Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu theo dân gian
Bạn có thể tham khảo các cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu sau đây để giúp giảm nhanh triệu chứng đau nhức và tăng khả năng bình phục bệnh mà không cần dùng đến thuốc.
Lợi ích của ngải cứu trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm
Ngải cứu hay còn gọi là ngải diệp hay co linh chi. Ngoài dùng trong chế biến ẩm thực, dược liệu này còn được dân gian sử dụng như vị thuốc điều trị bệnh. Với tính ấm, vị đắng và mùi thơm dịu nhẹ, ngải cứu thường được dùng với các mục đích chính như:
- Kháng khuẩn
- Chống viêm
- Điều hòa khí huyết
- Giảm đau
- Cầm máu
- Ôn kinh khán hàn
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu hiện đại cũng chỉ rõ, ngải cứu chứa nhiều dược chất hóa học tự nhiên có đặc tính sinh học cao như dehydro matricaria este, cinelo, tinh dầu và thuyon,… Những thành phần chứa trong dược liệu này có tác dụng làm giảm đau nhức thần kinh. Đồng thời giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp như thoát vị đĩa đệm hoặc đau dây thần kinh tọa hay gai cột sống,…
Bật mí cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
Người bệnh có thể áp dụng các cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu sau đây để nhanh chóng kiểm soát triệu chứng khó chịu do bệnh gây nên.
1. Ngải cứu và muối
Không chỉ riêng ngải cứu, muối cũng có tác dụng sát trùng và chống viêm. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn giúp thúc đẩy đưa các hoạt chất chứa trong ngải cứu thẩm thấu sâu, tăng tính hiệu quả trong điều trị. Chính vì vậy, khi kết hợp hai dược liệu này lại với nhau giúp tạo nên bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm hay, hỗ trợ giảm đau nhức.
+ Cách làm đơn giản như sau:
- Chuẩn bị ngải cứu và muối hạt trắng
- Ngải cứu đem rửa sạch và để cho ráo nước
- Sau đó, cho ngải cứu và muối hạt vào chảo và sao cho đến khi nóng
- Cho hỗn hợp này vào miếng vải bọc sạch và đắp lên khu vực đĩa đệm bị tổn thương khoảng 20 phút
- Lặp lại động tác từ 2 – 3 lần
Với cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu và muối này, bạn nên thực hiện thường xuyên vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
2. Ngải cứu và mật ong
Bên cạnh tác dụng cung cấp độ ẩm và dưỡng chất giúp dưỡng nhan, mật ong còn được dùng với mục đích tăng cường sức đề kháng cơ thể. Đồng thời giúp chống lại gốc tự do, từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng viêm và bảo vệ xương khớp, đĩa đệm khỏi những tổn thương.
+ Nguyên liệu cần có:
- Ngải cứu: 1 bó
- Mật ong: 2 muỗng cà phê
- Muối: 1/2 muỗng cà phê
+ Cách làm như sau:
- Ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ và xay nhuyễn
- Muối pha loãng với nước ấm và cho vào ngải cứu xay nhuyễn rồi vắt lấy nước
- Hòa tan mật ong và chia nước thuốc làm 2 rồi uống trong ngày
Nên uống hỗn hợp này đều đặn mỗi ngày, bạn sẽ cảm nhận triệu chứng bệnh thuyên giảm một cách rõ rệt.
3. Ngâm nước lá ngải cứu
Ngâm chân bằng nước ngải cứu, giúp tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng và stress. Đồng thời, cách làm này còn giúp kích thích máu lưu thông đến khu vực tổn thương. Từ đó giúp tăng dưỡng chất nuôi dưỡng, kích thích đĩa đệm phục hồi nhanh, giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
+ Cần chuẩn bị:
- Ngải cứu: 1 bó
- Muối: 2 muỗng
- Chậu gỗ: 1 cái
+ Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Ngải cứu sau khi được rửa sạch cho vào ấm
- Sau đó, thêm 2 lít nước và đun sôi khoảng 10 phút
- Tiếp đó, bạn cho muối vào và hoàn tan
- Chờ nước nguội hoặc pha thêm nước lạnh để hạ nhiệt độ nước xuống nhiệt độ thích hợp
- Tiến hành ngâm chân trong vòng 15 phút
Với cách làm này, bạn nên thực hiện thường xuyên và đều đặn 2 – 3 lần mỗi tuần. Tốt nhất nên ngâm chân trước khi đi ngủ vào buổi tối khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Không nên ngâm chân quá lâu trong nước tránh trường hợp máu dồn xuống chân, không lưu thông đến tim khiến bạn trở nên mệt mỏi hơn.
4. Ngải cứu và giấm gạo
Dùng ngải cứu và giấm gạo xoa bóp ngay tại vùng đĩa đệm bị tổn thương sẽ giúp giảm nhanh tình trạng đau nhức và khó chịu.
+ Cách thực hiện:
Chuẩn bị 3 gram ngải cứu và 200 ml giấm gạo
- Ngải cứu sau khi rửa sạch đem giã nát
- Sau đó trộn đều với giấm gạo và đem đun nóng
- Cho hỗn hợp thuốc vào khăn sạch và chườm lên khu vực đau khoảng 15 – 20 phút
Để giảm đau nhanh và thúc đẩy bệnh thoát vị đĩa đệm phục hồi nhanh, bạn nên áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày.
Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
Khi sử dụng ngải cứu điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, các bạn nên chú ý đến những thông tin sau đây:
- Ngải cứu chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm đau khi bệnh thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ. Trong trường hợp bệnh nặng, bạn nên thăm khám và điều trị theo đề nghị của bác sĩ
- Khi dùng ngải cứu dưới dạng chườm hoặc đắp nên chú ý nhiệt độ. Tránh không chườm ở nhiệt độ quá nóng để ngăn ngừa bỏng da
- Ngải cứu dùng theo dạng đắp ngoài với lượng không kể nhưng nếu dùng theo đường uống, bạn chỉ nên dùng với liều tối đa mỗi ngày từ 3 – 5 gram. Tuyệt đối, không nên sử dụng dược liệu này quá liều. Bởi theo các chuyên gia, nếu sử dụng ngải cứu quá liều quy định có thể gây ngộ độc. Ngoài ra, thảo dược này còn gây nên các tác dụng phụ nghiêm trọng khác như buồn nôn, co thắt chuột, lợm giọng, đau bụng hoặc rối loạn nhịp tim.
- Các hoạt chất chứa trong ngải cứu nếu tích tụ quá nhiều trong cơ thể có thể gây co giật toàn thân hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan. Do đó, người bị viêm gan không nên sử dụng
- Phụ nữ đang cho con bú hoặc mang thai không nên dùng ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm
- Người mắc bệnh thận hoặc các bệnh máu di truyền cũng không nên dùng
- Người bị dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng với các hoạt chất có trong ngải cứu không nên sử dụng
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu là bài thuốc kinh nghiệm dân gian được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, để hạn chế những rủi ro, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
⇒ Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 23/06/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!