hoàn, nâng cao sức đề kháng.
-
Ngăn ngừa tái phát: Củng cố hàng rào miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây mề đay như phong, nhiệt, thấp.
Thành phần tiêu biểu:
-
Xích đồng, xích đồng đỏ: Bổ huyết, bổ thận, tăng tuần hoàn máu.
-
Cà gai, sài hồ nam: Thanh nhiệt, hỗ trợ chức năng gan.
-
Tơ hồng xanh, bách bộ: Nhuận gan, bổ thận, tăng sức đề kháng.
-
Ngải cứu: Điều hòa khí huyết, giảm mệt mỏi.
-
Hoàng kỳ, gắm: Giải độc, kháng viêm, bảo vệ cơ thể.
-
Nhân trần, bồ công anh, hạnh phúc: Thanh nhiệt, hỗ trợ đào thải độc tố.
Sự kết hợp hài hòa các vị thuốc quý giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, tạo “lá chắn” tự nhiên ngăn mề đay tái phát. Công thức tối ưu hóa dược liệu, phù hợp với mọi thể trạng, đảm bảo hiệu quả bền vững.

Chất lượng thảo dược được đảm bảo
Chất lượng thảo dược trong bài thuốc được đảm bảo nhờ sử dụng các thành phần có nguồn gốc rõ ràng. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y học cổ truyền, nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã và đang khẳng định vị thế vững chắc trong lòng người bệnh. Nhờ dịch vụ chăm sóc tận tâm, cơ sở vật chất hiện đại cùng những bài thuốc an toàn, lành tính, nhà thuốc đã giúp nhiều bệnh nhân thoát khỏi tình trạng mề đay, mẩn ngứa dai dẳng. Đặc biệt, các bậc cha mẹ có thể yên tâm khi lựa chọn bài thuốc này để hỗ trợ điều trị mề đay cho con em mình – một giải pháp hiệu quả, an toàn, phù hợp cả với trẻ nhỏ.
Ưu điểm của thang thuốc
Thuốc thang Đông y Mề Đay Đỗ Minh Đường, là dạng bào chế truyền thống của y học cổ truyền (YHCT), mang lại nhiều ưu điểm nổi bật:
- Bảo toàn dược tính tự nhiên: Thuốc thang giữ nguyên hoạt chất từ các dược liệu, giúp thẩm thấu sâu vào cơ thể, tối ưu hóa hiệu quả điều trị mề đay mẩn ngứa.
- Kiểm soát chất lượng dễ dàng: Người bệnh có thể trực tiếp quan sát từng vị thuốc, đảm bảo dược liệu sạch, không lẫn tạp chất.
- Linh hoạt gia giảm: Lương y có thể điều chỉnh liều lượng hoặc thành phần dựa trên cơ địa và tình trạng bệnh, đảm bảo liệu trình cá nhân hóa.
- Tiện lợi với công nghệ hiện đại: Sử dụng ấm sắc điện giúp tiết kiệm thời gian, đơn giản hóa quá trình sắc thuốc so với phương pháp truyền thống.
- An toàn, lành tính: Dược liệu tự nhiên, không chứa chất bảo quản, ít gây tác dụng phụ, phù hợp với nhiều đối tượng, kể cả trẻ em và phụ nữ mang thai.
- Hỗ trợ điều trị toàn diện: Kết hợp nguyên tắc “Song Tiêu – Đồng Dưỡng”, thuốc thang không chỉ giảm triệu chứng ngứa, mẩn đỏ mà còn bồi bổ cơ thể, ngăn tái phát.
Hướng dẫn cách sắc thuốc
Bước 1: Sắc Thuốc Lần 1
- Chuẩn bị:
- Rửa nhẹ dược liệu dưới vòi nước sạch sau đó cho vào ấm sắc thuốc
- Thêm 450ml nước sạch (khoảng 2 bát vừa, ngập dược liệu 2-3cm).
- Ngâm dược liệu trong nước 15 phút để thảo dược tiết hoạt chất.
- Sắc thuốc:
- Sau 15 phút ngâm dược liệu, tiến hành cắm ấm điện để sắc trong khoảng 1 giờ cho đến khi cạn còn 150 ml nước cốt. Lọc nước thuốc qua rây vào bát sạch, để riêng. Giữ bã thuốc trong ấm để tiếp tục sắc lần 2 và 3.
Bước 2: Sắc Thuốc Lần 2 và Lần 3
- Lặp lại quy trình:
- Thêm 450ml nước sạch vào bã thuốc trong ấm.
- Sắc lửa nhỏ trong 45-60 phút cho đến khi nước cạn còn khoảng 150ml.
- Chắt nước thuốc qua rây, để riêng.
- Lặp lại quy trình trên cho lần sắc thứ 3 (thêm 450ml nước, sắc còn 150ml).
- Kết quả: Thu được 3 bát nước thuốc, mỗi bát khoảng 150ml (tổng cộng 450ml).
- Trộn đều: Gộp nước thuốc từ 3 lần sắc vào một chai/lọ sạch, trộn đều để đảm bảo dược tính đồng nhất.
Bước 3: Bảo Quản và Sử Dụng
- Bảo quản:
- Đợi thuốc nguội, đổ vào chai/lọ sạch (thủy tinh hoặc sứ), đậy kín.
- Lưu trữ trong ngăn mát tủ lạnh, sử dụng trong tối đa 3 ngày để đảm bảo chất lượng.
- Sử dụng:
- Liều lượng: Mỗi ngày uống 2 lần (sáng và tối), mỗi lần 75ml (nửa bát nhỏ), sau ăn 15 phút.
- Cách làm ấm:
- Hâm nóng thuốc bằng lò vi sóng (30-60 giây, tùy công suất) hoặc đun cách thủy để đạt nhiệt độ ấm (khoảng 40-50°C).
- Không đun sôi lại vì có thể làm giảm dược tính.
- Lưu ý: Uống khi thuốc còn ấm để cơ thể hấp thu tốt hơn. Tránh uống thuốc quá nguội hoặc để qua đêm ngoài tủ lạnh.
Thuốc sau khi sắc có mùi thơm nhẹ đặc trưng của thảo dược, vị hơi đắng, chát nhẹ, nhưng dễ uống, có thể kèm chút ngọt hậu do đó các bạn nhỏ có thể uống mà không sợ gây nôn trớ.
Sắc thuốc thang Đông y đúng cách không chỉ giúp bảo toàn dược tính mà còn tối ưu hóa hiệu quả điều trị mề đay mẩn ngứa với bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh Đường. Quy trình sắc thuốc tuy đòi hỏi sự tỉ mỉ nhưng không quá phức tạp, đặc biệt khi kết hợp với công nghệ hiện đại như ấm sắc điện. Bằng việc tuân thủ hướng dẫn và kết hợp chế độ sinh hoạt lành mạnh, người bệnh có thể tận dụng tối đa lợi ích của y học cổ truyền, hướng tới việc cải thiện sức khỏe toàn diện và thoát khỏi những cơn ngứa dai dẳng.
Nếu bà con có bất cứ thắc mắc nào, liên hệ nhà thuốc Đỗ Minh Đường để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.
- Hotline: 0963 302 349 – 0938 449 768
- Website: Mề đay Đỗ Minh
- Fanpage: Nhà thuốc dòng họ Đỗ Minh Đường
Lưu ý: Tùy vào khả năng đáp ứng và mức độ bệnh của mỗi người mà hiệu quả và thời gian điều trị sẽ khác nhau. Người bệnh nên tham vấn ý kiến lương y và tuân thủ đúng phác đồ để đạt kết quả tốt nhất.
Nhà thuốc Đỗ Minh Đường cơ sở Hà Nội được Sở Y tế Hà Nội cấp giấy phép Số: 673/SYT-GPHĐ Nhà thuốc Đỗ Minh Đường cơ sở Hà Nội được Sở Y tế Hà Nội cấp giấy phép Số: 06089/HCM-GPHĐ Nhà thuốc Đỗ Minh Đường được cấp phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp YHCT Đỗ Minh Đường khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền; sản xuất bào chế thuốc nam Lương y Đỗ Minh Tuấn - Giám đốc chuyên môn hệ thống Nhà thuốc Đỗ Minh Đường Lương y Nguyễn Tùng Lâm - Phó giám đốc chuyên môn Nhà thuốc Đỗ Minh Đường cơ sở Hồ Chí Minh
Ngày Cập nhật 13/06/2025