Chỉ số men gan tăng bao nhiêu là cao? [Giải đáp]
Đa số bệnh nhân sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá đều có chức năng gan suy giảm, chỉ số men gan cao và được các bác sĩ chuyên khoa yêu cầu áp dụng các phương pháp kiểm soát kịp thời. Vậy chỉ số men gan tăng bao nhiêu là cao? Bao nhiêu là nguy hiểm? Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.
Chỉ số men gan là gì?
Gan là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong cơ thể người. Bởi bộ phận này không chỉ có khả năng chuyển hóa năng lượng mà còn giúp xử lý và đào thải lượng độc tố đang tích tụ bên trong cơ thể ra ngoài. Khi chức năng gan gặp vấn đề, bệnh men gan cao sẽ xuất hiện.
Bệnh men gan cao nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như ngộ độc tế bào gan, viêm gan cấp tính, viêm gan mãn tính, xơ gan, suy gan, ung thư gan…
Để xác định bản thân có mắc bệnh men gan cao hoặc một số vấn đề khác liên quan đến chức năng gan hay không, bạn cần phải đến bệnh viện và tiến hành kiểm tra chỉ số men gan.
Chỉ số men gan được xác định là mức quy định, mức cho phép của men gan trong cơ thể con người. Chỉ số men gan ở mức ổn định chứng tỏ chức năng gan và tế bào gan của bạn không gặp vấn đề nghiêm trọng. Đồng thời không mắc bệnh men gan cao. Tuy nhiên, nếu chỉ số men gan của bạn cao hơn so với quy định, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn áp dụng các biện pháp kiểm soát men gan để tránh gây nguy hiểm.
Gan có hệ thống enzym được đánh giá tương đối hoàn chỉnh là men gan. Khi những tế bào của gan suy yếu, già và chết đi, lượng men gan tồn tại trong cơ thể sẽ nhanh chóng phóng thích vào máu với một chỉ số nhất định (dưới 40 U/L).
Căn cứ vào bốn chỉ số gồm: Phosphatase kiềm (ALP) trong tế bào gan, Gamma Glutamyl Transpeptidase (GGT) trong thành tế bào ống mật, Alanine Transaminase (ALT) và Aspartate Transaminase (AST) trong tế bào gan, người bệnh có thể xác định được bản thân có mắc bệnh gan hay không.
Chỉ số men gan bình thường của mỗi người sẽ là:
- Alanine Transaminase (ALT): ALT ở mức thấp hơn 40 U/L (phụ nữ < 37 U/L)
- Aspartate Transaminase (AST): AST ở mức thấp hơn 40 U/L
- Gamma Glutamyl Transpeptidase (GGT): GGT ở mức thấp hơn 60 U/L (nam giới từ 11 – 50 U/L, phụ nữ từ 7 – 32 U/L)
- Phosphatase kiềm (ALP): ALP dao động trong khoảng 30 – 115 U/L.
Chỉ số men gan nêu trên đều là các chỉ số men gan chuẩn. Các chỉ sống này được thống nhất từ những kết quả xét nghiệm, nghiên cứu trên cơ thể người. Trong đó Alanine Transaminase (ALT) và Aspartate Transaminase (AST) là hai chỉ số liên quan đến những vấn đề, bệnh lý về gan. Vì thế thông qua hai chỉ số này, bác sĩ chuyên khoa có thể xác định được bạn có đang bị viêm gan hay nhiễm độc gan hay không.
Chỉ số Gamma Glutamyl Transpeptidase (GGT) bị chi phối bởi các loại rượu bia, thuốc lá và các độc tố gây hại cho tế bào gan, được tìm thấy ở lá lách, thận, gan, tuyến tụy…
Chỉ số men gan tăng bao nhiêu là cao?
Men gan cao thể hiện cho tình trạng chức năng gan bị suy giảm, tế bào gan bị tổn thương cùng với sự hình thành của nhiều bệnh lý khác. Cụ thể như ung thư gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm gan… Hơn thế cả tim và thận cũng gặp vấn đề khi men gan cao. Do đó, bạn cần đến bệnh viện khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và có các biện pháp điều trị thích hợp.
Cần căn cứ vào các chỉ số xét nghiệm để xác định chỉ số men gan và bệnh tăng men gan. Nếu chỉ số men gan của bạn vượt qua chỉ số men gan cho phép thì có nghĩa bạn đang mắc bệnh men gan cao. Cụ thể:
- Alanine Transaminase (ALT): ALT > 20 – 40 U/L
- Aspartate Transaminase (AST): AST > 20 – 40 U/L
- Gamma Glutamyl Transpeptidase (GGT): GGT > 20 – 40 U/L.
- Axit lactic dehydrogenase (LDH): LDH > 30 – 40 U/L.
Thông thường các chỉ số men gan sẽ cao khi bệnh nhân mắc phải một số vấn đề, bệnh lý liên quan đến gan. Điển hình như u gan, suy gan, gan nhiễm mỡ, gan di truyền, bệnh viêm gan do virus, viêm gan tự miễn, viêm đường mật xơ hóa, gan nhiễm độc thảo mộc, bệnh gan do thuốc… Đây đều là các bệnh nguy hiểm. Vì thế người bệnh cần sớm tiến hành kiểm tra và điều trị khi có chỉ số men gan cao.
Chỉ số men gan tăng bao nhiêu là nguy hiểm?
Chỉ số men gan tăng từ 1- 2 lần so với ngưỡng cho phép được xác định là mức độ nhẹ. Chỉ số men gan tăng từ 2 – 5 lần so với ngưỡng cho phép thuộc mức độ trung bình. Chỉ số men gan tăng trên 5 lần so với ngưỡng cho phép là chỉ số nguy hiểm.
Đối với những người thường xuyên sử dụng nhiều rượu bia, chỉ số men gan thường tăng gấp 2 – 10 lần so với ngưỡng cho phép. Riêng những người bị suy gan cấp tính thì chỉ số men gan có thể đạt ở mức 5000 U/L.
Việc đánh giá mức độ nguy hiểm của tình trạng men gan cao cần dựa vào tình trạng sức khỏe và chỉ số men gan của mỗi người. Chỉ số men gan càng cao hoặc tăng đột biến thì mức độ tổn thương gan càng nhiều. Hơn thế người bệnh sẽ có nguy cơ cao đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Ở trường hợp này người bệnh cần nhanh chóng điều trị để làm giảm nguy cơ tử vong.
Biện pháp phòng ngừa tăng chỉ số men gan
Sử dụng nhiều rượu bia, bệnh lý (viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C, viêm đường mật, sỏi đường mật…), dùng thuốc, thức khỏe, ăn thực phẩm có hại, dùng chất kích thích… là những nguyên nhân phổ biến khiến chức năng gan suy giảm, tế bào gan chết và tăng men gan.
Để phòng ngừa tăng chỉ số men gan và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác liên quan đến gan, bạn có thể lưu lại và áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức khiến cơ thể mệt mỏi và căng thẳng.
- Hạn chế sử dụng các loại rượu bia, thuốc lá. Bởi đầy là nguyên nhân khiến gan gặp vấn đề.
- Áp dụng một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt bạn nên bổ sung cho cơ thể nhiều chất xơ, vitamin và các dưỡng chất khác có trong các loại trái cây, rau củ. Uống nhiều nước mỗi ngày để hỗ trợ gan đào thải chất độc. Bên cạnh đó bạn cần hạn chế sử dụng thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp hoặc chứa nhiều chất bảo quản… để tránh tích tụ độc tố và tăng gánh nặng cho gan.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để kiểm soát và áp dụng các biện pháp giúp ổn định chỉ số men gan phù hợp.
- Duy trì một chế độ sinh hoạt phù hợp, tránh thức khuya, không lo lắng quá mức hoặc căng thẳng kéo dài.
- Thường xuyên sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên như nhân trần, atiso, cà gai leo, lá sen… để làm mát cơ thể, giải độc và hạ men gan.
Bài viết là thông tin cơ bản giúp giải đáp vấn đề “Chỉ số men gan tăng bao nhiêu là cao? Biện pháp phòng ngừa hiệu quả”. Để đảm bảo an toàn, tránh bệnh phát triển và gây ra các rủi ro không mong muốn, người bệnh cần đến bệnh viện và khám sức khỏe định. Dựa vào tình trạng sức khỏe, bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn đề ra phương pháp điều trị thích hợp, giúp hạ men gan.
Ngày Cập nhật 06/03/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!