Chữa thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu khi nào tốt nhất?
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu có khả năng hỗ trợ người bệnh hồi phục nhanh và không tái phát. Thời gian điều trị càng sớm, bệnh nhân càng có hi vọng chữa bệnh dứt điểm. Vì thế người bệnh cần theo dõi biểu hiện của bệnh để được thăm khám và điều trị kịp thời để hạn chế tối đa khả năng phẫu thuật.
Tác dụng của vật lý trị liệu trong điều trị thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp có thể gây ra những biến chứng lâu dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống người bệnh. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu là giải pháp được ưu tiên hàng đầu cho bệnh nhân mắc phải căn bệnh này.
Điều trị vật lý trị liệu giúp người bệnh giảm bớt sự khó chịu do cơn đau gây ra, đồng thời hạn chế nguy cơ phát triển biến chứng. Những lợi ích người bệnh nhận được khi điều trị vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm là:
- Vật lý trị liệu giúp bệnh nhân giảm đau lưng, đau đĩa đệm
- Tập vật lý trị liệu đều đặn sẽ làm giảm các áp lực lên hệ thống dây thần kinh.
- Người bệnh được tăng cường sức mạnh cơ bắp, tái hồi phục khu vực bị ảnh hưởng.
- Tập vật lý trị liệu hỗ trợ lưu thông oxy vào máu, cấp nước và chất dinh dưỡng đến đĩa đệm.
- Bệnh nhân có sức khỏe dẻo dai, giúp thực hiện các vận động điều trị dễ dàng hơn.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu khi nào tốt nhất?
Phương pháp tập vật lý trị liệu là cách điều trị thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc, không xâm lấn được bác sĩ khuyến khích hàng đầu. Thời gian thực hiện điều trị phù hợp nhất là ngay khi người bệnh nhận biết được mình bị thoát vị giai đoạn đầu hoặc thoát vị đĩa đệm trung bình.
Thoát vị đĩa đệm nhẹ hoàn toàn có thể điều trị khỏi bằng cách kết hợp tập vật lý trị liệu, châm cứu, mát-xa,…. Những trường hợp khuyến cáo không nên áp dụng phương pháp điều trị này là khi hệ rễ dây thần kinh đuôi ngựa bị chèn ép (nằm ngay bên dưới thắt lưng). Bệnh nhân sẽ phải mổ thoát vị đĩa đệm để tránh bị liệt vĩnh viễn.
Một số trường hợp người bệnh trong giai đoạn nặng sẽ được điều trị thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu. Tuy nhiên bệnh nhân nằm trong đối tượng chỉ định không có tổn tương sâu ở cột sống mới được điều trị với phương pháp này.
Bằng những động tác nhẹ nhàng và tác động đến các vị trí quan trọng, bác sĩ sẽ nắn chỉnh để sắp xếp các đốt sống về vị trí cơ bản. Kết hợp với điều trị vật lý trị liệu sẽ giúp bệnh nhân được kéo giãn cơ, làm giảm áp lên cột sống. Đồng thời bệnh nhân cũng sẽ được hướng dẫn các bài tập thể dục, điều trị lâu dài có thể thay thế cho phẫu thuật.
Các bài tập vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm
Để chữa thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu đạt hiệu quả, người bệnh cần được hướng dẫn từ nhà vật lý trị liệu/bác sĩ để hỗ trợ lưng và hạn chế phát sinh các cơn đau lưng sau khi tập.Những bài tập được áp dụng gồm có:
Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng
Bài tập cùng với con lăn
Chuẩn bị: 1 con lăn
- Người bệnh đặt con lăn ở phía dưới lưng trên và di chuyển lưng lên xuống theo nhịp.
- Dừng lại ở điểm tối đa và giữ nguyên tư tế để làm căng cơ phần cổ và lưng
- Cố định tư thế trong vòng 30 giây và tiếp tục thực hiện bài tập
Bài tập với quả bóng
Chuẩn bị: 1 quả bóng
- Người bệnh đặt bàn chân lên bóng và điều chỉnh tư thế để phần hông được căng ra.
- Người bệnh lưu ý giữ thăng bằng ở vùng hông chậu
- Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 5 giây và thực hiện 10 lần.
Bài tập với dây co
Chuẩn bị: 1 dây co có độ đàn hồi lớn
- Thắt một đầu dây co tập vào vị trí cố định và kéo đầu còn lại.
- Đặt tay ngang bằng vai, giữ hông di chuyển, khi thực hiện cần kéo căng phần cơ eo.
- Giữ nguyên tư thế trong 5 giây rồi thực hiện lại như vậy 10 lần.
Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Bài tập 1:
- Bệnh nhân ngồi thẳng lưng và thả lỏng vai
- Thực hiện nghiêng đầu qua phải/trái, sao cho vùng tai gần sát chạm tới vai
- Giữ nguyên tư thế nghiêng đầu trong khoảng 15 – 30 giây rồi đổi bên
- Mỗi ngày thực hiện động tác này 3 lần.
Bài tập 2:
- Tương tự bệnh nhân ngồi thẳng lưng, vai thả lỏng
- Xoay cổ từ từ sang 2 bên và chú ý để cằm hướng song song với vai
- Giữ nguyên tư thế đó từ 15 – 30 giây rồi đổi bên
- Lặp lại động tác trên 3 lần/ngày
Bài tập 3:
- Người bệnh ngồi thẳng lưng, giữ vai thả lỏng
- Bệnh nhân đẩy hai vai lên cao, giữ cánh tay thẳng rồi hít vào
- Giữ nguyên tư thế trong 15 -30 giây và hạ xuống, thở ra
- Thực hiện bài tập 3 lần/ngày
Khi nào người bệnh không nên tập vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm?
Mặc dù phương pháp tập vật ký trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm được đánh giá lành tính nhưng người bị gãy xương hoặc có khối u ở cột sống được khuyến cáo không nên áp dụng phương pháp này. Nguyên nhân là do:
- Kế hoạch điều trị vật lý trị liệu chỉ bao gồm những biện pháp thụ động, trong khi người bệnh bị gãy xương hoặc có khối u cột sống sẽ cần đến biện pháp thụ động và chủ động;
- Việc luyện tập những bài tập không phù hợp với thể trạng khiến cột sống thêm gánh nặng. Từ đó không chỉ điều trị không kết quả mà triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh tập vật lý trị liệu, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể tập thêm các bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm, kết hợp vận động thể chất, thở và thiền để giảm đau lưng. Ngoài ra điều trị theo phương pháp châm cứu cũng hỗ trợ người bệnh đối phó với các cơn đau ngắn hạn.
Hiện nay, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có rất nhiều hi vọng trong điều trị bệnh tận gốc nhờ tiến bộ trong điều trị kết hợp nhiều liệu pháp cùng nhau. Để chắc chắn về hiệu quả, bệnh nhân nên hiểu rõ tình trạng bệnh của mình và trình bàu với bác sĩ xương khớp, hoặc chuyên gia trị liệu để được đưa ra phương pháp điều trị đúng đắn.
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!