Tìm hiểu cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm có tác dụng giúp người bệnh giảm đau, chống viêm hiệu quả. Phương pháp bấm huyệt nói riêng và điều trị theo y học cổ truyền nói chung đã giúp rất nhiều người bệnh hồi phục sức khoẻ xương khớp và lấy lại sinh hoạt bình thường.

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm là gì?

Phương pháp bấm huyệt chữa bệnh thoát vị đĩa đệm là một liệu pháp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm an toàn. Mặc dù liệu pháp này vẫn chưa được công nhận trong điều trị bệnh thoát vị nhưng hầu hết trường hợp kết hợp thoát vị nhẹ đã hết hoàn toàn sau khi áp dụng điều trị bấm huyệt đúng cách. Bấm huyệt và châm cứu là hai phương pháp cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm trong y học cổ truyền được áp dụng phổ biến. Phương pháp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm sẽ phụ thuộc vào các điểm huyệt cụ thể tương ứng với vị trí thoát vị trên cơ thể. Người bấm huyệt dùng đầu các ngón tay để ấn, day, lăm, bóp và massage lên các huyệt của người bệnh hỗ trợ giảm đau.

Hiệu quả của phương pháp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Tăng cường tăng tuần hoàn máu tại chỗ, kéo giãn cơ vùng thắt lưng và giảm đau chống viêm.
  • Hệ rễ thần kinh bị chèn ép được giải phóng, giúp đưa đĩa đệm về vị trí bình thường.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt
Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt giúp người bệnh cải thiện cơn đau
 
Khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cách này, người bệnh sẽ cần được chăm sóc song song với việc tập luyejn và duy trì thói quen sinh hoạt khoa học. Sử dụng thuốc Tây hoặc thuốc Đông Y theo chỉ hướng dẫn của bác sĩ thì mới có cơ hội phục hồi chức năng vận động và phòng tránh bệnh tái phát. 

Khi nào cần bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm?

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt chỉ mang đến tác dụng trên một số đối tượng người bệnh. Trong đó phần lớn tỷ lệ người bệnh hồi phục hoạt động xương khớp nhờ bấm huyệt là người bệnh mới có triệu chứng thoát vị. Người bệnh phát bệnh lần đầu hoặc người bệnh thoát vị loại 1,2,3 theo phân loại của bác sĩ hoặc thoát vị lệch bên.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt nói riêng và điều trị vật lý trị liệu nói chung đều phù hợp với những bệnh nhân có thể trạng tương đối khỏe, chịu được tác động nặng. Nếu như bệnh nhân nằm trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh đau nhức kéo dài và không có dấu hiệu cải thiện khi tập vật lý trị liệu thì người bệnh sẽ được phẫu thuật và điều trị bằng thuốc sau đó.

Các huyệt chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến

Phương pháp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm chủ yếu thực hiện trên các huyệt phổ biến sau:

Huyệt ở thắt lưng (lưng thấp)

Hệ thống dây thần kinh cảm giác chủ yếu tập trung ở các huyệt nằm quanh lưng thấp. Vì thế khi tác dụng lực vào vị trí huyệt này sẽ giúp người bệnh giảm đi những cơn đau cơ, đau sâu trong xương sống. Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm ở vị trí này trong Y học cổ truyền là huyệt B – 23 và B – 47, tương tự phương pháp cũng có thể áp dụng cho người bệnh bị đau thần kinh tọa khi dây thần kinh bị chèn ép.

Huyệt ở hông và huyệt ở mông

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm ở vị trí đốt xương sống cuối cùng và hai phía bánh chè chỉ có tác dụng giảm cơn đau chứ không điều trị bệnh hoàn toàn. Tại vị trí huyệt ở mông, người bệnh sẽ được bấm huyệt tại điểm B – 38 là huyệt G – 30. Tại các huyệt này có liên kết với hệ thần kinh đốt sống người bệnh sẽ được hỗ trợ cải thiện các cơn đau lưng do thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân giảm đau dây thần kinh tọa,…

Để mang đến hiệu quả tốt nhất thì người bấm huyết sẽ chỉ tác dụng một lực nhẹ nhàng bằng ngón tay cái, chủ yếu để trọng tâm lực hướng vào giữa mông để kích kích hệ mạch máu lưu thông giúp ổn định lại vị trí các rễ dây thần kinh liên quan.

Bấm huyệt ở ngón cái, ngón trỏ

Huyệt ở ngón cái và ngón trỏ là huyệt hợp cốc hay huyệt LI – 4. Khi người bệnh được bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm tại hai vị trí này sẽ kích thích cơ não bộ điều phố cơ thể tiết ra một hoạt chất tương tự như Endorphin. Hợp chất này là chất giảm đau tự nhiên của cơ thể nên bấm huyệt hợp cốc cũng được áp dụng để giải quyết hầu hết các cơn đau trên cơ thể.  Khi thực hiện bấm huyệt tại ngón tay, thầy thuốc hoặc bác sĩ cũng sẽ dùng một lực vừa đủ và giữ yên tư thế bấm huyệt trong ít nhất 10 giây và thực hiện liên tục 30 lần.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt an toàn
Bấm huyệt tại lòng bàn chân có tác dụng làm dịu tình trạng đau nhức do thoát vị đĩa đệm

Bấm huyệt quanh khuỷu tay

Huyệt nằm ở vị trí khuỷu tay là LU – 6 và nằm ở phần trước của cánh tay, cách vùng cổ tay khoảng 3 – 4 inch. Khi thực hiện người bệnh chỉ cần ngồi thoải mái và nâng cánh tay kê gốc ngang ngựa để tìm vị trí huyệt. Thầy thuốc sẽ bấm huyệt tại phía tay mà cơ thể bị đau, phương pháp này cũng được thực hiện 3 – 4 lần và mỗi lần bấm huyệt giữ yên trong 30 giây.

Bấm huyệt ở bàn chân

Khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt ở bàn chân, các huyệt được sử dụng nằm ở ngón cái và ngón chân thứ hai. Tại vị trí này, người bệnh sẽ được chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng nói chung và cải thiện cơn đau lưng nói riêng do bệnh gây ra. Để đảm bảo hiệu quả thì bác sĩ hoặc thầy thuốc cũng sẽ tác dụng một lực vừa đủ lên đầu ngón tay khi bấm huyệt và giữ yên tư thế trong 10 giây.

Ngoài ra tại lòng bàn chân cũng có điểm huyệt liên kết với đốt sống lưng, vị trí huyệt nằm ở lòng bàn chân trên gần các ngón chân. Người bệnh có thể ấn huyệt này bằng cách dùng lực ở hai ngón tay cái ấn vào điểm huyệt. Giữ yên điểm huyệt trong 30 giây trước khi thả ra, khi bấm huyệt tại vị trí này bệnh nhân có thể bị nhột nên có thể dùng một ít tinh dầu bạc hà để bôi vào điểm huyệt trước khi thực hiện.

Huyệt nằm phía sau đầu gối

Tại vị trí này điểm huyệt là huyệt B-54, huyệt nằm cách khớp gối khoảng vài inch . Khi dùng lực lên huyệt này sẽ làm giảm tình trạng cứng khớp ở lưng do bệnh thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa tại chân và đầu gối. Tương tự để liệu pháp đem đến hiệu quả thì người bệnh nên dùng ngón cái ấn nhẹ vào huyệt và giữ yên trong vòng 30 giây rồi thả ra, tiếp tục thực hiện với đầu gối phía bên kia.

Các bước chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt

Bước 1: Dùng bàn tay làm mềm giãn các vùng cơ

  • Day (sử dụng gốc bàn tay và ô mô ngón tay út, ngón tay cái): Ấn nhẹ gốc bàn tay tại vùng người bệnh bị đau và di chuyển theo đường tròn. Tay của thầy thuốc cùng bề mặt da của người bệnh cần tiếp sát với nhau. Di chuyển dọc hai bên đốt sống lưng D7 cho đến mông 3 lần.
  • Lăn (sử dụng mu bàn tay và ô mô út, có thể dùng các khớp giữa bàn tay và ngón tay): Áp dụng các vị trí trên để tạo ra một sức ép nhất định lên vùng da bệnh nhân,  lần lượt lăn trên hai bên cột sống từ D7 đến mông 3 lần.
  • Bóp (sử dụng hai bàn tay, ngón tay cái hoặc ngón trỏ): Kết hợp vừa bóp vừa hơi đẩy da thịt lên từ hai bên cột sống từ D7 cho đến mông 3 lần.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp cần có sự kết hợp điều trị giữa nhiều phương pháp

Khi bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm, đầu tiên thầy thuốc/bác sĩ sẽ kích thích làm mềm các cùng da quanh vị trí bấm huyệt trước để khi bấm huyệt có thể phát huy hiệu quả. Bấm huyệt ở hông hay được gọi là huyệt B – 48 nằm gần xương, gần với điểm lõm vào trên cơ mông của người bệnh. Bệnh nhân sẽ được người bấm huyệt ấn xuống từ từ bằng ngón tay cái, sau đó tiếp tục ấn hướng về phía xương chậu và giữ yên trong khoảng 30 giây trước khi thả ra từ từ.

Bước 2: Tác động lên vị trí cột sống thắt lưng bị thoát vị đĩa đệm

  •  Ấn – day – xoay theo chiều kim đồng hồ (dùng mô ngón tay cái): Thực hiện tại các huyệt thận du, huyệt đại trường du, huyệt giáp tích L1 – S1. Mỗi lần thực hiện 3 – 5 phút để tác dụng làm mềm cơ và giãn co cơ.
  • Bấm các huyệt: Lần lượt người bệnh sẽ được bấm huyệt giáp tích L1 – S1 > thận du > đại trường du > cách du > a thị huyệt. Thầy thuốc sẽ sử dụng đầu ngón tay cái để bấm các huyệt, khi bấm để đốt ngón tay 1 và 2 vuông góc với nhau bấm từ từ. 
  • Nắn chỉnh đĩa đệm bị thoát vị: Chọn vị trí đĩa đệm thoát vị (dựa trên phim CT. Scan hoặc hình ảnh MRI cột sống thắt lưng của bác sĩ). Thầy thuốc dùng ngón tay cái để ấn nắn vùng huyệt theo nguyên tắc nghịch hướng. Thực hiện đối lực với vị trí người bệnh thoát vị đĩa đệm, lưu ý dùng lực nhẹ nhàng để ấn huyệt để bệnh nhân không bị đau, thời gian tác động 3 – 5 phút.

Tác dụng lực sẽ được tăng dần cho đến khi bệnh nhân cảm thấy tức nặng ngực thì hãm lại 1 phút. Khi bấm huyệt không được day vì có thể làm dập tổ chức mô cơ gây bầm tím biểu bì và đau nhức. Mỗi ngày chỉ thực hiện bấm huyệt điều trị 1 lần, thực hiện trong vòng 30 ngày là 1 liệu trình.

Cần lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt bắt buộc các thủ thuật cần làm từ nông vào sâu. Tần suất thực hiện từ nhẹ đến mạnh, từ vị trí không đau đến vị trí đau. Bác sĩ hoặc thầy thuốc cũng sẽ căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau để y theo tình trạng người bệnh, tuỳ thuốc vào ngưỡng chịu đau của từng bệnh nhân mà sử dụng lực xoa bóp cho phù hợp.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cách bấm huyệt bao lâu mang lại kết quả?

Đối với bệnh nhân điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cách bấm huyệt nói chung và các phương pháp vật lý trị liệu nói riêng đều cần kiên nhẫn để thực hiện tiến trình điều trị. Người bệnh thoát vị thời gian đầu hầu hết đều được điều trị khởi đầu bằng cách bảo tồn. Điều trị bảo tồn tức là người bệnh cần nghỉ ngơi, không làm việc nặng kết hợp với sinh hoạt khoa học và điều điều trị bằng thuốc kèm theo. Ngoài ra bệnh nhân cũng được hướng dẫn chế độ tập vật lý trị liệu thích hợp để hỗ trợ chữa bệnh không tái phát.

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm ở những bệnh viện lớn
Người bệnh nên đến những cơ sở y tế uy tín để được bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm

Nếu đáp ứng tốt những yêu cầu điều trị, người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể cải thiện các cơn đau trong vòng 1-2 tháng. Phương pháp bấm huyệt sẽ càng mang đến hiệu quả cao khi bệnh nhân nghỉ ngơi và tuân thủ chế độ ăn uống, sử dụng thuốc theo hướng dẫn. Đa số người bệnh thoát vị đĩa đệm cần ít nhất 1 năm để đĩa đệm trở lại tình trạng bình thường. Đối với những bệnh nhân ở giai đoạn thoát vị nặng sẽ phải phẫu thuật mổ thoát vị đĩa đệm thì mới có hi vọng chữa lành bệnh hoàn toàn nhưng người bệnh cũng phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt chỉ có tác dụng hỗ trợ giúp cải thiện cơn đau và góp phần giúp cơ khớp khoẻ mạnh. Các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo người bệnh thoát vị đĩa đệm không nên thực hiện bấm huyệt tại nhà, hoặc tìm thầy thuốc theo lời truyền miệng. Tốt nhất người bệnh nên đến những cơ sở điều trị Y học cổ truyền uy tín để được chẩn đoán và điều trị đúng hướng.

Có thể bạn quan tâm:

Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không?

Ngày Cập nhật 06/06/2024

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *