Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không có hiệu quả như tin đồn?
Có lẽ bạn từng nghe đến việc dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ được ông bà ta truyền lại. Liệu với nguyên liệu dễ kiếm lại rẻ tiền này có thật sự hữu dụng để xóa tan các triệu chứng của bệnh trĩ. Câu trả lời sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.
Công dụng của lá trầu không đối với bệnh trĩ
Lá trầu không hay còn gọi là lá trầu. Loại lá cây này được biết đến là loại thảo dược “cây nhà lá vườn” được ông bà ta sử dụng khá nhiều để chữa bệnh cho con người. Không phải tự nhiên mà lá trầu không được liệt vào danh sách các loại thuốc nam chữa bệnh trĩ mà do những đặc tính và các thành phần hoạt chất có sẵn trong loại lá cây này.
Trong Đông y cổ truyền, lá trầu không có mùi hơi hắc, vị cay nồng, mang tính ấm, có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, kháng nấm. Nhờ có những đặc tính trên, lá trầu không giúp điều trị các vết thương do viêm loét, nhiễm trùng, se búi trĩ, cầm máu rất hiệu quả,… Do đó, loại lá cây này rất phù hợp để cải thiện bệnh trĩ.
Ngoài ra, loại lá cây này còn có rất nhiều công dụng chữa bệnh khác như: chữa lành vết thương, trị chứng khó tiêu, đầy hơi, trị đau khớp, chữa đau họng, hỗ trợ điều trị chứng rối loạn cương dương nam giới,… và một số bệnh lý khác.
Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả không?
Không thể phủ nhận những công dụng của lá trầu không đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, dùng loại lá cây để chữa bệnh trĩ chỉ là biện pháp hỗ trợ, KHÔNG có tác dụng điều trị triệt để. Mặt khác, hiệu quả đem lại của lá trầu không còn phụ thuộc vào cơ địa và thể trạng của từng người bệnh. Có thể hiểu một cách nôm na như suy nghĩ của dân gian là bệnh nhẹ dễ chữa, bệnh nặng khó qua.
Chính vì vậy, người bệnh cần cân nhắc khi sử dụng lá trầu không để cải thiện trĩ. Hoặc có thể sử dụng song song với việc điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp Đông y theo chỉ định của bác sĩ.
Hướng dẫn dùng lá trầu không để hỗ trợ chữa bệnh trĩ
Để phát huy tối đa công dụng của lá trầu không trong việc điều trị bệnh trĩ, người bệnh nên tìm mua hoặc tìm hái những loại lá tươi, còn non, không sử dụng lá héo hay lá vàng, lá bị sâu đục khoét. Sau đó đem rửa sạch bằng nước lạnh trước khi sử dụng.
Dưới đây là 2 cách dùng lá trầu không để trị bệnh trĩ, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng điều trị ngay tại nhà:
Bài thuốc số 1: Dùng độc vị
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 10 – 15 lá trầu không tươi;
- 1 – 2 gram muối biển.
Cách thực hiện:
- Lá trầu không cần được làm sạch nhiều lần bằng nước lạnh hoặc nước muỗi pha loãng, sau đó vớt ra để ráo;
- Cho tất cả các lá trầu không vừa được làm sạch vào trong một nồi nước lạnh chừng 5 – 7 lít;
- Đun sôi trong khoảng 10 – 15 phút trên ngọn lửa liu riu, sau đó tắt bếp khi nước đã sôi;
- Bắt đầu ngồi xông hơi vùng hậu môn, người bệnh nên thực hiện xông hơi với tư thế ngồi chồm hổm. Xông cho đến khi nước nguội dần;
- Để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh nên dùng nước lá trầu không để rửa hậu môn. Bằng cách này, các hoạt chất trong lá trầu không sẽ thấm sâu vào lớp biểu bì của hậu môn, đồng thời tác động trực tiếp lên các mao mạch vùng búi trĩ;
- Mỗi ngày thực hiện 2 lần vào buổi sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ. Người bệnh nên kiên trì thực hiện ít nhất trong 7 ngày.
Bài thuốc số 2: Kết hợp lá trầu không cùng với một số nguyên liệu khác
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 7 – 10 lá trầu không tươi;
- 7 – 10 hạt gấc;
- 7 – 10 quả bồ kết;
- 1 quả câu xanh.
Cách thực hiện:
- Đem tất cả các nguyên liệu trên rửa sạch nhiều lần bằng nước sạch hoặc nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất hay vi khuẩn còn bám trên nguyên liệu;
- Qủa cau cần bổ thành 8 miếng bằng nhau;
- Cho lá trầu không, hạt gấc, quả bồ kết vào trong cối đá để giã cho nát. Sau đó cho một ít muối rồi tiếp tục giã;
- Cho tất cả các nguyên liệu đã được sơ chế vào trong nồi cùng với một lượng nước vừa đủ;
- Bắt lên bếp đun sôi trên ngọn lửa nhỏ;
- Sau 10 – 15 phút, tắt bếp và để cho nước nguội dần rồi bắt đầu ngồi xông. Người bệnh xông đến khi nước nguội dần. Khi nước bay hết hơi nóng, người bệnh có thể ngâm trực tiếp vùng hậu môn trong vài phút để tăng hiệu quả kết hợp với việc xoa bóp nhẹ nhàng;
- Thực hiện mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ.
Lưu ý:
- Trước khi tiến hành xông hậu môn, người bệnh nên vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn và lâu ráo bằng khăn bông mềm;
- Người bệnh có thể dùng lá trầu không đã giã nát để đắp trực tiếp vào vùng hậu môn sau khi xông hơi để tăng hiệu quả;
- Trường hợp điều trị bệnh trĩ cho trẻ nhỏ, người lên chỉ sử dụng lá trầu không và hạt gấc. Đem hai nguyên liệu này rửa sạch rồi giã nát, vo thành viên, sau đó đắp trực tiếp lên hậu môn của trẻ.
Một số lưu ý khác khi chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không
Khi sử dụng lá trầu không để chữa bệnh trĩ, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Nên làm sạch lá trầu không trước khi sử dụng. Tốt nhất, nên rửa nhiều lần bằng nước sạch hoặc nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất và vi khuẩn gây hại;
- Dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ chỉ là phương pháp hỗ trợ cải thiện bệnh, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh hoặc phương pháp điều trị triệt để;
- Để đạt được hiệu quả tốt trong việc điều trị, người bệnh cần kết hợp với việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn;
- Trong quá trình sử dụng lá trầu không để chữa bệnh trĩ, khi có những dấu hiệu bất thường nào, người bệnh nên tạm ngưng sử dụng và tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ. Và chỉ tiếp tục sử dụng trở lại khi cơ thể đã ổn định.
Ngoài ra, người bệnh nên điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho khoa học và phù hợp, nên loại bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bài viết đã giải đáp cho bạn đọc những thắc mắc về việc sử dụng lá trầu không để điều trị bệnh trĩ theo kinh nghiệm của dân gian. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào khẳng định loại lá cây này có thể điều trị triệt để bệnh trĩ. Do đó, người bệnh chỉ xem cách làm này là phương pháp hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh trĩ. Đồng thời, tiến hành thăm khám tại các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa để biết chính xác mức độ bệnh lý đang mắc phải, từ đó có những biện pháp điều trị phù hợp.
Ngày Cập nhật 07/06/2024
Bên này có đặt lịch khám được mà, rảnh lúc nào thì gọi điện đặt lịch trước cho họ là được ấy. Mà ở đây tuy đông khách thật nhưng có cam kết là không để khách chờ quá 30 phút đâu. Bận thì khám ở đây là chuẩn rồi.
Đây bạn ơi:
Tại Hà Nội: B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định – Thanh Xuân
Tại Hồ Chí Minh: 145 Hoa Lan – Phường 2 – Phú Nhuận
Tại Quảng Ninh: 116 Văn Lang – Hồng Gai – Hạ Long
Tôi cũng định qua bên này khám bệnh trĩ từ lâu rồi mà bận quá chả có thời gian. Lúc rảnh thì cũng chỉ được 1-2 tiếng, cơ mà đi khám thì xác định mất cả nửa ngày luôn ý.
Cho xin địa chỉ Trung tâm Thuốc dân tộc với.
Không bạn ơi, như nhau thôi. Dược chất nó vẫn ở đấy chứ có biến đi đâu đâu :)) Với cả mình đọc báo thấy bảo bên này áp dụng quy trình sản xuất đạt chuẩn gì gì của WHO ấy để đảm bảo không làm mất đi dược chất ban đầu.
nhưng mà dùng dạng bào chế thì có sợ hiệu quả bị giảm đi không? đun thuốc tươi thì tốt hơn chứ nhỉ?
Nếu bạn dùng thuốc thang thì phải sắc rồi. Nhưng bên này bây h nó có cả dạng bào chế ý, không cần đun sắc đâu mà lấy ra pha nước ra dùng ngay. Không có thời gian (hoặc lười như mình :)) ) thì bảo bên đó họ bào chế cho là được.
Dễ uống hơn thuốc bắc bạn ơi, không đắng vậy đâu. Với cả có bệnh thì phải chịu khó chữa chứ. Dùng thuốc tây uống ực viên thuốc cái là xong nhưng mà chỉ giảm triệu chứng thôi, xong lại bị tái phát nếu không uống nữa đấy. Dùng thuốc Đông y nó điều huyết thông kinh thì mới triệt tận gốc được.
thuốc phải đun sắc gì không hả bác?
Tham khảo bên trung tâm thuốc dân tộc này xem bạn ơi. https://www.thuocdantoc.org/dieu-tri-benh-tri-tai-trung-tam-thuoc-dan-toc-nhung-yeu-to-lam-nen-uy-tin-va-chat-luong.html thấy bảo thuốc của bên này ngăn ngừa được bệnh tái phát á. mình đang chữa ở đây, mới đầu thấy cũng hiệu quả rồi.
thuốc đông y à bạn? uống kiểu thuốc bắc à mình sợ khó uống quá 🙁
cho em hỏi, trước em bị trĩ, uống thuốc nhiều nơi đã khỏi rồi đấy mà khs giờ không dùng thuốc nữa là nó lại tái phát. làm sao để trị dứt điểm hẳn bây giờ?
Bạn dùng thử bài thuốc này xem, cũng là thuốc từ thảo dược thôi nhưng toàn là các vị thuốc đông y quý nên hiệu quả cao hơn đó, mà cũng vẫn an toàn chứ không như thuốc Tây https://vtc.vn/bai-thuoc-chua-benh-tri-cua-trung-tam-thuoc-dan-toc-tinh-tuy-tu-cong-thuc-bi-truyen-nguoi-hmong-d496118.html
Có thấy hiệu quả đâu, đã thử mấy cách với lá trầu không mà giờ vẫn sờ thấy búi trĩ đây này.
b ơi lần sau đọc cho kĩ nhé, trong bài có viết đây chỉ là phương pháp hỗ trợ, kiểu như là giúp giảm bớt đau rát, hoặc để bệnh không phát triển thêm thôi, chứ để chữa dứt điểm phải dùng thuốc đặc trị cơ mà.