“Bỏ túi” cách trị phong ngứa hiệu quả và an toàn nhất hiện nay

Phong ngứa là bệnh da liễu phức tạp, gây nhiều khó chịu cho người bệnh bởi những cơn ngứa dai dẳng và các nốt đỏ thiếu thẩm mỹ. Vậy làm thế nào để khắc phục và loại bỏ hoàn toàn chứng bệnh này? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm rõ những cách trị phong ngứa phổ biến và tìm được phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn nhất.

Phong ngứa là cách gọi dân gian, dùng để chỉ hiện tượng da nổi nốt mẩn, mảng phù đỏ ngứa ngáy khó chịu. Đây là bệnh da liễu phổ biến, có thể gặp ở bất cứ ai, từ trẻ em đến người già. Các triệu chứng của phong ngứa khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày. Nếu không chữa trị sớm và đúng cách, bệnh có thể gây biến chứng như nhiễm trùng da, phù mạch, khó thở, mệt mỏi, sốc phản vệ…

Mặc dù là căn bệnh dễ gặp, nhưng phong ngứa lại khó điều trị dứt điểm nếu bệnh chuyển sang mãn tính. Vì vậy, ngay từ khi mới xuất hiện triệu chứng, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để khám, chẩn bệnh và điều trị.

3 cách trị phong ngứa phổ biến nhất hiện nay

Theo thầy thuốc Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, chuyên gia có hơn 10 năm kinh nghiệm trong thăm khám và điều trị bệnh da liễu, để chữa khỏi bệnh phong ngứa, điều quan trọng nhất là người bệnh cần tìm cho mình phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.

Dưới đây là 3 cách trị phong ngứa phổ biến nhất hiện nay được thầy thuốc Tuấn chỉ ra.

Cách trị phong ngứa tại nhà

Với những trường hợp phong ngứa cấp tính, triệu chứng nhẹ, bệnh nhân có thể tự khắc phục với cách chữa tại nhà bằng các mẹo dân gian. Phương pháp này sử dụng những thảo dược có sẵn, quen thuộc để trị ngứa, viêm và nổi mẩn.

Một số bài thuốc dân gian trị phong ngứa hiệu quả

Một số bài thuốc dân gian quen thuộc được nhiều người áp dụng như:

  • Chữa bệnh bằng lá khế: Lấy 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch và để ráo nước. Cho lá vào chảo sao nóng cho đến khi lá hơi héo. Dùng phần lá đã sao chà lên vùng bị nổi mề đay sẽ có tác dụng giảm triệu chứng nhanh chóng.
  • Cách trị phong ngứa bằng lá hẹ: Lấy 1 nắm lá hẹ rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào nồi đun sôi khoảng 10 phút. Chia thành phần nước bằng nhau, 1 phần uống khi còn nóng, 1 phần dùng gạc sạch thấm rồi thoa lên vùng da bị ngứa.
  • Chữa phong ngứa bằng lá trầu không: Rửa sạch khoảng 10 lá trầu không tươi, ngâm với nước muối loãng, sau đó giã nát. Cho vào nồi cùng 1,5 lít nước đun sôi. Sau đó để nước nguội bớt và sử dụng để tắm.
  • Bài thuốc từ lá tía tô: Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô tươi, rửa sạch và giã nát. Sau đó vắt lấy nước để uống hàng ngày. Phần bã bạn có thể dùng để chà xát lên vùng da bị ngứa.

Ngoài những bài thuốc dân gian trên, người bệnh có thể sử dụng các thảo dược quen thuộc khác để chữa phong ngứa như lá kinh giới, nha đam, rau má… Hoặc dùng bột yến mạch để tắm, chườm mát…

Phương pháp chữa phong ngứa tại nhà có ưu điểm lành tính, an toàn do bào chế từ thảo dược tự nhiên, nguyên liệu dễ kiếm và dễ thực hiện. Tuy nhiên, cách chữa này hiệu quả thấp, không trị bệnh dứt điểm do sử dụng thảo dược đơn lẻ, không có liều lượng cố định, dược tính của các thảo dược thấp. Mặt khác, các bài thuốc dân gian chỉ mang tính truyền miệng, không có kiểm chứng.

Cách chữa bệnh phong ngứa bằng thuốc Tây y

Đây là phương pháp phổ biến và được đa phần bệnh nhân áp dụng. Để trị phong ngứa, các bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân một số loại thuốc Tây dạng uống và bôi tùy theo mức độ, nguyên nhân gây bệnh.

Các loại thuốc trị phong ngứa thường được chỉ định bao gồm:

  • Thuốc kháng Histamine dạng uống, viên, dạng xịt hoặc bôi ngoài da: Loratidine, Cetirizine, Exofenadin, Azelastin… Có tác dụng ngăn chặn tiết Histamine, giảm ngứa ngáy, nổi mề đay. Loại thuốc này được sử dụng để điều trị hầu hết các dạng dị ứng.
  • Thuốc chứa Corticoid dạng uống, kem bôi, nhỏ mũi, xịt: Budesoinide, Prenisolone, Flucina, Triamcinolon… Có tác dụng giảm viêm hiệu quả. Loại thuốc này thường sử dụng trong trường hợp bệnh vừa và nặng. Tuy nhiên, do hoạt lực mạnh nên thuốc Corticoid chỉ được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn, không quá 7 ngày.
  • Thuốc ngăn ngừa mẫn cảm: Thuốc kháng IgE, thuốc kháng Thromboxane A2, thuốc kháng Cytokine của tế bào Lympho có tác dụng kìm hãm sản sinh dị ứng.
  • Thuốc kháng sinh: Chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn ngoài da.
  • Thuốc dạng bôi khác: Menthol 1%, dung dịch Calamine… Có tác dụng sát trùng, làm sạch da.
Thuốc Tây y giảm triệu chứng nhanh chóng, nhưng dễ gây tác dụng phụ.
Thuốc Tây y giảm triệu chứng nhanh chóng, nhưng dễ gây tác dụng phụ.

Thuốc Tây y có ưu điểm cho hiệu quả nhanh, giảm ngứa, nổi mẩn và viêm sưng hiệu quả. Thuốc tân dược cũng tiện lợi sử dụng, bảo quản và mang theo.

Tuy nhiên, những loại thuốc này chỉ tập trung điều trị triệu chứng, nên bệnh không khỏi dứt điểm và có thể tái phát trở lại sau khi ngưng thuốc. Hơn nữa, thuốc dễ gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như loét dạ dày, suy gan, thận, mệt mỏi, táo bón…

Một số trường hợp bệnh nhân bị nhờn thuốc, phụ thuộc vào thuốc vì lạm dụng trong thời gian dài.

Do đó, để tránh gặp các tác dụng phụ không mong muốn người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, uống đúng thời gian và liều lượng. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định.

Điều trị bệnh phong ngứa bằng Đông y

Theo quan niệm của y học cổ truyền, phong ngứa thuộc chứng phong sang, gồm 3 thể: Phong nhiệt, phong hàn và thể huyết hư phong táo (mãn tính). Nguyên nhân là do phong hàn nhiệt xâm nhập, tích tụ trong cơ thể, dẫn đến uất kết ở da, gây ngứa ngáy nổi mẩn.

Ngoài ra, bệnh còn do chức năng tạng phủ suy yếu, cơ thể suy nhược, âm huyết bất túc, huyết hư, khí trệ… Từ đó dẫn đến nổi mề đay mẩn ngứa.

Dựa vào quan điểm trên, Đông y cho rằng muốn đẩy lùi triệt để phong ngứa, không tái phát thì cần thực hiện 2 vấn đề cùng lúc, đó là: Đào sâu tận gốc, giải quyết triệt để căn nguyên gây bệnh, đồng thời phục hồi chức năng ngũ tạng và tăng cường sức khỏe cho người bệnh.

Chữa phong ngứa bằng Đông y an toàn và hiệu quả cao

Đông y sử dụng các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên có dược tính cao để điều trị bệnh. Những phương thuốc Đông y gia giảm thành phần cố định theo tình trạng, cơ địa và từng loại bệnh.

Có thể nói, so với các biện pháp khác, cách trị phong ngứa bằng Đông y được coi là tối ưu hơn cả. Thuốc không chỉ an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ mà còn cho hiệu quả lâu bền và toàn diện.

Tuy nhiên, thuốc Đông y cũng có những nhược điểm nhất định, đó là hiệu quả phát huy chậm, mọi người cần kiên trì sử dụng. Mặt khác, các bài thuốc Đông y phải tốn thời gian và công sức đun sắc, vị đắng khó uống.

Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đọc đã biết được các cách trị phong ngứa hiệu quả và tìm cho mình phương pháp phù hợp nhất.

Ngày Cập nhật 04/06/2024

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *