Hướng dẫn chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt đúng cách
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng hiện nay do an toàn, lành tính lại dễ thực hiện. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận được hiệu quả từ phương pháp này một phần do cơ địa không phù hợp, một phần do cách thực hiện chưa đúng. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm được cách dùng lá lốt chữa thoát vị đĩa đệm phù hợp với tình trạng bệnh của mình.
Công dụng chữa thoát vị đĩa đệm của lá lốt
Lá lốt là cây gia vị mọc hoang trong nhiều vùng núi và được trồng phổ biến ở Việt Nam. Là cây thân mềm, lá hình trứng, gốc hình tim, mặt dưới có lông ở gân, mặt trên nhẵn, hoa mọc thành chùm.
Không chỉ có mặt nhiều trong các món ăn của người Việt, lá lốt còn thường được sử dụng để làm thuốc. Theo Đông y, lá lốt vị hơi cay nồng, tính ấm, có tác dụng chống lạnh bụng, chống phong hàn, giảm đau, trị tay chân lạnh, đầy bụng, khó tiêu, cảm lạnh… Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân lá lốt còn được sử dụng để chữa thoát vị đĩa đệm. Do lá lốt có tính cay nóng đặc trưng nên có thể đẩy lùi được các triệu chứng như tê bì chân tay, đau nhức xương khớp do đĩa đệm thoát vị gây ra.
Toàn cây lá lốt cũng chứa các hoạt chất sinh hoạt tự nhiên. Trong đó, lá và thân chứa tinh dầu beta-caryophylen, ancaloit và flavonoid có tính tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm đau… Đây cũng là lý do lá lốt có thể hạn chế các triệu chứng đau nhức, cải thiện tình trạng bệnh ở người mắc các bệnh về xương khớp.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt
Lá lốt là vị thuốc được dân gian sử dụng nhiều để chữa thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương khớp, bệnh gout, tê thấp… Dưới đây là một số cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt được nhiều người áp dụng hiện nay:
1. Uống nước lá lốt sữa bò
Sự kết hợp giữa lá lốt và sữa bò sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể các triệu chứng đau nhức khó chịu do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 100g lá lốt, 200 – 300ml sữa bò tươi
- Lá lốt rửa sạch, xay nhỏ hoặc giã nát để ép lấy nước
- Dùng nước này hòa với sữa đã chuẩn bị, đun nóng uống trước bữa ăn mỗi ngày
Lưu ý: Khi sữa nguội cần hâm nóng trước khi uống, sử dụng liên tục trên 1 tuần để thấy hiệu quả.
2. Bài thuốc uống từ lá lốt
Lá lốt thường được sử dụng kết hợp với các thảo dược khác để chữa các bệnh về xương khớp. Một số bài thuốc dân gian sử dụng lá lốt chữa thoát vị đĩa đệm có thể kể đến như:
Bài thuốc 1:
- Nguyên liệu: 30g cây lá lốt cả thân, rễ, lá; 30g cây xấu hổ; 30g đinh lăng
- Lá lốt rửa sạch, để ráo nước, cắt khúc, phơi khô 2 nắng; đinh lăng, xấu hổ phơi khô
- Cho nguyên liệu đã chuẩn bị vào ấm sắc với 1,5 lít nước, thấy cô cạn thì tắt bếp
- Uống liên tục trong 7 ngày thì ngưng để theo dõi.
Bài thuốc 2:
- Nguyên liệu: 30g lá lốt, 30g cỏ xước, 30g dền gai, 30g cây xấu hổ
- Lấy tất cả nguyên liệu trên rửa sạch, phơi khô hoặc sao vàng, sắc với nước
- Thấy cô cạn thì tắt bếp, uống trong ngày.
Bài thuốc 3:
- Nguyên liệu: 30g lá lốt; 30g cỏ xước; 30g hà thủ ô, 30g thiên niên kiện; 30g cây xấu hổ; 30g sinh địa
- Lấy các nguyên liệu đã chuẩn bị rửa sạch, sắc với nước, mỗi ngày uống 1 thang.
3. Bài thuốc đắp từ lá lốt
Song song với sử dụng các bài thuốc uống từ lá lốt, người bệnh có thể đắp lá lốt kết hợp với các thảo được khác lên vùng đĩa đệm bị thoát vị. Sự kết hợp giữa việc uống trong và đắp ngoài da sẽ mang lại hiệu quả điều trị tốt cho người bệnh.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: Lá lốt, ngải cứu, cây chó đẻ mỗi thứ 200g
- Lấy các nguyên liệu trên rửa thật sạch với nước để loại bỏ chất bẩn, có thể ngâm với nước muối rồi rửa lại
- Xay hoặc giã cho nát rồi rang cho nóng già trên chảo thì tắt bếp
- Cho thuốc vào một miếng vải mỏng, thấy nhiệt độ phù hợp thì chườm lên vị trí bị thoát vị đĩa đệm
- Khi thuốc nguội, có thể cho lên chảo rang nóng lại rồi sử dụng tiếp
Lưu ý: Không nên thực hiện quá 3 lần mỗi ngày, thời điểm thích hợp để đắp thuốc là vào buổi tối, kiên trì từ 2 tuần trở lên để thấy hiệu quả.
4. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt với muối hột
Dùng lá hột kết hợp với lá lốt cũng là một trong những cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà được nhiều người áp dụng.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 1 nắm lá lốt, 1 bát muối hột
- Lá lốt rửa sạch, cho vào chảo rang với muối hột cho đến khi thấy lá héo đi thì tắt bếp
- Cho hỗn hợp trên vào một miếng vải mỏng, đắp lên vị trí đau trong 15 phút
- Thực hiện 2 – 3 lần/ngày, liên tục trong nhiều ngày để thấy hiệu quả.
5. Dùng các món ăn từ lá lốt
Khi bị thoát vị đĩa đệm, bên cạnh việc áp dụng các bài thuốc từ cây thuốc dân gian này, người bệnh cũng có thể chế biến lá lốt thành các món ăn quen thuộc để sử dụng. Cách làm này sẽ giúp bệnh nhân không bị ngán ngẩm với mùi lá lốt. Các món ăn từ lá lốt có thể chế biến như bò xào lá lốt, chả lá lốt, canh gà lá lốt…
Những lưu ý khi dùng lá lốt chữa thoát vị đĩa đệm
Khi áp dụng bài thuốc này, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Đối tượng có thể áp dụng
Không phải lúc nào phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt cũng mang lại hiệu quả. Điều này còn tùy thuộc vào cơ địa, cách thực hiện và tình trạng bệnh của mỗi người. Phương pháp này chỉ thích hợp với người mắc bệnh ở mức độ nhẹ khi có các triệu chứng như tê bì chân tay, đau âm ỉ vùng cột sống thắt lưng hoặc vùng vai gáy…
Trong quá trình sử dụng, nên kết hợp với khác phương pháp điều trị khác như sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, các bài tập phục hồi chức năng xương khớp… Tuy nhiên, tốt nhất cần thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp. Bởi lẽ bài thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau, cải thiện các triệu chứng bệnh mà không thể điều trị dứt điểm.
Đối tượng không nên áp dụng
Không phải ai cũng có thể sử dụng lá lốt để chữa các bệnh về xương khớp. Không áp dụng bài thuốc này cho các trường hợp sau đây:
- Người mắc thoát vị đĩa đệm giai đoạn nặng vì sẽ không thấy hiệu quả ngược lại còn khiến bạn mất nhiều thời gian hơn
- Không áp dụng cho người có các triệu chứng dị ứng thuốc như tức ngực, khó thở, nổi mề đay, mẩn ngứa
- Không áp dụng bằng đường uống cho người mắc táo bón, nhiệt miệng, nóng trong, đau dạ dày…
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt hay các phương pháp dân gian khác thường có tác dụng chậm, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới thấy hiệu quả. Tuy nhiên, tốt nhất chỉ nên áp dụng dưới dạng phương pháp hỗ trợ, ngay khi có các biểu hiện của bệnh, bệnh nhân nên nhanh chóng thăm khám ở các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị.
Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!