Cách chữa tổ đỉa bằng tỏi tại nhà giúp giảm ngứa tiêu mụn
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị tại chỗ, chữa tổ đỉa bằng tỏi cũng được xem là phương pháp cổ truyền giúp cải thiện triệu chứng viêm sưng và ngứa ngáy. Không những thế, biện pháp điều trị này vừa an toàn lại giúp tiết kiệm chi phí. Do đó, các bạn có thể sử dụng trong thời gian dài mà không lo về tác dụng phụ.
Lợi ích tuyệt vời của tỏi đối với bệnh tổ đỉa
Nghiên cứu khoa học cho biết, thành phần nổi tiếng có tác dụng dược lý mạnh trong tỏi là allicin. Hoạt chất này tuy không ổn định nhưng chúng có công dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ. Do đó, chúng giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy do bệnh tổ đỉa gây nên.
Bên cạnh đó, tỏi còn chứa lượng lớn hoạt chất chống oxy hóa. Vì vậy, dược liệu có tác dụng bảo vệ da, chống lại tác nhân gây bệnh. Đồng thời, tỏi còn giúp thúc đẩy tái tạo và chữa lành tổn thương trên da. Đặc biệt, nguyên liệu tự nhiên này còn giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể. Do đó, để kiểm soát triệu chứng bệnh tổ đỉa tại nhà, các bạn cũng có thể sử dụng dược liệu này.
Mẹo hay chữa tổ đỉa bằng tỏi
Chữa tổ đỉa bằng tỏi không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn dễ thực hiện. Để kiểm soát triệu chứng ngứa ngáy ở lòng bàn tay, ngón tay,… các bạn có thể thử áp dụng các mẹo điều trị tổ đỉa bằng tỏi theo kinh nghiệm dân gian sau đây:
1. Dùng tỏi nguyên chất kiểm soát triệu chứng tổ đỉa
+ Cách thực hiện:
- Sử dụng 1 – 2 củ tỏi đem bóc vỏ, giã nát
- Thêm một ít nước vào khuấy đều và lọc lấy nước
+ Cách dùng:
Thoa nước tỏi lên vùng da bị bệnh 2 – 3 lần/ tuần giúp làm xẹp nốt mụn nước và cải thiện tình trạng ngứa. Lưu ý, không dùng nước tỏi quá đặc để tránh tình trạng gây bỏng hoặc phồng rộp da.
2. Chữa tổ đĩa bằng tỏi và mật ong
Cũng giống như tỏi, mật ong chứa lượng lớn chất chống oxyx hóa tự nhiên gọi là polyphenol và flavonoid. Những hoạt chất này có tác dụng chống viêm, giúp giảm đỏ và sưng trên da. Bên cạnh đó, các thành phần dưỡng chất chứa trong mật ong còn có tác dụng chống vi rút, chống nấm và kháng khuẩn. Chưa kể đến, nguyên liệu tự nhiên này còn giúp làm lành tổn thương trên da nhanh chóng. Vì vậy, khi kết hợp mật ong với tỏi sẽ giúp tăng tính hiệu quả cho bài thuốc.
+ Cách thực hiện dễ dàng sau:
- Tỏi (5 củ) đem bóc bỏ vỏ ngoài
- Sau đó thái nhỏ hoặc đập dập
- Cho vào hủ thủy tinh, đổ ngập mật ong và ngâm
- Sau 1 tuần ngâm có thể sử dụng
+ Cách dùng:
Sau khi vệ sinh da sạch sẽ, dùng hỗn hợp mật ong và tỏi đắp lên vùng da bị tổn thương. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần mỗi tuần, giúp làm xẹp mụn nước, giảm ngứa và thâm trên da. Ngoài ra, các bạn cũng có thể ăn hỗn hợp mật ong và tỏi để tăng cường sức đề kháng và chữa bệnh. Mỗi ngày ăn một muỗng. Tốt nhất nên dùng sau khi ăn.
3. Sử dụng rượu tỏi chữa tổ đỉa
+ Nguyên liệu:
- Tỏi khô: 3 – 4 củ
- Rượu trắng có độ cồn 70 độ C: 300 ml
+ Cách thực hiện:
- Tỏi đem bóc vỏ và đập dập
- Cho vào lọ thủy tinh và đổ rượu vào ngâm khoảng 7 ngày
+ Cách dùng:
Dùng bông gòn thấm rượu tỏi thoa đều lên vùng da bị tổn thương do tổ đỉa gây nên. Thực hiện thường xuyên 2 – 3 lần mỗi tuần.
4. Chữa bệnh tổ đỉa từ các món ăn chế biến từ tỏi
Ngoài các mẹo nêu trên, các bạn cũng có thể thêm tỏi vào các món ăn hàng ngày nhằm giúp nâng cao sức đề kháng và hỗ trợ chữa bệnh. Dưới đây là một số món ăn, bạn có thể áp dụng:
- Bánh mì nướng bơ, tỏi: Bánh mì đem cắt thành các lát nhỏ có chiều dàu 2 – 3 cm. Sau đó, cho bánh mì vào khay nướng và bật nhiệt độ khoảng 10 – 15 phút. Tiếp đó, đun cho bơ tan chảy, trộn đều với tỏi băm nhuyễn và nêm nếm gia vị vừa ăn. Cuối cùng, quết hỗn hợp bơ, tỏi lên bánh mì và nướng thêm 5 phút là có thể thưởng thức.
- Gà nấu tỏi: Gà nên sử dụng phần má đùi (500 gram) đem rửa sạch, chặt nhỏ và ướp với ít muối và tiêu. Sau đó, bắc chảo dầu và cho gà vào chiên vàng và vớt để ráo. Chuẩn bị chảo mới, thêm dầu và cho tỏi để nguyên tép vào chiên. Khi tỏi vàng, cho gà vào, thêm nước lạnh, sữa chua, 2 muỗng canh rượu trắng và hạt nêm. Đun sôi nhỏ lửa cho đến khi gà chín, thêm ít paprika và nấu thêm 1 – 2 phút. Cuối cùng, tắt bếp, múc ra chén, thêm rau thơm và thưởng thức.
Lưu ý khi sử dụng tỏi chữa tổ đỉa
Trong quá trình sử dụng tỏi chữa bệnh tổ đỉa, các bạn cần chú ý những điều sau:
- Tỏi chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Vì vậy, trong quá trình chữa bệnh, các bạn cần sử dụng thêm thuốc bôi ngoài da hoặc một số loại thuốc điều trị đặc hiệu khác
- Tác dụng chữa bệnh từ các bài thuốc từ tỏi thường rất chậm. Do đó, đòi hỏi bạn phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài
- Tỏi chỉ giúp chữa bệnh tổ đỉa ở mức nhẹ. Vì thế, trong trường hợp bệnh nặng, các bạn nên đến bệnh viện thăm khám và chữa trị theo hướng thích hợp
- Mặc dù tỏi giúp tăng cường sức đề kháng nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây huyết áp cao hoặc làm tăng đường huyết. Do đó, các bạn không nên sử dụng đều đặn mỗi ngày với liều lượng cao. Tốt nhất nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng
- Lạm dụng quá nhiều tỏi có thể gây các khác dụng phụ như đầy bụng, tiêu chảy, ợ nóng hoặc buồn nôn,…
- Người bị dị ứng với tỏi không nên sử dụng chữa tổ đỉa bằng tỏi để tránh phản ứng dị ứng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Ngoài các lưu ý này ra, để tăng tính hiệu quả cho bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa từ tỏi, các bạn cũng nên chú ý cách vệ sinh tay chân, thân thể sạch sẽ. Đồng thời nên xây dựng chế độ ăn khoa học bằng cách bổ sung nhiều rau xanh và hạn chế sử dụng chất béo chứa transfat.
Đặc biệt, nên tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc các đồ uống chứa chất kích thích. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên có chế độ tập luyện phù hợp nhằm nâng cao hệ miễn dịch và tăng cường sức bền cho cơ thể chống lại bệnh tật.
Chữa tổ đỉa bằng tỏi là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng nhưng biện pháp điều trị này đến nay vẫn chưa được khoa học kiểm chứng. Vì vậy, để giảm những ảnh hưởng không mong muốn có thể xảy ra, các bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
→ Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 16/08/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!