5 cách trị phong ngứa tại nhà đơn giản nhưng cực hiệu quả và an toàn [Đã Kiểm Chứng]

Ngoài việc điều trị phong ngứa bằng Tây y, người bệnh có thể sử dụng các loại thảo dược quen thuộc làm thuốc. Cách chữa này vừa an toàn, lành tính, vừa dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí. Cùng tham khảo 5 cách trị phong ngứa tại nhà đơn giản nhưng cực hiệu quả dưới đây.

5 cách trị phong ngứa tại nhà phổ biến và hiệu quả

Phong ngứa là bệnh da liễu phổ biến gây ngứa ngáy, nổi mẩn khó chịu cho người bệnh và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Để trị căn bệnh dai dẳng này có rất nhiều cách khác nhau, trong đó cách trị phong ngứa tại nhà bằng mẹo được rất nhiều người bệnh quan tâm bởi lành tính và dễ thực hiện.

Ngoài các mẹo chữa phong ngứa thông thường như: Chườm mát bằng khăn lạnh, tắm bằng bột yến mạch, uống trà thảo mộc… Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc từ các loại thảo dược quen thuộc, có sẵn dạng uống, đắp hoặc chườm.

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian chữa phong ngứa phổ biến được thầy thuốc Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, chuyên gia da liễu chỉ ra.

Chữa phong ngứa bằng lá khế

Theo Đông y, lá khế có vị chát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc và trị nổi mề đay hiệu quả.

Lá khế có tác dụng trị phong ngứa hiệu quả
Lá khế có tác dụng trị phong ngứa hiệu quả

Cách thực hiện: Lấy 1 nắm lá khế tươi rửa sạch và để ráo nước. Cho lá khế vào chảo với một chút muối sao nóng, sau đó để vào khăn mỏng sạch và chườm lên vùng da bị ngứa. Thực hiện hàng ngày có thể giảm ngứa, nổi mẩn hiệu quả. Chú ý dùng lá khế nóng vừa phải để tránh gây bỏng da.

Hoặc người bệnh có thể lấy lá khế đun nước và tắm.

Bài thuốc từ lá trầu không

Lá trầu không tính ấm, vị cay, có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và trị bệnh ngoài da.

Cách thực hiện: Lấy khoảng 7 – 10 lá trầu tươi rửa sạch, giã nát. Cho vào nồi cùng 1,5 lít nước đun sôi vài phút. Sau đó tắt bếp, để nước nguội bớt. Sử dụng nước lá để tắm và khử trùng da. Kiên trì thực hiện hàng ngày sẽ cho hiệu quả bất ngờ.

Trị phong ngứa bằng lá hẹ

Theo Đông y, lá hẹ tính ấm, vị chua, có công dụng kháng viêm, giải độc tốt. Bên cạnh đó, lá hẹ có chứa hàm lượng Vitamin B cao và nhiều khoáng chất khác, có tác dụng phục hồi vùng da tổn thương do phong ngứa.

Cách thực hiện: Lấy 1 nắm lá hẹ tươi rửa sạch, thái nhỏ. Cho vào nồi cùng nước đun khoảng 10 phút. Chia nước thành 2 phần bằng nhau, 1 phần sử dụng để uống khi còn ấm, phần còn lại dùng gạc thấm và thoa lên vùng da bị nổi mẩn ngứa.

Người bệnh cũng có thể dùng lá hẹ tươi giã nát với muối hạt, sau đó cho vào gạc mỏng và chườm lên da. Hoặc lấy lá hẹ đun nước tắm.

Lá hẹ có tác dụng giảm nổi mẩn, ngứa ngáy khó chịu.
Lá hẹ có tác dụng giảm nổi mẩn, ngứa ngáy khó chịu.

Bài thuốc từ lô hội (nha đam)

Lô hội là loại thảo dược có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm hiệu quả, vì vậy thường được sử dụng trong chữa trị nổi mề đay.

Cách sử dụng: Lấy 1 lá lô hội cắt theo chiều dọc. Sử dụng phần thịt bên trong để thoa lên vùng da bị tổn thương. Phần nhựa của lá lô hội sẽ giúp giảm ngứa và kích ứng da.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng nha đam để chế biến các món ăn hàng ngày, giúp thanh nhiệt cơ thể hiệu quả.

Chữa trị phong ngứa bằng tía tô

Lá tía tô vị cay, tính ấm, có tác dụng giải độc, tán phong hàn, chữa nổi mề đay mẩn ngứa và các bệnh về da liễu hiệu quả.

Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô và đem rửa sạch. Sau đó giã nát hoặc xay nhuyễn, vắt lấy nước để uống. Phần bã cho vào vải mỏng và chà xát lên da.

Hoặc người bệnh dùng lá tía tô để đun nước tắm, chế biến thành các món ăn hàng ngày cũng có tác dụng giảm ngứa, nổi mẩn tốt.

Lá tía tô là một trong những loại thảo dược trị phong ngứa, mổi mề đay được nhiều người sử dụng.
Lá tía tô là một trong những loại thảo dược trị phong ngứa, mổi mề đay được nhiều người sử dụng.

Trên đây là thông tin những cách trị phong ngứa tại nhà an toàn và hiệu quả cao. Hy vọng bài viết đã giúp người bệnh có thêm nhiều thông tin bổ ích và tìm cho mình được phương pháp trị bệnh tốt nhất, nhanh chóng thoát khỏi những cơn ngứa khó chịu.

Array

Ngày Cập nhật 04/06/2024