Bệnh viêm xoang: Dấu hiệu & 10 cách chữa tại nhà bằng dân gian hiệu quả
Viêm xoang là gì, làm thế nào để nhận biết bệnh? Đây là những câu hỏi được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Bởi vì không khí ngày càng ô nhiễm, thời tiết cũng có nhiều biến đổi không theo quy luật vốn có. Mũi xoang vì vậy dễ bị tổn thương và viêm nhiễm. Chữa viêm xoang đối với nhiều người không phải là chuyên dễ dàng vì những tác dụng phụ của thuốc tây. Hãy cùng tìm hiểu những nội dung sau để biết được câu trả lời và những cách chữa viêm xoang tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên an toàn được nhiều người áp dụng.
Bệnh viêm xoang là gì? và những dấu hiệu nhận biết
Bệnh Viêm xoang là căn bệnh có tỉ lệ bệnh nhân ngày một tăng lên tại Việt Nam. Căn bệnh này thường dai dẳng và khó chữa dứt điểm nếu phát hiện muộn và điều trị không hiệu quả. Vậy viêm xoang là gì và làm thế nào để nhận biết căn bệnh này?
Bệnh viêm xoang là gì?
Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm, tổn thương tại lớp niêm mạc lót trong các hốc xoang vùng sọ đầu mặt. Tác nhân gây viêm thường là virus, vi khuẩn, nấm. Chúng xâm nhập vào các hốc xoang gây tổn thương, phù nề niêm mạc lót, tăng tiết dịch nhầy trong xoang. Khi các lỗ thông xoang bị bít tắc, dịch ứ lâu hóa mủ, không thoát ra ngoài gây viêm xoang.

Viêm xoang có hai dạng chính là viêm xoang cấp tính & viêm xoang mãn tính. Tùy theo vị trí xoang bị viêm, viêm xoang có thể có các loại như viêm xoang trán, viêm xoang sàng, viêm xoang bướm, viêm xoang hàm, viêm, đa xoang (viêm nhiễm tại nhiều hơn 1 loại xoang).
Dấu hiệu ,triệu chứng viêm xoang thường gặp
Mỗi loại viêm xoang thường có các triệu chứng đặc trưng. Nhìn chung, người bệnh có thể phán đoán mình mắc viêm xoang hay không thông qua những triệu chứng điển hình sau:
Đau nhức: Đau đầu, đau mặt, nhất là những khu vực xoang bị viêm. Đau nhiều nhiều khi ấn vào xoang.
- Viêm xoang hàm: Đau vùng má
- Viêm xoang trán: Đau đầu, đau dọc khu vực lông mày, đau trong khung giờ nhất định.
- Viêm xoang sàng: Xoang sàng trước viêm gây đau nhức giữa hai mắt. Viêm xoang sàng sau gây đau nhức sâu trong đầu và sau gáy.
- Viêm xoang bướm: Đau nhức sau gáy và đau sâu sau mũi
Chảy dịch: Dịch nhày chảy nhiều, chảy xuống mũi hoặc họng tùy vào vị trí xoang bị viêm. Nếu bệnh nhân bị viêm tại nhóm xoang trước như xoang trán, xoang sàng trước, xoang hàm thì dịch sẽ chảy xuống mũi. Khi đó, bệnh nhân thường khụt khịt, tắc nghẹt mũi.
Nếu bị viêm ở nhóm xoang sau gồm xoang bướm, xoang sàng sau thì dịch nhày thường chảy xuống phía sau thành họng. Do vậy bệnh nhân thường khó chịu họng, muốn khác nhổ. Dịch nhày có thể có màu trắng đục, vàng nhạt hoặc màu xanh, thường có mùi hôi.

Nghẹt mũi: Đây là triệu chứng đặc trưng khi bị viêm xoang. Tình trạng nghẹt diễn ra ở 1 hoặc cả 2 bên, gây khó thở và mệt mỏi cho người bệnh.
Điếc mũi: Viêm xoang không được chữa trị sớm và tích cực sẽ gây phù nề nhiều. Nhiều người bệnh không phân biệt được mùi khi ngửi.
Ngoài ra, viêm xoang còn có thể có một số dấu hiệu khác như đau đầu, sốt nhẹ, sốt cao, chóng mặt hoặc choáng váng khi nghiêng người về phía trước, đau xung quanh vùng mắt theo từng cơn và nhịp mạch đập. Đau nhức khi hắt hơi mạnh…
Các triệu chứng viêm xoang ở mức độ cấp tính thường diễn ra trong thời gian ngắn, khoảng dưới 4 tuần. Những bệnh nhân bị viêm xoang mãn tính, triệu chứng kéo dài ít nhất 12 tuần và thường xuyên tái phát.
Viêm xoang là bệnh rất dễ biến chứng nếu không sớm điều trị. Người bệnh có thể bị suy giảm thị lực, viêm tai giữa, viêm nhiễm hầu họng, viêm phế quản, nghiêm trọng hơn có thể là thấp tim, nhiễm trùng máu. Khi các triệu chứng mới khởi phát là thời điểm thuận lợi nhất để loại bỏ bệnh hoàn toàn.
Top 10 Cách chữa bệnh viêm xoang tại nhà bằng dân gian:
Trong giai đoạn triệu chứng nhẹ mới khởi phát, người bệnh có thể sử dụng một số mẹo chữa viêm xoang tại nhà đơn giản để điều trị. Các cách chữa dân gian dùng nguyên liệu thiên nhiên, gần gũi, dễ kiếm với cách thực hiện đơn giản. Những biện pháp dân gian lành tính hơn, giúp người bệnh tránh được những tác dụng phụ do kháng sinh và thuốc tây y mang lại. Một số mẹo chữa viêm xoang tại nhà dược áp dụng phổ biến nhất có có thể kể tới là:
1. Chữa viêm xoang bằng tỏi
Tỏi chứa nhiều chất kháng sinh tự nhiên Allicin, có tác dụng rất tốt trong việc kháng khuẩn, chống viêm nhiễm. Vì vậy, tỏi được sử dụng trong nhiều bài thuốc hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng viêm xoang trong dân gian.

Một số cách chữa viêm xoang từ tỏi được nhiều người áp dụng là:
- Ăn tỏi: Người bệnh có thể ăn một vài tép tỏi sống trong bữa ăn hằng ngày (nấu chín sẽ làm tỏi mất tác dụng) vừa giúp kháng khuẩn, vừa chống viêm nhiễm và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể rất tốt… Ngoài ra, người bệnh có thể nghiền tỏi, thêm một chút dầu ô liu và muỗi vào trong cối. Ăn một thìa hỗn hợp này trước bữa ăn,ít nhất khoảng một tuần.
- Chữa viêm xoang bằng rượu tỏi: Chuẩn bị 200gr tỏi tươi, 300ml rượu trắng. Tỏi bóc vỏ thái lát mỏng hoặc để nguyên cho vào bình thủy tinh ngâm với rượu trắng khoảng 10 ngày. Khi rượu trong bình chuyển thành màu vàng, có thể mang ra dùng. Mỗi lần uống 1 thìa cà phê x 2 lần/ngày vào trước khi ăn sáng và trước khi đi ngủ tối.
- Rượu tỏi thoa vào mũi: Dùng tăm bông chấm vào rượu tỏi và đặt vào hốc mũi. Chờ vài phút rồi xì nhẹ cho dịch xoang chảy ra.
2. Chữa viêm xoang bằng lá chanh
Theo ghi chép của các sách Đông y, lá chanh có vị ngọt cay, tính bình, chỉ khái, sát khuẩn, tiêu viêm. Lá chanh xuất hiện trong các bài thuốc chữa viêm xoang vì thành phần tinh dầu có trong lá chanh có khả năng sát khuẩn, chống lại vi khuẩn, vi trùng gây nên bệnh viêm xoang.

Cách dùng:
- Súc miệng: Dùng lá chanh khô, đun sôi trong vòng 10 phút. Sau đó chắt lấy nước và sử dụng nó để súc miệng mỗi ngày, giúp thông mũi, thông họng và hạn chế nhầy.
- Xông hơi lá chanh bồ kết: Dùng 3 nắm lá chanh rửa sạch rồi vò nát cho vào nồi nước 3 lít đun sôi. Bồ kết (10 quả) đem nướng thơm rồi bẻ khúc cho vào nồi. Khi nước sôi bắc xuống đổ ra thau. Dùng chăn trùm kín đầu và chậu nước để xông hơi. Tuần đầu có thời gian có thể áp dụng mỗi ngày. Sang tuần 2 áp dụng 3 lần/tuần. Lưu ý cách này không phù hợp với phụ nữ đang có thai.
3. Chữa viêm xoang bằng lá lốt
Nhiều nghiên cứu cho thấy hai thành phần piperin và piperidin trong tinh dầu lá lốt có tác dụng như một chất kháng sinh tự nhiên. Chúng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây viêm, làm tiêu viêm, diệt khuẩn, thông thoáng lỗ mũi, cải thiện triệu chứng viêm xoang rõ rệt.

Cách dùng:
- Sử dụng nước cốt lá lốt: Chuẩn bị một năm lá lốt, đem ngâm nước muối loãng rồi rửa sạch. Giã nát lá lốt để vắt lấy nước cốt. Rửa sạch mũi bằng nước muối sinh lý. Dùng tăm bông chấm nước này đặt vào hốc mũi hoặc nhỏ 2 – 3 giọt nước cốt vào mũi. Áp dụng mỗi ngày 2 lần.
- Xông hơi lá lốt: Chuẩn bị một nắm cây lá lốt, cả thân và rễ. Rửa sạch cây lá lốt rồi cho vào nồi nước sạch đun sôi. Chắt nước ra chậu và trùm chăn kín để xông hơi.
4. Chữa viêm xoang bằng nghệ
Nghệ có chứa curcumin có tác dụng chống viêm, giảm tình trạng sưng viêm, giảm đau và áp lực lên xoang mũi. Nghệ còn có khả năng phục hồi tổn thương niêm mạc xoang, giúp tăng cường dẫn lưu xoang, nhờ đó người bệnh thở dễ dàng hơn.
Cách thực hiện:
- Mật ong nghệ: Trộn nghệ với mật ong theo tỉ lệ 1 : 1. Mỗi lần sử dụng lấy một muỗng cà phê hỗn hợp ngậm khoảng 5 – 10 phút. Mỗi ngày ngậm 4 – 5 lần.
- Nước cốt nghệ: Dùng một củ nghệ tươi rửa sạch giã nhuyễn lấy nước cốt. Nhỏ nước cốt vào mũi đến khi bệnh thuyên giảm.
5. Chữa viêm xoang bằng hoa ngũ sắc
Với hàm lượng lớn tinh dầu có thành phần chống viêm, chống dị ứng, giảm phù nề, cây ngũ sắc được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa viêm xoang cả dạng cấp tính và mãn tính.

Cách dùng:
- Để thực hiện phương pháp này tại nhà, tương tự như lá lốt, bạn cũng có thể dùng tăm bông chấm dịch nước cốt hoa ngũ sắc và đặt vào hốc mũi 20 phút mỗi ngày.
- Uống nước cốt: Dùng 30 – 35g cây tươi, rửa sạch với nước muối loãng, để ráo nước. Giã nát rồi vắt nước uống. Ngoài ra, có thể dùng dùng 15 – 30g cây khô sắc với 200ml nước sạch. Dùng nước này uống mỗi ngày 2 lần trước bữa ăn, cho đến khi thấy triệu chứng được cải thiện.
- Xông hơi: Dùng cây ngũ sắc tươi, rửa sạch rồi đem nấu với nước. Dùng nước này xông hơi sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn trong các hốc xoang hiệu quả. Khi xông hơi chú ý hít thở sâu trong khoảng 10 – 15 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất.
6. Chữa viêm xoang bằng gừng
Đông y cho rằng, gừng có vị cay, tính ấm, quy vào 3 kinh phế, tỳ, vị có tác dụng tán hàn, ôn trung, tiêu đàm, giải độc. Bên cạnh đó, tinh dầu gừng còn có tác dụng làm giãn mạch vùng mũi họng, làm chảy dịch mũi và đẩy dịch xoang ra ngoài. Do vậy gừng được sử dụng rất phổ biến trong các bài thuốc YHCT, trong đó có bài thuốc chữa viêm xoang.
- Nước cốt gừng: Gừng tươi, thái lát mỏng, rửa sạch cho vào nồi nước đun khoảng 15 phút. Khi nước gừng bớt nóng, lấy khăn sạch thấm đều nước gừng rồi đắp nhẹ lên mặt, hít lấy hơi nóng bốc ra từ khăn. Thực hiện liên tục 3 – 5 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 1 phút.
- Gừng và củ hành khô: Giã nhuyễn gừng và hành khô, lọc lấy nước, trộn lại với nhau và nhỏ mũi đều đặn từ 3 -5 lần/ ngày.
- Gừng và ngó sen: Giã nát 2 nguyên liệu này, trộn 1 phần gừng và 5 phần ngó sen lại với nhau. Đắp hỗn hợp này từ chân mày lên trán của người bệnh trong khoảng 20 phút mỗi lần.
7. Rửa mũi hàng ngày bằng nước muối
Một trong những cách đơn giản nhất, rẻ nhất, mang lại hiệu quả nhất để ngăn ngừa và điều trị các vấn đề về xoang là rửa mũi. Bạn có thể thực hiện ngay tại nhà, ít nhất một lần mỗi ngày theo các bước sau:

- Dùng một bình đựng hoặc một lọ nước muối sinh lý dạng phun sương hoặc bình đựng dạng củ tỏi. Bạn cũng có thể dùng một xi lanh đã hút đầy dung dịch nước muối sinh lý chuyên dùng để rửa mũi họng.
- Đặt vòi của bình xịt hoặc xi lanh vào một bên cánh mũi. Chú ý há miệng và nghiêng đầu 1 góc 45 độ vào bồn rửa hoặc chậu để khi rửa nước mũi chảy ra rơi đúng vào chậu. Không được ngả đầu về phía sau sẽ khiến nước muối chảy ngược vào bên trong mũi họng.
- Xịt từ từ nước muối vào một bên cánh mũi. Không được thở bằng mũi mà phải thở bằng miệng. Nước mũi sẽ chảy sang cánh mũi còn lại và ra ngoài.
- Lặp lại quy trình ở cánh mũi còn lại.
- Có thể kiểm tra mũi đã sạch chưa bằng cách xì nhẹ mũi. Cần đảm bảo dịch trong mũi đã sạch trước khi kết thúc quá trình rửa.
Khi thực hiện bạn phải thao tác đúng quy trình và kỹ thuật để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi, đặc biệt là với trẻ em.
8. Xông hơi chữa viêm xoang
Xông hơi là biện pháp giúp làm ẩm và giữ ẩm cho đường mũi xoang rất hiệu quả. Hơi hít vào có thể làm dịu các mô xoang, mang lại cảm giác thông thoáng, sạch sẽ. Cách làm:
- Đun sôi một nồi nước, sau đó tắt lửa. Trong nước có thể nhỏ thêm 1 vài giọt tinh dầu như dầu khuynh diệp, tinh dầu oải hương hoặc tinh dầu hoa cúc
- Đặt một chiếc khăn lên đầu và cúi xuống chậu để hít lấy hơi nước bằng mũi. Cẩn thận không để mặt quá gần chậu nước nóng và nhắm mắt lại. Khi chậu nước nguội dần, bạn có thể di chuyển mặt lại gần hơn.
9. Mát xa kết hợp bấm huyệt
Bấm huyệt từ lâu đã được sử dụng để điều trị cảm lạnh, cúm và các vấn đề về xoang. Các động tác mát xa mũi sẽ làm ấm luồng khí huyết và kích thích sự lưu thông máu ở các hốc xoang, từ đó giảm thiểu sự bít tắc xoang, làm giảm triệu chứng. Mát xa vùng xoang đau nhức từ 10 – 20 lần đến khi thấy vùng mũi ửng đỏ thì mới đạt hiệu quả. Nhưng lưu ý không dùng lực quá mạnh sẽ gây đau và khó chịu hơn.

Kết hợp mát xa bằng tinh dầu và ấn huyệt từ 3 -7 lần mỗi ngày để tăng hiệu quả:
- Huyệt nghinh hương: Nằm hai bên cánh mũi từ hốc mắt thẳng xuống. Dùng 2 đầu ngón tay trỏ ấn mạnh vào huyệt này sẽ giúp giảm nhức đầu, nghẹt mũi, giảm căng thẳng.
- Huyệt toản trúc: Nằm đối xứng dưới chân lông mày ở phía trong. Thực hiện mát xa bằng cách ấn hoặc xoa theo vòng tròn trong vòng 1 phút.
- Huyệt ấn đường: Day nhẹ huyệt ấn đường ở vị trí giữa 2 đầu lông mày trong 1-2 phút mỗi lần có thể giúp giảm triệu chứng nhức đầu, ngạt mũi.
- Vuốt và bẻ mũi: Dùng 2 đầu ngón tay vuốt đều lỗ mũi và bẻ mũi qua lại khoảng 15 – 20 lần.
Ngoài giảm đau nhức, giảm triệu chứng, bấm huyệt và mát xa hằng ngày còn giúp thư giãn và cải thiện thị lực rất tốt.
10. Chườm nóng, chườm lạnh
Chườm khăn nóng có thể làm giảm áp lực trên xoang mũi, làm lỏng và giúp dịch nhầy dễ thoát ra ngoài hơn. Trong khi đó, chườm lạnh sẽ làm dịu các cơn đau đầu, đau mặt do tác dụng co mạch máu, giảm sung huyết.
Hãy chuẩn bị 1 chiếc khăn sạch, nhúng nước nóng vắt ráo và chườm lên vùng trán mũi trong 3 phút. Khi khăn đã nguội, lập tức lấy khăn ra và đắp lên đó một chiếc khăn khác đã thấm nước lạnh và vắt khô trong 30 – 45 giây. Bạn nên lặp lại quá trình này mỗi ngày 4 – 5 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Với những thông tin về các cách chữa viêm xoang tại nhà trên mong rằng sẽ giúp người bệnh hiểu rõ về các mẹo chữa viêm xoang hiện nay. Cách chữa tại nhà mang đến những hiệu quả nhất định nhưng khó chữa triệt để bệnh. Vì vậy hãy tìm hiểu kỹ càng và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn nếu muốn áp dụng các mẹo điều trị tại nhà.
ArrayNgày Cập nhật 31/05/2024