TOP 5 cách chữa viêm họng bằng tỏi hiệu quả, cực dễ làm và tiết kiệm

Không chỉ là một gia vị có mặt trong bữa ăn hàng ngày, tỏi còn được biết đến với nhiều công dụng trị bệnh bởi đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn nổi trội. Tham khảo ngay cách chữa viêm họng bằng tỏi cực đơn giản, ai cũng có thể làm ngay tại nhà trong bài viết dưới đây nhé!

Tại sao tỏi có thể chữa viêm họng hiệu quả?

Trong tỏi có rất nhiều vitamin và các khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe của hệ miễn dịch như B1, B6, C, mangan, canxi, đồng, selen… Tuy nhiên, thành phần quý nhất của tỏi phải kể đến là allicin có hoạt tính kháng sinh, được ví như kháng sinh tự nhiên rất hiệu quả. Allicin có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng – nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm họng hạt….

Tỏi chứa allicin có tác dụng tiêu diệt cả vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng
Tỏi chứa allicin có tác dụng tiêu diệt cả vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng

Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí nghiên cứu về Miễn dịch (Journal of Immunology Research states) của Hoa Kỳ vào 2015, tỏi đã được chứng minh là có đặc tính điều hòa miễn dịch và chống viêm thông qua quá trình điều chế các cấu hình cytokine và kích thích trực tiếp các tế bào miễn dịch. Việc xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh là điều vô cùng quan trọng trong điều trị và phòng chống các bệnh do nhiễm trùng.

Khi chữa viêm họng bằng tỏi, người bệnh cũng nhận được nhiều lợi ích sức khỏe khác: phòng chống bệnh tim mạch, hạ huyết áp, chống dị ứng, ngăn ngừa ung thư…

5 cách chữa viêm họng bằng tỏi ai cũng nên biết

Khi trị viêm họng bằng tỏi, người bệnh có thể kết hợp với những nguyên liệu dễ tìm ngay trong nhà bếp như sữa, mật ong hoặc bằng các phương pháp đơn giản như nướng, ngâm, giã nhuyễn…

1. Sử dụng tỏi kết hợp sữa

Nếu người bệnh khó ngửi mùi tỏi thì hãy kết hợp cùng với sữa tươi để làm dịu mùi vị. Sữa tươi cũng có hàm lượng canxi và chất dinh dưỡng cao giúp tăng cường các vi khuẩn có lợi cho hệ miễn dịch và bảo vệ cổ họng. 

Trị viêm họng bằng tỏi kết hợp với sữa
Trị viêm họng bằng tỏi kết hợp với sữa

Nguyên liệu:

  • 1 củ tỏi
  • 200ml sữa tươi

Cách thực hiện:

  • Tỏi sau khi bóc vỏ, rửa sạch thì đập dập
  • Cho tỏi trộn cùng sữa tươi rồi đun trên bếp khoảng 10 phút

Cách dùng: Uống hỗn hợp sữa tỏi 1 lần/ngày, có thể ăn cả tỏi hoặc không.

2. Chữa viêm họng cho bé bằng tỏi nướng

Trong trường hợp viêm họng nhẹ, cha mẹ không nên sử dụng thuốc tân dược mà hãy chữa cho bé bằng tỏi nướng. Tỏi khi được nướng lên cũng giảm đi mùi vị cay nồng tự nhiên nên bé có thể dễ dàng sử dụng.

Chữa viêm họng cho bé bằng tỏi nướng
Chữa viêm họng cho bé bằng tỏi nướng

Nguyên liệu:

  • 2-3 tép tỏi
  • 30ml nước
  • Muối hạt

Cách thực hiện

  • Tỏi giữ nguyên vỏ và mang nướng cho đến khi cháy xém vỏ và có mùi thơm nhẹ
  • Sau khi tỏi nguội thì bóc vỏ, bỏ những phần cháy rồi trộn cùng muối hạt và nước 
  • Đem hỗn hợp giã nát, bỏ xác chắt lấy nước cốt cho bé dùng luôn

Cách dùng: hỗn hợp ở ngoài không khí quá 10 phút sẽ mất tác dụng nên chế biến xong cần cho bé dùng luôn, dùng 1 lần/ngày.

3. Chữa viêm họng cho bà bầu bằng tỏi ngâm giấm gạo

Người bệnh có thể chữa viêm họng hạt bằng tỏi ngâm giấm gạo. Sau khi gạo lên men thành giấm sẽ sản sinh ra các chất có tác dụng sát khuẩn và ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp. Vì vậy, giấm tỏi có thể giúp người bệnh giảm sưng, tiêu viêm và làm giảm nguy cơ truyền nhiễm bệnh.

Giấm tỏi ngăn ngừa bệnh viêm họng hiệu quả
Giấm tỏi ngăn ngừa lây nhiễm viêm họng hạt

Nguyên liệu:

  • 0,5kg tỏi tươi
  • 400 ml dấm gạo
  • 1,5l nước lọc
  • Muối
  • Đường

Cách thực hiện:

  • Đun 1,5l nước lọc cùng với một ít muối, nước sôi thì tắt bếp
  • Sau đó đem tỏi đã bóc vỏ rửa sạch ngâm vào nồi nước đã đun sôi khoảng 10 phút
  • Với tỏi ra và để ráo nước, sau đó đựng vào 1 lọ thủy tinh, thêm dấm gạo và ít đường.
  • Bảo quản khoảng 10 ngày rồi đem ra dùng

Cách dùng: dùng 2 lần/ngày, mỗi lần ăn 1 muỗng cafe tỏi ngâm.

4. Mẹo chữa viêm họng bằng rượu tỏi

Rượu nếp trắng có tác dụng khử trùng rất tốt nên khi kết hợp cùng tỏi có thể làm sạch họng và tái tạo tổn thương ở vùng niêm mạc. Ngoài ra, rượu tỏi cũng có khả năng giảm lượng cholesterol trong máu, tốt cho người bị tim mạch và huyết áp.

Rượu tỏi giúp làm sạch và tái tạo tổn thương niêm mạc họng
Rượu tỏi giúp làm sạch và tái tạo tổn thương niêm mạc họng

Nguyên liệu:

  • 10 củ tỏi khô
  • Rượu nếp trắng 40 độ

Cách thực hiện

  • Tỏi khô sau khi bóc vỏ, rửa sạch rồi thái nhỏ
  • Cho tỏi vào bình thủy tinh rồi đổ rượu ngập sấp mặt tỏi
  • Bảo quản trong khoảng 10 ngày cho đến khi tỏi chuyển sang màu vàng thì đem dùng.

Cách dùng: dùng 2 lần/ngày trước bữa ăn khoảng 15 phút, mỗi lần lấy khoảng 5ml.

5. Chữa viêm họng bằng tỏi và mật ong

Mật ong cũng có tính kháng khuẩn, kháng viêm nên khi kết hợp cùng tỏi có thể đẩy nhanh quá trình chữa trị viêm họng cho người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi vì có thể gây ngộ độc.

Chữa viêm họng bằng tỏi và mật ong không sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi
Chữa viêm họng bằng tỏi và mật ong không sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi

Nguyên liệu:

  • 2-3 củ tỏi
  • 2 muỗng mật ong

Cách thực hiện:

  • Tỏi sau khi bóc vỏ thì đập dập rồi trộn cùng mật ong.
  • Hấp cách thủy hỗn hợp trong khoảng 20 phút.
  • Sau khi để nguội thì đem dùng cả phần nước lẫn phần xác.

Cách dùng: dùng 3 lần/ngày, trước bữa ăn khoảng 15 phút.

Chữa viêm họng bằng tỏi cần lưu ý điều gì?

Theo Thầy thuốc ưu tú Lê Phương, không thể phủ nhận tác dụng kháng sinh, kháng viêm, diệt khuẩn, kháng virus của tỏi. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp viêm họng đều có thể chữa bằng tỏi. Trước khi áp dụng sử dụng các chữa viêm họng bằng tỏi, người bệnh cần kiểm tra rõ mức độ bệnh lý của mình và nắm chắc những lưu ý sau:

  • Ăn tỏi sống có thể trị bệnh nhưng thường dẫn đến một số tác dụng phụ như ợ nóng, buồn nôn, tiêu chảy…
  • Người có đường tiêu hóa kém có thể bị kích ứng dạ dày khi dùng quá nhiều tỏi.
  • Người bị rối loạn đông máu, người có ý định phẫu thuật không nên sử dụng tỏi trong vòng 2 tuần trước và sau phẫu thuật, bởi tỏi làm chậm quá trình đông máu.
  • Người có huyết áp thấp, tiểu đường nên thận trọng trong sử dụng tỏi vì tỏi có tác dụng hạ huyết áp và hạ đường huyết.
  • Không nên chữa viêm họng cho bà bầu bằng tỏi khi sử dụng cùng các loại thuốc điều trị khác vì tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ
  • Trẻ em chỉ nên dùng tỏi với liều lượng vừa phải trong một thời gian ngắn, tiêu thụ với liều lượng lớn có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Bác sĩ Lê Phương nhấn mạnh, những trường hợp viêm họng nặng như viêm họng do liên cầu khuẩn, viêm mủ, viêm họng hạt, viêm mãn tính thì cần lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp hơn, giúp giải quyết bệnh triệt để. Những cách chữa viêm họng từ tỏi chưa đủ dược tính để chữa khỏi hoàn toàn. Người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng, tránh bỏ lỡ thời điểm điều trị phù hợp.

Thay vì chỉ sử dụng tỏi để chữa viêm họng, người bệnh có thể điều trị bằng bài thuốc thảo dược y học cổ truyền. Những bài thuốc thảo dược có tác dụng chữa lành tổn thương bên trong tại các tạng phủ, giúp tăng cường sức đề kháng. Từ đó thuốc tạo nội lực chống lại các tác nhân bên ngoài, đẩy lùi bệnh triệt để hơn. Đặc biệt, các bài thuốc thảo dược thường an toàn và lành tính hơn hoạt chất thuốc tây y. Do đó, thuốc thảo dược phù hợp với những bệnh nhân đã viêm nặng, dai dẳng, cần điều trị trong thời gian dài.

Như vậy, chữa viêm họng theo dân gian nói chung và bằng tỏi nói riêng chỉ có tác dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, hoặc là biện pháp hỗ trợ bên cạnh phương pháp điều trị chính. Trong trường hợp viêm họng nặng hay có nhiều triệu chứng đi kèm khác, người bệnh nên sử dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Ngày Cập nhật 03/06/2024

Bình luận (3)

  1. Hương says: Trả lời

    Em cho con uống tỏi mà mùi quá nó không chịu uống mấy chioj ạ, mà cứ ho sù sụ ra uống thuốc k hết

  2. Bé trang says: Trả lời

    Cu nhà em hay ho khục khục em nghiền tỏi đun với sữa rùi cho bé uống đượ hông, cu em 8 tháng tuổi]

  3. Trần Thanh Mai says: Trả lời

    ad ơi, mình bị viêm họng mãn tính, thi thoảng hay bị lại ý, gần đây uống thuốc tây xong thì đỡ, thế giờ ăn tỏi thì có được không, hay khi nào có bệnh thì mới ăn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *