Cách trị sổ mũi cho mọi đối tượng từ trẻ em, bà bầu hiệu quả và an toàn

Có những cách trị sổ mũi nào hiệu quả là câu hỏi của không ít người bệnh bởi tình trạng này gây không ít phiền toái cho người bệnh. Bởi sổ mũi, chảy nước mũi kéo dài còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm xoang,… nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy, người bệnh không nên chủ quan khi gặp tình trạng này. 

Hốc mũi có cấu tạo bởi lớp lót niêm mạc, bề trên được bao phủ bởi thảm nhầy chức năng có tác dụng bảo vệ mũi, giữ bụi bẩn và các loại vi khuẩn sau đó vận chuyển ra phía sau và xuống họng. Khi lớp mô trong hốc mũi bị kích thích bởi các yếu tố như hóa chất, viêm nhiễm, khối u, dị vật…, tuyến chế tiết nằm trong lớp biểu mô gia tăng sản xuất, dịch tiết nhiều hơn bình thường gây hiện tượng sổ mũi, chảy nước mũi. 

Sổ mũi là hiện tượng phổ biến, thường gặp
Sổ mũi là hiện tượng phổ biến, thường gặp

Trong nhiều trường hợp, sổ mũi có thể do chuyển mùa hay dị ứng, tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh hô hấp như cảm lạnh, viêm xoang, thậm chí bệnh cúm. Để điều trị sổ mũi, có nhiều phương pháp khác nhau tuy nhiên, bệnh nhân cần đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân cũng như được tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp.

Cách trị sổ mũi an toàn, hiệu quả

Có nhiều cách trị sổ mũi khác nhau, tuy nhiên, để điều trị hiệu quả, cần dựa vào tình trạng bệnh cũng như đối tượng mắc bệnh để lựa chọn phương pháp phù hợp. Dưới đây là một số cách trị sổ mũi an toàn cho  từng đối tượng cụ thể’

Cách trị sổ mũi cho bé

Sổ mũi là căn bệnh thường gặp nhất ở trẻ em bởi sức đề kháng của các bé còn yếu, rất nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết cũng như các tác nhân gây bệnh khác. Đáng nói, đối tượng này cũng rất nhạy cảm với việc sử dụng thuốc. Nếu sử dụng không đúng liều, đúng thuốc, bệnh không những không thuyên giảm mà bé còn có nguy cơ đối mặt với nhiều tác dụng phụ khác. 

Do vậy, thay vì sử dụng thuốc, bố mẹ có thể áp dụng một số cách sau đây để trị sổ mũi cho bé:

Massage cùng mũi giúp giảm triệu chứng bệnh hiện quả
Massage cùng mũi giúp giảm triệu chứng bệnh hiện quả
  • Massage mũi: Bố mẹ có thể dùng ngón cái và ngón trỏ hoặc hai ngón trỏ vuốt nhẹ hàng lên sát 2 bên sống mũi. Thực hiện việc này nhiều lần trong ngày giúp loại bỏ dịch mũi đồng thời giúp bé thở dễ dàng hơn.
  • Uống nước lá húng quế và tỏi nướng: Húng quế và tỏi đều là những thảo dược tự nhiên có tác dụng sát khuẩn, sát trùng rất hiệu quả. Bố mẹ có thể dùng 1 – 2 nhánh tỏi nướng vàng, bóc vỏ, giã nhuyễn. Sau đó giã nhuyễn 10 – 15 lá húng quế rồi trộn đều với tỏi. Hòa hỗn hợp với 1 – 2 thìa nước nóng, rồi chắt lấy nước cho bé uống. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày giúp giảm triệu chứng sổ mũi nhanh hơn.
  • Thoa lòng bàn chân: Khi trẻ có hiện tượng sổ mũi, bố mẹ có thể dùng dầu gió thoa vào lòng bàn chân, day lòng bàn chân khoảng 1 phút rồi đi tất cho bé.
Massage chân chữa sổ mũi cho bé
Massage chân chữa sổ mũi cho bé
  • Nhỏ mũi bằng nước mũi sinh lý: Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho bé từ 2 -3 lần/ ngày nếu trẻ có biểu hiện hắt hơi. Nếu trẻ có biểu hiện sổ mũi nhiều, nên nhỏ mũi từ 6 – 7 lần/ ngày.
  • Cho trẻ uống nhiều nước: Các bậc phụ huynh nên cho trẻ uống nhiều nước, sữa, nước trái cây, súp hoặc thức ăn dạng lỏng để dịch mũi lỏng hơn từ đó giúp làm sạch dễ dàng. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần lưu ý tránh để trẻ ăn đồ ăn có nhiều dầu mỡ và chất béo.

Đây là những biện pháp giúp giảm triệu chứng sổ mũi an toàn, lành tính với trẻ em. Tuy nhiên, muốn điều trị dứt điểm bệnh, bố mẹ vẫn cần đưa bé tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị hiệu quả.

Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà

Trong các lý do làm trẻ sơ sinh bị sổ mũi thì cảm lạnh chính là nguyên nhân thường gặp nhất. Ngoài ra, sổ mũi ở trẻ sơ sinh cũng có thể do trẻ bị dị ứng, cảm cúm, có dị vật trong mũi,… Để điều trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh, bố mẹ có thể cho bé sử dụng thuốc. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần được sự cho phép của bác sĩ bởi trẻ sơ sinh là đối tượng rất nhạy cảm, thuốc có thể khiến bé buồn ngủ và bị khô mắt, mũi, miệng không. Thậm chí, các bác sĩ cũng cảnh báo thuốc chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.

Vậy nên, trước khi quyết định cho con dùng các loại thuốc, mẹ có thể thử một số cách xử trí sau đây:

Cách trị sổ mũi tốt nhất cho bé là mẹ thường xuyên rửa mũi cho con
Cách trị sổ mũi tốt nhất cho bé là mẹ thường xuyên rửa mũi cho con
  • Dùng nước muối sinh lý và dụng cụ hút mũi: Bố mẹ có thể xịt vào mũi trẻ nhằm làm lỏng dịch nhầy trong mũi, sau đó dùng dụng cụ để hút sạch nước mũi của bé. Lưu ý, khi hút cần để trẻ nằm ngửa, đầu thấp hơn chân. Bọp nước muối vào mũi nhẹ nhàng, sau 1-2 phút mới dùng dụng cụ hút chất nhầy ở từng bên mũi. 
  • Nên cho bé uống nhiều nước: Cho bé uống nhiều nước, sữa, nước trái cây nhằm làm lỏng dịch mũi và dễ dàng làm sạch. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể cho bé uống một chút bột gừng pha vào nước trà để giảm triệu chứng bệnh.
  • Tắm nước nóng cho trẻ nhỏ: Hơi nước ấm giúp làm lỏng dịch mũi, trẻ sẽ dễ hỉ ra hoặc mẹ cũng dễ làm sạch bằng dụng cụ hút mũi hơn. Việc này cũng sẽ giúp trẻ sẽ dễ chịu hơn nhiều so với việc phải uống thuốc. Tuy nhiên, không nên tắm cho bé quá lâu, tắm nơi kín gió, sau khi tắm cần lau người khô mới mặc quần áo. 
  • Nâng cao gối khi ngủ: Tư thế nằm ngủ cao dầu giúp ngăn nước mũi chảy ngược vào trong gây ngạt mũi, thay vào đó nước mũi sẽ chảy ra ngoài giúp bé dễ chịu hơn. Tuy nhiên, không nên để bé nằm cao quá vì điều này có thể khiến bé mỏi cổ, ảnh hưởng tới cột sống.

Cách trị sổ mũi cho bà bầu

Sổ mũi là tình trạng thường xuất hiện trong suốt thời gian mang thai và có dấu hiệu nặng hơn ở 3 tháng cuối thai kỳ. Mặc dù bệnh gây không ít khó chịu, phiền toái cho người bệnh, tuy nhiên bà bầu bị sổ mũi nhưng lại không dám dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Với trường hợp này, các bà bầu có thể áp dụng một số phương pháp như sau:

  • Dùng nước nhỏ mũi dạng giọt hoặc dạng phun để xịt: Chỉ cần thực hiện 2 – 3 lần/ ngày có thể giúp các bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn. 
  • Súc miệng bằng nước muối: Súc miệng nước muối thường xuyên giúp ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi từ niêm mũi tấn công sang họng. Hơn nữa, một phần nước muối có thể trở ngược lên mũi giúp làm mũi sạch hơn, từ đó giảm triệu chứng sổ mũi hiệu quả.
Chữa sổ mũi cho bà bầu bằng nước muối
Chữa sổ mũi cho bà bầu bằng nước muối
  • Kê cao gối khi nằm ngủ: Việc này giúp bà bầu dễ thở hơn khi ngủ và nghỉ ngơi. Ngoài ra, các bà bầu có thể dùng máy phun sương tạo độ ẩm, nhất là lúc ngủ, để giảm bớt cảm giác khó chịu.
  • Xông hơi: Giúp giảm nhẹ triệu chứng sổ mũi. Mẹ bầu có thể làm ẩm chiếc khăn với nước nóng sau đó đắp lên mặt và hít thở để mang đến sự dễ chịu, nhẹ nhàng. Tuy nhiên, cần lưu ý phương pháp này chỉ có tác dụng tạm thời. 
  • Tránh đồ ăn cay nóng: Các bà bầu không ăn thực phẩm cay nóng chứa tiêu, ớt, mù tạt, cà ri… bởi chúng có thể kích thích nước mũi chảy ra nhiều hơn.

Các cách trị sổ mũi hiệu quả cho bà bầu kể trên an toàn, lành tính. Với trường hợp sổ mũi nhẹ, có thể chỉ cần áp dụng những biện pháp trên mà không cần sử dụng thuốc. Tuy nhiên, trong trường hợp sổ mũi nặng hoặc sổ mũi do các bệnh lý hô hấp như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, cảm cúm,… các bà bầu cần liên hệ với bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp, dứt điểm.

Cách trị sổ mũi tại nhà cho người lớn

Với người lớn, việc điều trị sổ mũi cũng đơn giản hơn nhiều so với trẻ em, trẻ sơ sinh hay bà bầu. Bệnh nhân có thể áp dụng một số phương như sau:

Sử dụng thuốc Tây y 

Dùng thuốc Tây y là điều đầu tiên mà nhiều người bệnh nghĩ tới khi mắc căn bệnh này bởi hiệu quả nhanh, sử dụng tiện lợi. Một số loại thuốc thường được sử dụng trị sổ mũi phải kể tới:

  • Dung dịch muối rửa hoặc chai xịt nước muối để làm sạch dịch nhầy: Người bệnh có thể mua tại các hiệu thuốc. Loại thuốc này giúp loại bỏ dịch mũi hiệu quả. Sử dụng từ 3 – 4 lần/ ngày theo hướng dẫn có thể giúp loại bỏ tình trạng sổ mũi hiệu quả. Tuy nhiên, tránh dùng dung dịch xịt mũi quá 5 ngày bởi điều này có thể khiến tình trạng nghẹt mũi quay trở lại.
Cách trị sổ mũi thông thường bằng thuốc thông mũi
Cách trị sổ mũi thông thường bằng thuốc thông mũi
  • Dùng thuốc làm thông mũi để làm khô hốc mũi: Loại thuốc này có tác dụng co mạch và làm khô hốc mũi, giúp bệnh nhân chống chọi lại tình trạng chảy nước mũi hiệu quả. Tuy nhiên, chỉ dùng thuốc thông mũi trong 2-3 ngày bởi nếu lạm dụng thuốc cũng có thể khiến tình trạng nghẹt mũi trở lại và còn trầm trọng hơn.
  • Dùng thuốc kháng histamine: Nếu bị sổ mũi do dị ứng, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamine ở hiệu thuốc để giảm nhẹ triệu chứng. Lưu ý, cần uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, một số thuốc kháng histamine có thể gây buồn ngủ.

Thuốc Tây cho hiệu quả nhanh chóng nhưng thường đi kèm với tác dụng phụ do vậy, khi bị sổ mũi, cần đi khám và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng dẫn tới tác dụng phụ không mong muốn.

Cách trị sổ mũi dân gian tại nhà

Các cách trị sổ mũi dân gian tại nhà áp dụng nguyên liệu tự nhiên, an toàn, lành tính với đa phần người bệnh. Một số phương pháp thường được sử dụng phải kể tới:

  • Cháo hành, tía tô: Đây là bài thuốc dân gian chữa sổ mũi, nghẹt mũi khá quen thuộc đối với người lớn. Bài thuốc này cũng có thể áp dụng với cả trẻ em, phụ nữ có thai,..  Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý khi chế biến thái nhuyễn rau giúp cho bé dễ nuốt
Cách trị sổ mũi bằng lá trầu không
Cách trị sổ mũi bằng lá trầu không
  • Sử dụng lá trầu: Lá trầu chứa hợp chất tinh khiết có tác dụng vệ sinh răng miệng, đồng thời có nhiều công dụng chữa bệnh khác trong đó phải kể tới tính khử trùng và làm ấm, giúp giảm triệu chứng sổ mũi. Dùng lá trầu hơ nóng có thể giúp giảm triệu chứng sổ mũi hiệu quả.
  • Lá hẹ và đường phèn: Dùng 5-10 lá hẹ, vài cục đường phèn đem hấp cách thủy. Sau đó chắt lấy nước, mỗi lần dùng từ 2-3 thìa cà phê, liều lượng 2 lần/ngày có thể giúp giảm triệu chứng sổ mũi hiệu quả.

Những cách trị sổ mũi dân gian tại nhà khá an toàn, lành tính với nhiều đối tượng bệnh trong đó không chỉ có người lớn mà còn có cả trẻ em và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, hiệu quả của những phương pháp này không tới nhanh như khi dùng thuốc Tây y do vậy người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài.

Phòng sổ mũi thếnào hiệu quả?

Sổ mũi gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh, để tránh sổ mũi tái phát, bác sĩ Lê Phương khuyên người bệnh nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Vệ sinh tai – mũi – họng thường xuyên nhằm loại bỏ các tác nhân có thể gây bệnh.
  • Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh bụi bẩn, hóa chất, lông vật nuôi, phấn hoa,.. là những nguyên nhân có thể gây sổ mũi.
  • Tăng cường các thực phẩm giàu dinh dưỡng, giàu vitamin C, A nhằm cải thiện sức đề kháng của cơ thể.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên nhằm tăng cường sức khỏe tổng thể, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.

Hy vọng những thông tin trên giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc về những cách trị sổ mũi hiệu quả, an toàn. Tuy nhiên, sổ mũi có thể là triệu chứng của nhiều bệnh hô hấp nghiêm trọng khác, do vậy, để đẩy lùi tình trạng này dứt điểm, bệnh nhân vẫn cần liên hệ với bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Array

Ngày Cập nhật 07/06/2024