Cách Xem Kết Quả Xét Nghiệm Viêm Gan B Chính Xác Nhất
Viêm gan B là viêm gan do virus gây ra và ngày càng trở nên phổ biến. Do đó, người bệnh cần biết cách xem kết quả xét nghiệm viêm gan B chính xác nhất để nhận biết nguy cơ bệnh và có các khắc phục phù hợp.
Khi nào cần thực hiện xét nghiệm viêm gan B
Viêm gan B là bệnh lý nhiễm trùng do virus viêm gan B gây ra. Tương tự như viêm gan C, viêm gan B có nguy cơ trở thành mãn tính và dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như xơ gan cổ trướng hoặc ung thư gan.
Do đó, việc xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B định kỳ là điều vô cùng quan trọng để phòng ngừa cũng như có biện pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, một số đối tượng nguy cơ cần thực hiện xét nghiệm viêm gan C bao gồm:
- Đã tiếp xúc gần với bệnh nhân viêm gan B, như ăn uống cùng, quan hệ tình dục, tiếp xúc máu.
- Đi du lịch hoặc sinh sống ở khu vực có tỷ lệ mắc bệnh cao.
- Bệnh nhân thận yếu hoặc từng lọc thận hoặc ghép thận.
- Người có quan hệ tình dục đồng giới, đặc biệt là nam giới.
- Bệnh nhân HIV hoặc bệnh viêm gan C.
- Bệnh nhân rối loạn máu, huyết tương, chức năng nội tạng hoặc tinh dịch.
Bên cạnh đó, xét nghiệm cũng được chỉ định cho bệnh nhân viêm gan B mãn tính (thường là 6 tháng một lần) để kiểm tra khả năng hồi phục của người bệnh. Trong một số trường hợp, xét nghiệm có thể được chỉ định để xác định liều trình điều trị có mang lại hiệu quả không.
Cách xem kết quả xét nghiệm viêm gan B chính xác nhất
Đọc hiểu các kết quả xét nghiệm viêm gan B là điều quan trọng để có biện pháp điều trị hiệu quả. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể giải thích không rõ ràng hoặc không đầy đủ, do đó người bệnh cần nắm rõ các chỉ số viêm gan B cũng như ý nghĩa của xét nghiệm.
1. Kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg)
Xuất hiện kháng nguyên bề mặt viêm gan B HBsAg là dấu hiệu huyết thanh học đầu tiên xuất hiện ở những bệnh lý nhiễm trùng cấp tính mới. Kháng nguyên bề mặt viêm gan B thường xuất hiện sớm nhất là 1 tuần và muộn nhất là 9 tuần, trung bình là khoảng 1 tháng sau khi tiếp xúc với virus viêm gan B.
– Đối với trường hợp HBsAg âm tính:
Điều này có nghĩa là người bệnh không nhiễm virus viêm gan B.
Tuy nhiên, HBsAg có thể được phát hiện trong nhiều khoảng thời gian khác nhau và có đến 50% các trường hợp người bệnh âm tính sau 7 tuần xảy ra các triệu chứng. Do đó, trong trường hợp nghi ngờ, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện xét nghiệm Anti – HBc để kiểm tra tình trạng sức khỏe.
– HBsAg dương tính hoặc có phản ứng:
Điều này có nghĩa là người bệnh đã nhiễm virus viêm gan B. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp nguy cơ nhiễm trùng thường thấp hoặc virus không hoạt động.
Bác sĩ thường khuyên người bệnh tránh uống rượu, sử dụng ít chất béo và kiêng một số loại thuốc như Paracetamol để cải thiện các triệu chứng. Nếu các biện pháp chăm sóc tại nhà không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc chống virus siêu vi.
2. Kháng thể bề mặt viêm gan B (Anti – HBs hoặc HBsAb)
Kháng thể bề mặt viêm gan B Anti – HBs thường được phát hiện trong các xét nghiệm máu sau khi HBsAg đã biến mất ở những người bệnh có thể tự loại bỏ virus viêm gan B và tránh nhiễm trùng mãn tính.
– Trong trường hợp Anti – HBs dương tính:
Thông thường sự hiện diện của Anti – HBs ở những người viêm gan B cấp tính thường là dấu hiệu của sự hồi phục và tránh được tình trạng tái nhiễm trùng viêm gan B.
– Trong trường hợp Anti – HBs âm tính:
Điều này có nghĩa là người bệnh chưa có miễn dịch đối với virus viêm gan B. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị tiêm vắc – xin để phòng ngừa nhiễm bệnh hoặc tái nhiễm viêm gan B.
3. Kháng thể lõi viêm gan B (Anti – HBc hoặc HBcAb)
Kháng nguyên lõi về mặt viêm gan B Anti – HBc thường xuất hiện rất sớm và tồn tại suốt đời.
Trường hợp Anti – HBc dương tính có nghĩa là người bệnh đã nhiễm virus viêm gan B nhiều hơn 6 tháng và tình trạng này có nguy cơ kéo dài hoặc chuyển thành mãn tính.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm Anti – HBc bổ sung như:
– IgM Anti – HBc:
IgM anti-HBc thường được phát hiện tại thời điểm xuất hiện các triệu chứng và giảm xuống mức có thể phát hiện được trong vòng 6 – 9 tháng. Kết quả xét nghiệm máu dương tính cho thấy một người bị nhiễm viêm gan B cấp tính mới.
Điều này có nghĩa là người bệnh tái nhiễm trùng viêm gan B cấp tính sau một đợt điều trị. Do đó, xét nghiệm viêm gan B định kỳ 6 tháng là điều cần thiết để xác định khả năng hồi phục và tái phát bệnh.
– IgG chống HBc:
Kết quả IgG Anti – HBc có thể tiếp tục dương tính trong nhiều lần xét nghiệm sau này. Điều này là dấu hiệu của một người từng nhiễm viêm gan B trong quá khứ.
4. Kháng nguyên viêm gan B (HBeAg)
Xét nghiệm kháng nguyên viêm gan B (HBeAg) thường được chỉ định thực hiện ở bệnh nhân nghi ngờ nhiễm trùng viêm gan B cấp tính.
– Trường hợp HBeAg dương tính:
Sự xuất hiện của HBeAg thường có liên quan đến nồng độ DNA virus viêm gan B tăng cao. Điều này cũng có nghĩa là người bệnh có nguy cơ lây sang người khác tương đối cao.
– Trường hợp HBeAg âm tính:
Điều này có nghĩa là người bệnh đã loại bỏ nguy cơ khiến virus tăng lên nhiều lần. Tình trạng này thường xảy ra trong 6 tháng đầu sau khi nhiễm virus. Người bệnh có thể được yêu cầu thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, kiêng rượu để hệ thống miễn dịch tự hồi phục chức năng gan.
Một số thông tin cần biết khi tiến hành xét nghiệm viêm gan B
Trước khi tiến hành xét nghiệm viêm gan B, người bệnh nên chú ý một số vấn đề như:
- Xét nghiệm viêm gan B không cần nhịn ăn. Người bệnh có thể ăn uống bình thường mà không làm ảnh hưởng đến kết quả cũng như quá trình xét nghiệm.
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích khác trong vòng 48 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm.
- Thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, thảo dược, thực phẩm chức năng và các viên uống bổ sung. Trong một số trường hợp thuốc có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm hoặc gây nguy hiểm cho người bệnh.
Viêm gan B là bệnh nhiễm trùng có thể gây tổn thương gan và tăng nguy cơ xơ gan. Do đó, người bệnh cần xét nghiệm định kỳ cũng như hiểu rõ cách xem kết quả xét nghiệm viêm gan B để nắm tình hình bệnh và có cách xử lý phù hợp. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào liên quan, vui lòng liên hệ với nhân viên y tế hoặc bác sĩ chuyên môn.
Ngày Cập nhật 05/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!