Cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà với các bài thuốc dân gian
Ho là một bệnh lý thông thường, tuy không nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng sẽ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe. Thay vì điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả.

Mẹo trị ho, ngứa cổ họng từ kinh nghiệm dân gian
Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để tống các vi khuẩn, di vật ở trong cổ họng ra khỏi cơ thể. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ nhỏ lẫn người già do thường xuyên tiếp xúc với môi trường lạnh, không khí khô hay do thói quen sinh hoạt không lành mạnh.
Ho hay ngứa cổ họng thường đi kèm với những cơn đau rát ở cổ họng, tức ngực, đau đầu. Những triệu chứng không quá nguy hiểm đến tính mạng của con người, nhưng nếu không được tiến hành điều trị nhanh chóng và kịp thời có thể dẫn đến một số hệ lụy nghiêm trọng khác. Chính vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh ho hay đau rát vùng họng, bạn nên nhanh chóng áp dụng một số biện pháp để đẩy lùi hoặc có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian sắp được chúng tôi chia sẻ dưới đây:
1. Mẹo dùng mật ong trị ho không nên bỏ lỡ
Mật ong nguyên chất được dân gian sử dụng phần lớn trong các bài thuốc dân gian trị ho. Trong mật ong có chứa nhiều thành phần có tác dụng làm dịu cổ họng, giảm tải các trạng thái đau rát cổ họng, kháng khuẩn, giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hại. Chính vì vậy, mật ong rất thích hợp khi góp mặt trong danh sách các dược liệu trị chữa bệnh ho, ngứa cổ họng.
Với một ít mật ong hòa với một ít nước ấm để uống vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, các triệu chứng của bệnh ho, chứng ngứa rát cổ họng dần được đẩy lùi. Và kết quả sẽ thấy rõ nếu bạn kiên trì áp dụng mỗi ngày.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng mật ong để kết hợp với các thảo dược khác để bệnh ho được đẩy lùi một cách nhanh chóng như: lá hẹ xanh, gừng, tỏi, tắc, chanh đào,…

2. Trị ho, ngứa cổ họng bằng lá húng chanh
Lá húng chanh còn được biết đến với tên gọi là dương tử tô, rau thơm lùn. Trong Đông y, loại lá này có mùi thơm, vị hơi cay, hơi chua, tính ấm, có tác dụng giải cảm, lợi phế, giải độc, thanh nhiệt, chữa bệnh đường tiết niệu,… Trong loại lá này có chứa nhiều tinh chất dầu có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn. Nhờ những đặc tính trên, lá hung chanh được dân gian sử dụng để bệnh ho, viêm họng cho cả người lớn và trẻ em.
Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc trị ho từ lá húng chanh theo công thức dưới đây:
- Chuẩn bị 1 nắm lá húng chanh cùng với 2 – 3 thìa mật ong nguyên chất;
- Đem toàn bộ lá húng chanh rửa sạch nhiều lần với nước lạnh rồi vớt ra để ráo nước;
- Cắt thành từng đoạn nhỏ rồi giã nát;
- Thêm một ít mật ong đến khi ngập úng lá rồi trộn cho đều;
- Đem hỗn hợp chưng cách thủy khoảng 5 – 10 phút;
- Chắt lọc lấy phần nước cất để uống, không sử dụng phần cặn;
- Mỗi lần dùng 1 – 2 thì húng chanh và mỗi ngày sử dụng 3 lần vào mỗi sáng sớm, buổi trưa và tối. Nên dùng thuốc trước bữa ăn.
3. Dùng lá hẹ xanh trị ho, cải thiện tình trạng đau rát cổ họng
Lá hẹ là một trong những loại gia vị khá quen thuộc và được nhiều người sử dụng để làm thực phẩm và dùng để làm thuốc chữa bệnh. Trong Đông y, lá hẹ có vị cay, mùi nồng, tính ấm, có tác dụng kháng khuẩn, tiêu đờm, ôn trung, điều trị bệnh viêm họng cấp tính.
- Bạn cần chuẩn bị một nắm lá hẹ tươi và một ít mật ong nguyên chất;
- Nhặt bỏ những phần lá bị dập nát, úng, lá già rồi đem rửa sạch nhiều lần với nước và cắt thành từng đoạn nhỏ khoảng 2 – 3 cm;
- Cho toàn bộ lá hẹ vào chén sứ cùng với một ít mật ong nguyên chất, trộn đều rồi đem chưng cách thủy khoảng 15 – 20 phút;
- Chắt lọc lấy phần nước để dùng. Mỗi lần sử dụng một muỗng ăn và mỗi ngày uống 4 – 5 lần.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử dụng nước ép lá hẹ xanh để trị bệnh ho. Bằng cách, rửa sạch nắm lá hẹ xanh rồi cho vào máy xay cùng với một lượng nước phù hợp. Chắt lọc lấy phần nước cốt để uống. Chia phần nước phần 2 – 3 phần nhỏ để sử dụng trong ngày.
Lưu ý: Những đối tượng mắc bệnh tăng huyết áp hay mắc bệnh tiểu đường cần thận trọng khi sử dụng lá hẹ xanh để trị bệnh ho. Tuyệt đối không sử dụng bài thuốc lá hẹ xanh chưng mật ong cho trẻ em sơ sinh, đặc biệt là những trẻ dưới 6 tháng tuổi.
4. Đẩy lùi bệnh ho bằng bài thuốc từ lá diếp cá
Không chỉ được biết đến là loại rau ăn kèm quen thuộc, lá diếp cá còn được đề cập khá nhiều ở một số bài thuốc dân gian. Mang trong mình vị chua, mùi nồng, tính mát, lá diếp cá được giới Y học cổ truyền sử dụng để làm thuốc chữa một số bệnh lý ở đường hô hấp như ho, viêm họng và một số bệnh lý khác như bệnh trĩ, táo bón,…
Để bệnh lý được đẩy lùi một cách nhanh chóng, người bệnh có thể tham khảo các bước thực hiện sau:
- Chuẩn bị 1 nắm rau diếp cá và 1 chén nước vo gạo (nên lấy nước vo gạo lần 2);
- Nhặt bỏ cuống, lá dập nát, lá vàng và đem rửa sạch nhiều lần với nước lạnh, tốt hơn nếu rửa bằng nước muối pha loãng;
- Cho toàn bộ rau diếp cá vào trong máy xay để xay nhuyễn rồi chắt lọc lấy phần nước cất;
- Cho lượng nước vo gạo vào phần nước cốt rau diếp cá rồi trộn đều, sau đó đem đun sôi khoảng 5 -10 phút;
- Chia phần nước thành 3 phần bằng nhau và sử dụng khi hỗn hợp còn ấm. Dùng sau khi ăn khoảng 60 phút.
5. Chữa bệnh ho, ngứa cổ họng bằng gừng và mật ong
Dùng gừng trị ho là liệu pháp quá đỗi quen thuộc và được ưa chuộng khá nhiều hiện nay. Chỉ với một ly nước gừng ngâm mật ong mỗi ngày có thể bài trừ hoàn toàn các cơn ho, đau rát cổ họng chỉ sau một vài ngày sử dụng. Bạn có thể áp dụng ngay công thức sau:
- Chuẩn bị vài củ gừng tươi và một lượng ít mật ong nguyên chất;
- Gừng cần được rửa thật sạch để loại bỏ lớp đất cát và vi khuẩn. Sau đó gọt bỏ lớp vỏ rồi thái thành từng lát mỏng;
- Cho toàn bộ gừng vào hũ thủy tinh, tiếp đến cho một lượng mật ong vừa đủ;
- Đậy kín nắp và bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Sau một vài ngày là có thể sử dụng;
- Mỗi lần sử dụng một muỗng hỗn hợp hòa với một ly nước ấm để dùng. Hoặc có thể dùng để ngậm trong miệng và nuốt trôi từ từ;
- Kiên trì thực hiện trong vài ngày, bệnh tình dần được đẩy lùi.
6. Có nên dùng tỏi để trị ho?
Tỏi là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi gian bếp. Ngoài ra, loại gia vị này cũng góp mặt không hề nhỏ trong việc cải thiện sức khỏe con người. Trong y học cổ truyền, tỏi có vị cay, hăng, tính ấm, có tác dụng giải độc, kháng khuẩn, chữa lành các tổn thương ở niêm mạc họng, giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh ho và chứng ngứa rát cổ họng. Người bệnh có thể áp dụng ngay bài thuốc sau đây:
- Bài thuốc cần chuẩn bị 2 – 3 tép tỏi và một ít mật ong nguyên chất;
- Tỏi cần được bóc sạch vỏ, rửa sạch rồi giã cho nát;
- Cho toàn bộ vào chén sứ và tiếp tục cho một lượng mật ong vừa đủ rồi trộn đều;
- Đem hỗn hợp chưng cách thủy khoảng 15 – 20 phút, sau đó lấy hỗn hợp ra và để nguội;
- Mỗi lần sử dụng một muỗng cà phê để ngậm trong miệng và nuốt trôi từ từ. Mỗi ngày uống 3 lần vào mỗi buổi sáng, trưa và tối trước khi đi ngủ.
7. Tắc chưng đường phèn trị ho hiệu quả
Tắc hay còn được gọi là quất. Trong loại quả này có chứa một lượng lớn hàm lượng vitamin C và những thành phần vi lượng có tác dụng khắc phục các chứng ho, đau rát cổ họng. Ngoài ra, trong quả tắc còn chứa các hoạt chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu đờm và giúp đẩy lùi các tác nhân gây hại.
Người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc tắc chưng đường phèn trị ho theo các bước sau:
- Đem 500 gram quả tắc rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ lớp tạp chất, tốt hơn nên ngâm với nước muối pha loãng;
- Vớt ra để ráo rồi thái thành từng lát mỏng, có thể giữ hoặc bỏ phần hạt;
- Cho phần quất đã được chuẩn bị vào trong bát sứ rồi cho tiếp đường phèn với liều lượng phù hợp, trộn đều hỗn hợp rồi đem chưng cách thủy khoảng 15 – 20 phút;
- Để hỗn hợp nguội dần rồi cho vào hũ thủy tinh có nắp đậy và bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh;
- Mỗi lần sử dụng một lượng khoảng 10 – 20 ml để dùng.

8. Dùng củ cải trắng chữa bệnh ho, chứng ngứa ngáy cổ họng
Đối với có thể nhảy cảm của trẻ em, các phụ nên sử dụng những thảo dược có sẵn trong tự nhiên để cải thiện chứng ho. Chữa bệnh ho bằng củ cải trắng cũng chính là gợi ý hữu hiệu cho các phụ huynh.Trong Đông y, củ cải trắng có vị ngọt, tính mát, có tác dụng khắc phục các triệu chứng của bệnh hô hấp như bệnh ho thông thường, ho lâu ngày không khỏi, ho có đờm.
Với bài thuốc từ củ cải trắng, người bệnh cần thực hiện theo các bước sau:
- Nguyên liệu cần có: củ cải trắng và hạt tía tô mỗi vị 10 gram cùng với 3 gram hạt cải;
- Đem tất cả các nguyên liệu đi sao vàng đến khi xuất hiện mùi thơm rồi đem tán nhỏ;
- Cho hỗn hợp vào trong túi vải rồi đem sắc cùng với 300 ml, sắc cô đặc còn 100 ml;
- Chia phần nước sắc được 3 lần để dùng trong ngày.
9. Chữa bệnh ho, ngứa cổ họng bằng lá tía tô
Chữa bệnh ho bằng lá tía tô là liệu pháp khá hiệu quả, dễ thực hiện lại tiết kiệm chi phí. Người bệnh có thể tham khảo và thực hiện chữa bệnh ho ngay tại nhà:
- Chuẩn bị lá tía tô tươi, hoa khế, hoa đu đủ đực với liều lượng bằng nhau cùng với một ít đường phèn;
- Đem tất cả nguyên liệu (trừ đường phèn) rửa sạch nhiều lần bằng nước rồi cho vào bát sứ;
- Tiếp tục cho đường phèn rồi trộn đều. Sau đó đem chưng cách thủy khoảng 15 – 20 phút;
- Để cho hỗn hợp nguội dần rồi cho vào chai thủy tinh để dùng dần;
- Mỗi lần sử dụng một ít để cải thiện chứng ho thông thường, ho lâu ngày không khỏi.
10. Dùng cải cúc trị ho bạn không nên bỏ qua
Trong Đông y, rau cải cúc có vị đắng the, có mùi thơm nhẹ, tính mát, có tác dụng tiêu đờm, yên tâm khí,… Nhờ những bản chất trên, loại rau này rất thích hợp để trị ho cho mọi đối tượng, kể cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
Với liệu pháp trị ho này, bạn cần chuẩn bị 20 gram cải cúc và 2 muỗng mật ong nguyên chất cùng với các thực hiện như sau:
- Nhặt bỏ những phần lá bị sâu đục, lá úng, lá héo rồi rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ lớp tạp chất và cặn bã còn bám phải. Sau đó thoát thành từng đoạn nhỏ dài chừng 2 – 3 cm;
- Cho toàn bộ phần cải cúc đã được sơ chế vào trong chén sứ rồi cho 2 thìa mật ong, trộn cho đều;
- Đem đi hấp cách thủy khoảng 15 – 20 phút rồi lấy ra để nguội;
- Dùng cả nước lẫn cái để trị ho. Mỗi ngày sử dụng 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
11. Chữa bệnh ho bằng cây rẻ quạt theo kinh nghiệm của dân gian
Cây rẻ quạt hay còn được biết đến với tên gọi là cây xạ can, cây lưỡi đồng và cũng là một loại cây được sử dụng khá nhiều để làm cảnh và làm thuốc chữa bệnh. Theo nghiên cứu của giới dược lý hiện đại, trong phần thân và rễ của cây rẻ quạt có chứa khá nhiều thành phần có tác dụng chữa các chứng ho thông thường, ho có đờm, viêm họng như: Lucozit belamcandin, Tectoridin, Glucozit iridin, Shekanin, Irisfloretin,… Trong Đông y, cây rẻ quạt có vị đắng, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, tiêu viêm, chữa bệnh viêm họng, bệnh ho rất tốt.
Bài thuốc trị ho bằng cây rẻ quạt được thực hiện theo công thức sau:
- Đem 20 – 30 gram cây rẻ quạt rửa qua vài lần nước lạnh rồi đem phơi khô còn khoảng 10 gram;
- Cho 10 gram cây rẻ quạt khô vào nồi nước cùng 750 ml nước. Sắc cô đặc còn lại khoảng 300 – 350 ml để dùng;
- Có thể chia phần nước thành 2 – 3 lần để dùng;
- Kiên trì sử dụng liên tục để bệnh lý được đẩy lùi một cách nhanh chóng.
12. Mẹo trị ho bằng quả trứng gà
Trị ho bằng quả trứng quả nghe có vẻ vô lý nhưng không hề vô lý khi nhiều người bệnh áp dụng điều trị và thành công.
Trứng gà được biết đến là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và bạn không thể bỏ qua loại thực phẩm này trong thực đơn các món ăn nhanh nhưng dinh dưỡng. Trong Đông y, quả trứng gà có vị mặn, tính lạnh, có tác dụng nhuận phế, nhuận tràng và giúp hỗ trợ điều trị bệnh ho thông thường, ho lâu ngày không khỏi, viêm họng, cảm cúm với cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 2 quả trứng gà tươi, 50 gram đường phèn cùng vài lát gừng tươi;
- Đem đường phèn đi nấu cho tan chảy thành nước rồi cho 2 quả trứng gà (cả lòng đỏ và lòng trắng) sau đó đánh cho tan;
- Thêm một vài lát gừng tươi rồi quấy đều và có thể sử dụng ngay;
- Mỗi ngày chỉ sử dụng một lần duy nhất, có thể sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Hoặc bạn có thể sử dụng phương thuốc quả trứng gà và mật ong để đẩy lùi bệnh ho, chứng ngứa rát cổ họng.
13. Quả la hán trị ho không nên bỏ qua
Quả la hán không chỉ được biết đến là loại đồ uống giải khát, thanh nhiệt mà còn được biết đến với công dụng trị một số bệnh lý, trong đó có cả bệnh ho. Trong Y học cổ truyền, quả la hán có vị ngọt, tính mát, không ẩn chứa độc hại và được quy vào kinh Phế và Đại trường. Ngoài công dụng trị ho phế nhiệt, thông hầu họng, chữa viêm amidan, trị ho gà, loại quả này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện đường áp và hỗ trợ điều trị táo bón.
Để có một ly nước uống từ quả la hán để trị ho, bạn có thể tham khảo công thức đặc biệt dưới đây:
- Chuẩn bị 2 – 3 quả la hán khô, đem rửa qua với nước để loại bỏ lớp bụi bẩn;
- Đập nát hoặc cắt thành từng đoạn nhỏ;
- Cho toàn bộ phần quả khô hãm với nước sôi;
- Dùng nước quả la hán thay cho nước lọc;
- Kiên trì sử dụng, bệnh lý sẽ dần được đẩy lùi.
Những đối tượng dương hư, sợ lạnh, da nhợt nhạt, tay chân lạnh, đại tiện lỏng,… cần hạn chế liều lượng sử dụng, không được lạm dụng quả quá nhiều để cải thiện các chứng ho.
14. Chuối và đường phèn chữa bệnh ho sự thật hay tin đồn
Có lẽ bạn sẽ rất bất ngờ khi nhắc đến quả chuối kết hợp với mật ong để chữa bệnh ho. Liệu pháp này đã khiến cho nhiều người bệnh hoang mang và có thể ở nhiều người đây là lần đầu tiên họ nghe nhắc đến. Bài thuốc có sự kết hợp giữa quả chuối và mật ong, chúng giúp làm dịu các cơn đau họng, giảm các chứng ho, đặc biệt là những ngày trời trở lạnh.
Người bệnh có thể tham khảo các bước thực hiện sau:
- Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: 2 quả chuối cùng với 2 muỗng mật ong;
- Chuối cần lột bỏ phần vỏ ngoài rồi cho vào một tô sứ. Dùng thìa để nghiền nát nhỏ;
- Đổ một lượng nước sôi vào trong phần chuối đã được làm nát và đợi cho đến khi nước nguội dần;
- Thêm một ít mật ong và trộn đều và có thể dùng;
- Mỗi ngày sử dụng 4 lần và nên sử dụng hỗn hợp khi còn ấm.
15. Dùng quả phật thủ trị ho cho người lớn và trẻ em
Nếu nhắc đến danh sách các bài thuốc trị ho từ các dược liệu có sẵn trong tự nhiên không thể không nhắc đến bài thuốc từ quả phật thủ. Theo sự nhận định của các chuyên gia, loại quả này chứa rất nhiều hàm lượng vitamin C, đường, các acid hữu cơ,… Nhờ có những thành phần trên, các triệu chứng của bệnh ho dần được đẩy lùi một cách nhanh chóng.
Cách thực hiện bài thuốc trị ho từ quả phật thủ khá đơn giản, bạn có thể tham khảo và áp dụng theo các bước sau:
- Chuẩn bị 1 quả phật thủ tươi, màu vàng ươm;
- Đem quả phật thủ ngâm với nước muối khoảng 20 – 30 phút để đào thải tạp chất và các loại vi khuẩn gây hại rồi vớt ra để ráo;
- Cắt quả phật thủ thành từng miếng mỏng;
- Cho tiếp 3 – 4 muỗng mật ong hoặc sử dụng đường phèn rồi trộn đều sau đó đem chưng cách thủy hoặc đem hấp trong nồi cơm khoảng 30 – 40 phút;
- Để hỗn hợp nguội dần rồi cho vào một hũ thủy tinh có nắp đậy và bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh để dùng dần;
- Mỗi lần sử dụng 10 ml hoặc có thể pha thêm một ít nước ấm để dùng.

Tại sao nên trị ho, ngứa cổ họng bằng các bài thuốc dân gian?
Trị ho bằng các bài thuốc dân gian được nhận được khá nhiều sự quan tâm của bạn đọc và cả người đang mắc phải. Những bài thuốc dân gian đều có nguồn gốc từ các nguyên liệu, thảo dược có sẵn trong tự nhiên, với bản chất lành tính, dễ sử dụng lại tiết kiệm khá nhiều chi phí. Đặc biệt, ở một số bài thuốc có thể áp dụng điều trị các chứng ho cho trẻ sơ sinh và người cao tuổi.
Một số bài thuốc khác, ngoài công dụng đẩy lùi nhanh chóng bệnh ho và các triệu chứng ngứa rát họng, chúng còn giúp cơ thể đào thải các chất độc hại ra bên ngoài, thanh nhiệt, giải khát. Tuy nhiên, tác dụng của bài thuốc dân gian thường chậm hơn so với các loại thuốc Tây, buộc người bệnh phải sử dụng trong khoảng thời gian khá lâu và kiên trì.
Hi vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn có thêm điều hữu ích để giải quyết vấn đề ho ngứa cổ họng. Chúc bạn sớm tìm được phương pháp phù hợp.
ArrayTìm hiểu thêm:
Ngày Cập nhật 05/06/2024