Các chỉ số viêm gan B trong xét nghiệm và cách đọc hiểu
Viêm gan B cấp tính hay mãn tính nhìn chung vẫn có biểu hiện lâm sàng có thể quan sát được. Tuy nhiên nó giống như một tình trạng viêm gan do sự tác động của các nguyên nhân khác. Chỉ có xét nghiệm vi sinh, xét nghiệm sinh hóa mới xác định được nguyên nhân gây bệnh. Các chỉ số viêm gan B trong xét nghiệm và cách đọc hiểu dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn và nhận định kết quả bệnh lý cho bản thân.
Các chỉ số viêm gan B trong xét nghiệm và cách đọc hiểu
Để xác định chính xác bệnh viêm gan B, nguyên nhân, mức độ tổn thương gan và mức độ nghiêm trọng của bệnh, ngoài việc quan sát triệu chứng, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm và xác định các chỉ số viêm gan B.
Xét nghiệm viêm gan B định tính HBsAg
Xét nghiệm viêm gan B dương tính HBsAg là xét nghiệm được thực hiện và dựa trên kháng nguyên bề mặt đối với virus HBsAg.
- Đối với trường hợp HBsAg âm tính: HBsAg âm tính có nghĩa bạn không mắc bệnh viêm gan B. Trong trường hợp nghi ngờ bệnh nhân có nguy cơ phơi nhiễm cao hoặc bệnh nhân bị phơi nhiễm viêm gan B, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cần bạn thực hiện thêm xét nghiệm Anti-HBc để xác định chính xác tình trạng sức khỏe.
- Đối với trường hợp HBsAg dương tính: HBsAg dương tính có nghĩa bạn đang bị nhiễm virus viêm gan B. Virus này sẽ hoạt động rất mạnh và tăng nhanh chóng với thời gian khoảng 10 tuần nhiễm bệnh.
Trong trường hợp cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng được đảm bảo thì lượng virus viêm gan B trong cơ thể của bạn sẽ giảm dần. Sau khoảng thời gian từ 4 – 6 tháng tiếp theo chúng có thể biến mất hoàn toàn. Nếu bệnh nhân khỏi bệnh thì cơ thể sẽ có khả năng miễn dịch suốt đời với căn bệnh này cũng như virus viêm gan B.
Tuy nhiên bệnh nhân vẫn nên đến bệnh viện, tiến hành thăm khám và thực hiện lại xét nghiệm sau 6 tháng. Điều này sẽ giúp bạn kiểm tra rõ tình trạng sức khỏe.
Trong trường hợp sức khỏe yếu, bệnh nhân không thể đẩy lùi được virus viêm gan B thì bạn sẽ bị viêm gan B mãn tính. Trường hợp này được tính khi bệnh nhân tiến hành xét nghiệm lại và có kết quả sau 6 tháng vẫn dương tính.
Nếu bị viêm gan B mãn tính, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn thực hiện thêm các xét nghiệm nhằm đánh giá chức năng gan. Cụ thể như xét nghiệm sinh hóa, xét nghiệm huyết học và xét nghiệm sinh học phân tử như HBV genotyping, HBV-DNA.
Sau khi thực hiện xét nghiệm viêm gan B định tính HBsAg, bệnh nhân cần làm đầy đủ xét nghiệm theo thứ tự lần lượt. Gồm: Định lượng HBsAg, định lượng Anti-HBs (HBsAb), định lượng HBeAg, định lượng Anti-HBe (HBeAb), định lượng Anti-HBc và định lượng Anti-HBc IgM.
Ngoài ra bệnh nhân cần lưu ý, kể cả khi kết quả xét nghiệm HBsAg chuyển đổi thành âm tính, bạn vẫn có nguy cơ cao bị xơ gan, thậm chí người bệnh có thể bị ung thư gan. Mặc dù lượng virus trong cơ thể được xác định là đã biến mất nhưng chỉ số ADN của loại virus này vẫn có thể tồn tại trong cơ thể của người bệnh. Nói cách khác, virus viêm gan B vẫn còn nhưng không có khả năng phát hiện ở mức độ kỹ thuật xét nghiệm.
Xét nghiệm viêm gan B định tính HBsAg chỉ có thể xác định được liệu cơ thể của bạn có đang bị nhiễm virus hay không chứ xét nghiệm này hoàn toàn không thể biết được tình trạng hoạt động của virus viêm gan B như thế nào, có lây lan không, có thể phát triển không, mức độ ảnh hưởng ra sao. Để xác định được những thông tin này, bệnh nhân bị viêm gan B cần làm thêm các xét nghiệm bổ sung khác.
Trong trường hợp viêm gan B dương tính, người bệnh cần tuân thủ đúng phác độ điều trị bệnh do bác sĩ chuyên khoa đề ra, sử dụng thuốc đúng cách và đúng liều. Người bệnh tuyệt đối không được dừng sử dụng thuốc, tự ý mua thuốc hoặc thay đổi thuốc điều trị. Bởi điều này có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình chữa bệnh sau này.
Xét nghiệm định lượng viêm gan B – HBsAg
Xét nghiệm định lượng viêm gan B – HBsAg được thực hiện nhằm xác định chính xác nồng độ kháng nguyên HBsAg trong cơ thể nhiều hay ít. Việc xác định chính xác định lượng này sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa theo dõi quá trình chữa bệnh hiệu quả.
Xét nghiệm Anti-HBs
Anti-HBs hoặc HBsAb được xác định là kháng thể giúp bệnh nhân chống lại kháng nguyên trên bề mặt virus gây bệnh viêm gan B.
Kết quả xét nghiệm Anti-HBs hoặc HBsAb “có phản ứng” hay “dương tính” cho thấy cơ thể đã được hệ miễn dịch bảo vệ giúp tác động và chống lại virus viêm gan B. Đồng thời không thể bị nhiễm bệnh.
Sự bảo vệ của hệ miễn dịch có thể là kết quả của việc cơ thể may mắn đã phục hồi thành công sau khi virus viêm gan B tấn công hoặc đã được tiêm vắc xin viêm gan B trong quá khứ. Điều này không chỉ giúp bạn không nhiễm bệnh viêm gan B mà còn không thể lây bệnh cho người khác.
Ngược lại, nếu kết quả xét nghiệm Anti-HBs hoặc HBsAb “âm tính” cùng với kết quả xét nghiệm HBsAg “dương tính”, bạn hoàn toàn không có tiền sử bị nhiễm loại siêu vi này, điều này có nghĩa nguy cơ mắc bệnh viêm gan B nếu có tiếp xúc là rất cao. Do đó, việc chủ động thực hiện xét nghiệm và tiêm phòng bằng vắc xin là điều vô cùng cần thiết.
Chính vì thế, trong thời gian mắc bệnh viêm gan B cấp tính, hệ thống miễn dịch của người bệnh không thể tạo thành kháng thể chống chọi và bảo vệ ngay trong giai đoạn này nên kết quả xét nghiệm Anti-HBs thường là “âm tính”.
Chỉ số viêm gan B trong xét nghiệm Anti-HBs
- Nếu kết quả xét nghiệm Anti-HBs dương tính: Kết quả Anti-HBs dương tính nghĩa là người đó có miễn dịch với viêm gan B. Đối với trường hợp này không cần tiêm vắc xin. Nồng độ Anti-HBs > 10 mUI/ml được xác định là có tác dụng bảo vệ.
- Nếu kết quả xét nghiệm Anti-HBs âm tính: Kết quả Anti-HBs âm tính nghĩa là người bệnh chưa có miễn dịch với viêm gan B. Đối với trường hợp này cần tiêm vắc xin. Bệnh nhân sau khi khỏi bệnh hoặc sau khi tiêm vắc xin có kháng thể Anti-HBs nghĩa là cơ thể đã có miễn dịch với virus viêm gan B.
Xét nghiệm HBeAg
HBeAg được xác định là một đoạn kháng nguyên vỏ capsid của virus gây bệnh viêm gan B.
- Nếu kết quả xét ét nghiệm HBeAg dương tính: Trong trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với HBeAg chứng tỏ virus viêm gan B đang hoạt động và phát triển mạnh lên. Đồng thời có khả năng lây lan.
- Nếu kết quả xét ét nghiệm HBeAg âm tính: Trong trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân âm tính với HBeAg thì có thể virus viêm gan B đột biến hoặc không hoạt động. Để có kết quả chính xác hơn, bệnh nhân cần tiến hành xét nghiệm HBV genotyping và HBV – DNA.
Xét nghiệm Anti-HBe
Anti-HBe được xác định là kháng thể kháng HBeAg. Trong trường hợp kết quả xét nghiệm Anti-HBe dương tính, điều này có nghĩa người bệnh đã có miễn dịch một phần với virus viêm gan B. Trong trường hợp kết quả xét nghiệm Anti-HBe âm tính, điều này có nghĩa người bệnh chưa có miễn dịch với virus viêm gan B,
Người bệnh nên thực hiện đầy đủ cặp xét nghiệm Anti-HBe và HBeAg để phân tích 4 khả năng như sau:
- Trường hợp Anti-HBe (-) và HBeAg (+): Virus viêm gan B đang hoạt động rất mạnh, nhân bản, dễ lây lan, viêm gan tiến triển.
- Trường hợp Anti-HBe (+) và HBeAg (-): Virus viêm gan B ngừng nhân bản, khả năng lây lan giảm đáng kể, cơ thể có hệ miễn dịch một phần. Trường hợp này cũng có thể là đột biến hoang dại.
- Trường hợp Anti-HBe (+) và HBeAg (+): KT và KN cân băng hoặc xảy ra do phức hợp miễn dịch. Ở trường hợp này, bệnh nhân cần được theo dõi thêm.
- Trường hợp Anti-HBe (-) và HBeAg (-): Giai đoạn cửa sổ hoặc biến thể của quá trình chuyển đảo huyết thanh.
Xét nghiệm Anti-HBc
Anti-HBc hoặc HBcAb được xác định là kháng thể có khả năng chống lại kháng nguyên lõi của virus gây bệnh viêm gan B.
Kết quả xét nghiệm Anti-HBc hoặc HBcAb “có phản ứng” hoặc “dương tính” cho thấy một người có tiền sử hoặc đang bị nhiễm trùng viêm gan B. Hệ quả là xét nghiệm Anti-HBc sẽ không thông báo kết quả cụ thể về tình trạng viêm gan ở hiện tại của bạn là mạn tính hay cấp tính.
Tuy nhiên, nếu có kết quả xét nghiệm Anti-HBc, bệnh nhân vẫn có thể được xem xét và giả định hai trường hợp. Đó là đợt viêm gan này là một đợt cấp tính của một đợt nhiễm cấp tính mới sau lần trước đã điều trị và đào thải virus hoàn toàn hoặc đợt viêm gan này là một đợt cấp tính của bệnh viêm gan thể mạn tính.
Chính vì thế, xét nghiệm Anti-HBc chỉ có thể được kiểm tra và phân tích đầy đủ bằng cách dựa vào kết quả của xét nghiệm của anti-HBs và xét nghiệm HBsAg.
Để khắc phục được tình trạng nêu trên, một số bộ máy giúp xét nghiệm vi sinh hiện đại sau này có thể kiểm tra, nhận diện rõ hơn về cấu trúc của anti-HBc. Từ đó phân thành 2 nhóm là IgG anti-HBc và IgM anti-HBc.
- IgM anti-HBc: Kết quả xét nghiệm Anti-HBc dương tính cho thấy người bệnh bị nhiễm viêm gan B cấp tính mới. IgM anti-HBc thường được kiểm tra và phát hiện tại thời điểm những triệu chứng xuất hiện và giảm xuống dưới mức có thể phát hiện được sau khi trải qua đợt cấp trong khoảng thời gian từ 6 – 9 tháng. Người bệnh cần lưu ý rằng nếu hiện tượng viêm gan B cấp này được xác định là đợt bùng phát trong nhiễm viêm gan B mạn tính đã lâu cũng có thể khiến kết quả xét nghiệm IgM dương tính.
- IgG anti-HBc: Xét nghiệm Anti-HBc sẽ dương tính vô thời hạn tương tự như một dấu hiệu của việc bệnh nhân đã từng bị nhiễm viêm gan B trong quá khứ.
Ngoài ra, kháng thể lõi được xác định là hoàn toàn không cung cấp cho cơ thể bất kỳ sự bảo vệ hay lí do nào để chống lại virus viêm gan B. Chúng không giống như các kháng thể bề mặt. Do đó, xét nghiệm Anti-HBc chỉ có thể cho kết quả tốt và được phân tích đầy đủ bằng cách dựa vào kết quả của xét nghiệm của anti-HBs và xét nghiệm HBsAg.
Định lượng DNA của virus viêm gan B (xét nghiệm HBV-DNA)
Định lượng DNA của virus viêm gan B là một xét nghiệm có thể giúp bệnh nhân đo tải số lượng virus viêm gan B trong máu.
Nền tảng của xét nghiệm HBV-DNA là dựa trên kỹ thuật Phản ứng chuỗi polymerase (PCR). Xét nghiệm được thực hiện bằng cách cho bộ máy di truyền của virus viêm gan B nhân đôi trong môi trường nhân tạo. Từ đó đếm được số lượng nên xét nghiệm cho ra kết quả rất chính xác và tinh vi.
Xét nghiệm HBV-DNA thường được ứng dụng trên cơ thể của những bệnh nhân đang bị nhiễm trùng viêm gan B mạn tính. Xét nghiệm này chỉ được ứng dụng ở một số trường hợp nhiễm trùng cấp tính khi cần thiết. Cụ thể như nhiễm trùng viêm gan B cấp tính có bản chất là những đợt bùng phát của tình trạng nhiễm trùng mạn tính.
Giá trị quan trọng nhất đối với xét nghiệm HBV-DNA là đánh giá chi tiết hiệu quả điều trị thông qua số lượng virus trong máu bị sụt giảm sau những mốc định kỳ chữa bệnh cùng với thuốc kháng virus.
Các xét nghiệm đánh giá tình trạng gan
Virus viêm gan B được xác định là có ái tính với nhu mô gan. Do đó chúng sẽ đặc biệt tấn công gan, nhất là trong giai đoạn nhiễm trùng cấp tính. Ngoài các xét nghiệm vi sinh, những bệnh nhân bị nhiễm trùng viêm gan B cấp tính cần phải thực hiện thêm một số xét nghiệm máu theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ giúp bạn theo dõi chặt chẽ chức năng và sức khỏe của gan. Một số xét nghiệm máu được sử dụng phổ biến ở những bệnh nhân mắc bệnh viêm gan B cấp tính gồm:
- ALT (alanine aminotransferase): Đa phần ALT (alanine aminotransferase) chỉ được tìm thấy ở gan. Chúng thường được theo dõi chặt chẽ nhất ở những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn viêm gan B. Ở người trưởng thành khỏe mạnh, giới hạn trên của ALT bình thường là 25 U/L đối với phụ nữ và 35 U/L đối với nam giới. Trong trường hợp ALT tăng lên trên ngưỡng gấp 10 lần, thì khả năng bạn bị viêm gan B cấp tính là rất cao.
- AST (aspartate aminotransferase): (aspartate aminotransferase) được tìm thấy ở tim, gan và cơ. Chính vì thế kết quả phân tích và đo lường tổn thương gan của AST sẽ kém chính xác hơn so với ALT. Tương tự như ALT, ở người trưởng thành khỏe mạnh, giới hạn trên của AST bình thường là 25 U/L đối với phụ nữ và 35 U/L đối với nam giới. Khi bệnh nhân bị nhiễm bệnh viêm gan B cấp tính, tương tự như ALT, AST cũng sẽ tăng lên trên ngưỡng 10 lần.
- AFP (Alpha-FetoProtein): AFP (Alpha-FetoProtein) được xác định là một loại protein bình thường. Loại protein này được sản xuất ở thai nhi đang trong giai đoạn phát triển. Chính vì thế, người trưởng thành hoàn toàn không tồn tại lượng AFP tăng cao trong máu. Xét nghiệm AFP chỉ được bác sĩ chuyên khoa yêu cầu sử dụng khi muốn sàng lọc các đối tượng bị ung thư gan nguyên phát có viêm gan mạn tính B. Ngoài ra, ở các trường hợp mắc bệnh viêm gan cấp tính là đợt bùng phát của nhiễm khuẩn mạn tính, xét nghiệm AFP cũng có giá trị. Xét nghiệm AFP được đánh giá như một công cụ đơn giản giúp kiểm tra, tầm soát ung thư gan định kỳ.
- Các xét nghiệm khác: Xét nghiệm chức năng đông máu, công thức máu, nồng độ NH3, định lượng bilirubin… giống như một công cụ hình ảnh. Chúng thường được quy là siêu âm gan. Những xét nghiệm này không có khả năng xác định bệnh viêm gan B cấp tính. Tuy nhiên chúng được đánh giá là rất cần thiết trong suốt quá trình tiên lượng tình trạng sức khỏe của gan khi bệnh xuất hiện. Hơn thế các xét nghiệm này còn giúp người bệnh khảo sát nguy cơ xảy ra biến chứng. Từ đó có phương pháp ngăn chặn kịp thời.
Bài viết là thông tin cơ bản về các chỉ số viêm gan B trong xét nghiệm và cách đọc hiểu. Viêm gan B là một bệnh lý có khả năng lây truyền mạnh. Chính vì thế, ngoài việc thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B cho bản thân, bạn nên khuyên người thân đến bệnh viện và tiến hành xét nghiệm. Từ đó giúp phòng ngừa bệnh toàn diện nhất.
Ngày Cập nhật 05/06/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!