Da Đầu Bị Đỏ, Ngứa Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị Hiệu Quả
Tình trạng da đầu bị đỏ ngứa có thể do kích ứng tạm thời, cũng có thể là các bệnh lý về da đầu cần được điều trị. Người bệnh cần nhận định đúng tình trạng bệnh của mình để có hướng điều trị phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ những nguyên nhân khiến da đầu bị đỏ, ngứa và cách khắc phục hiệu quả, an toàn nhất.
Da đầu bị đỏ, ngứa là bệnh gì?
Tình trạng da đầu bị đỏ, ngứa không hiếm gặp, điều này thường khiến người bệnh bỏ qua giai đoạn điều trị đầu tiên. Hầu hết các bệnh về da đầu đều có triệu chứng lâm sàng là các cơn ngứa dai dẳng, da khô bong tróc và đỏ tại một số khu vực. Trong đó những bệnh lý phổ biến thường gặp phải gồm có:
Bệnh viêm nang lông
Viêm nang lông chân tóc còn được gọi là bệnh viêm nang chân tóc, là một dạng viêm lỗ chân lông tại da đầu. Bệnh gây ra các cơn ngứa kéo dài dai dẳng và khó chữa. Thói quen cào gãi vô tình khiến làn da nhiễm khuẩn thứ phát, phát triển thành chốc lở, viêm da đầu. Những trường hợp viêm nang chân tóc nghiêm trọng khiến người bệnh mất ngủ và stress trầm trọng.
- Bệnh bùng phát mạnh mẽ vào mùa hè với những triệu chứng đặc trưng như:
- Da đầu bị nổi mụn nước ban đầu, mụn vỡ và hình thành mủ bên trong
- Tại chân tóc có các nốt sần tạo thành các vùng da sần đỏ thành từng mảng
- Da đầu có vảy ngứa ngáy, người bệnh rụng tóc nhiều
- Giai đoạn nhiễm khuẩn có mụn mủ và mọc nhọt thành từng cụm.
Với những trường hợp viêm nang chân tóc đơn giản không có các mụn mủ. Tình trạng da đầu bị đỏ, ngứa kèm theo mụn mủ xảy ra khi da đầu bị nhiễm vi khuẩn khu trú tại nang tóc. Bên cạnh đó, những tác nhân từ môi trường như khói bụi, dầu gội, ủ mồ hôi cũng khiến tuyến bã nhờn bị tắc và phát sinh nấm. Người có thói quen vận động nhiều, lười vệ sinh, lười gội đầu… có nguy cơ mắc bệnh viêm nang chân tóc cao.
Các biến chứng của viêm nang chân tóc tương đối nguy hiểm, người bệnh có thể bị hói, suy nhược thần kinh, giảm sút trí nhớ… Để điều trị, bệnh nhân sẽ được chỉ định các loại dầu gội đặc trị viêm chân tóc có thành phần Tar, Ketoconazole, Circlopirox, Pyrithione Kẽm,….
Ngoài ra người bệnh tập thói quen giữ vệ sinh da đầu và tránh gãi nhiều, không để tóc ướt khi đi ngủ. Với những tình trạng viêm nang tóc nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc uống kết hợp thuốc bôi để đẩy lùi triệu chứng.
Bệnh viêm da đầu tiết bã
Viêm da tiết bã da đầu là nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng da đầu bị đỏ, ngứa và bong tróc kém thẩm mỹ. Đây là bệnh lý lành tính và có thể cải thiện đơn giản bằng nhiều cách, trong đó sử dụng dầu gội trị viêm da tiết bã là phương pháp mang lại hiệu quả lâu dài.
Tình trạng viêm da đầu tiết bã có thể lan rộng đến các vị trí cổ, gáy hoặc trên khuôn mặt. Với những bệnh nhân bị ảnh hưởng đến vùng da đầu đôi khi còn được gọi là gàu. Gàu là biến chứng khó điều trị của viêm da tiết bã, tình trạng gàu cũng khiến vùng da đầu ngứa dữ dội kèm theo hiện tượng bong tróc thành từng mảng vảy trắng.
Trong giai đoạn đơn giản, bệnh viêm da tiết bã trên da đầu có thể khắc phục đơn giản bằng các loại dầu gội đặc trị có thành phần kiềm dầu như Ketoconazole, Pyrithione Kẽm, Circlopirox,… tác dụng của dầu gội sẽ giúp ngăn chặn hoạt động tiết bã của da đầu, đồng thời bổ sung độ ẩm để ngăn không cho vảy rơi ra.
Các trường hợp viêm da tiết bã nghiêm trọng hơn có thể sẽ được điều trị bằng dầu gội trị gàu theo toa kết hợp với kem bôi Steroid kháng viêm. Đồng thời người bệnh cũng cần chú ý đến vấn đề vệ sinh da đầu để hỗ trợ khắc phục bệnh tốt hơn.
Bệnh chàm da đầu
Bệnh chàm da đầu gây ra các cơn ngứa, bong tróc vùng thượng bì ở da đầu từ nhẹ đến nghiêm trọng. Đối tượng thường mắc bệnh là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chàm da đầu có tiến triển phức tạp và nguy cơ biến chứng thành bệnh mãn tính, triệu chứng càng phức tạp thì nguy cơ nhiễm trùng càng cao do thói quen gãi gây tổn thương da.
Ngoài đặc trưng da đầu đỏ, ngứa thì bệnh chàm da đầu có các dấu hiệu nhận biết là:
- Tình trạng da đầu nổi thành những mảng đỏ hoặc hồng nhạt.
- Người bệnh có cảm giác bỏng, nóng và rát nhẹ tại các vùng nhất định.
- Vùng da bị bệnh ngứa hoặc rất ngứa, đặc biệt cơn ngứa nghiêm trọng về đêm.
Điều trị chàm da đầu mất nhiều thời gian do tiến triển của bệnh khá phức tạp. Tốt nhất bạn nên nhờ đến sự tư vấn, chăm sóc của bác sĩ da liễu ngay từ khi nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ khả năng mắc bệnh.
Viêm da tiếp xúc
Da đầu bị ngứa, khô và bong tróc đột ngột có thể xảy ra do sự kích ứng với các sản phẩm chăm sóc tóc hoặc dầu gội không phù hợp với da đầu. Tình trạng dị ứng này được gọi là viêm da đầu tiếp xúc, người bệnh có thể dị ứng với các sản phẩm chứa thành phần gây dị ứng với da đầu và sinh mụn ở da đầu.
Tình trạng viêm da tiếp xúc là triệu chứng nhẹ nhất và dễ dàng điều trị nhất trong số các bệnh về da đầu. Các biểu hiện có thể tự biến mất, hoặc nhờ đến phương pháp hỗ trợ tùy thuộc vào cơ địa của người bệnh có mẫn cảm hay không. Nhưng đa số các trường hợp dị ứng chỉ cần ngưng sử dụng sản phẩm thì triệu chứng sẽ tự thuyên giảm.
Những triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc có thể tiến triển xấu khi người bệnh cào gãi và làm vùng da bị viêm nhiễm nặng. Trong trường hợp này, người bệnh có thể chủ động điều trị tại nhà bằng cách ngưng sử dụng sản phẩm dị ứng, kết hợp sử dụng dầu gội thảo dược để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm da đầu.
Nếu sau 3 tuần mà bệnh không giảm, người bệnh nên tìm đến bác sĩ để theo dõi các biến chứng xảy ra. Sau điều trị, người bệnh nên tránh tiếp xúc với sản phẩm dị ứng hoặc thành phần gây dị ứng để bệnh không tái phát trở lại.
Bệnh nấm da đầu
Nấm da đầu có đặc trưng là các vùng da bị bong tróc và tạo thành vảy trắng, kèm theo đó da đầu bị đỏ, ngứa. Người bệnh thường nhầm lẫn gàu là nấm da đầu nhưng đây là hai triệu chứng mang tính chất khác nhau, do đó người bệnh nên nhận biết sớm để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
Nguyên nhân gây nấm da đầu là do các chủng nấm Trichophyton, Microsporum và Kerion de celse gây ra. Ngoài ra người bệnh cũng có thể bị lây nhiễm nấm da đầu khi tiếp xúc với người bị nấm, do vệ sinh da đầu không sạch, do vi khuẩn, hoặc lây nhiễm từ động vật nhiễm nấm….
- Những dấu hiệu cơ bản giúp nhận biết bệnh nấm da đầu là:
- Tại phía ngoài rìa chân tóc có các nốt sần và bên trong sang thương.
- Trong tình trạng nhẹ, bệnh nhân sẽ thấy ngứa, tóc rụng và có vảy nhỏ.
- Giai đoạn nghiêm trọng hơn xuất hiện mụn đỏ trên da đầu và rụng tóc kéo dài.
- Ở giai đoạn nghiêm trọng, tóc rụng nhiều hơn kèm theo các triệu chứng viêm da.
Bệnh ung thư da
Mặc dù ung thư da là bệnh hiếm gặp nhưng người bệnh cần đề phòng bệnh khi da có dấu hiệu ngứa, đỏ bất thường. Bệnh ung thư da có thể phát triển ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, tuy nhiên bệnh đặc biệt nguy hiểm nếu xảy ra ở da đầu vì có thể ảnh hưởng đến não bộ và hệ thần kinh. Vì thế người bệnh cần có sự quan tâm đúng đắn khi nghi ngờ dấu hiệu của bệnh.
Ung thư da không có triệu chứng đặc trưng. Về cơ bản, người bệnh có thể cảnh giác trước các dấu hiệu viêm da đầu bao gồm tình trạng ngứa da, kèm theo các nốt mụn nhỏ li ti. Nên lưu ý nếu da đầu xuất hiện nhiều vảy da, tiết bã nhờn, các triệu chứng không thuyên giảm và có xu hướng phát triển theo thời gian.
Bởi vì bệnh ung thư da đầu có tiến triển nhanh, nên bệnh cực kỳ nguy hiểm. Nếu người bệnh nghi ngờ các nguy cơ ung thư da đầu, bạn nên đến các bệnh viện chuyên khoa Da liễu thăm khám và được hỗ trợ điều trị đúng đắn.
Bệnh vảy nến da đầu
Vảy nến da đầu là tình trạng tế bào da phát triển từ sâu bên trong tế bào da mới, chu kỳ thay da sẽ diễn ra trong khoảng 1 tháng và với người bị vảy nến thì chu kỳ này chỉ mất vài ngày. Khi các tế bào mới liên tục được tái tạo mà các tế bào chết không được loại bỏ sẽ tạo ra sự chồng chất trên bề mặt và gây ra các tổn thương vảy nến.
Để điều trị bệnh vảy nến da đầu, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại dầu gội không kê đơn có chứa than đá. Kết hợp song song với thuốc bôi có chứa acid salicylic hoặc corticosteroid. Những loại thuốc và dầu gội kể trên chỉ có hiệu quả trong điều trị bệnh vẩy nến da đầu nhẹ.
Để điều trị tình trạng vảy nến nghiêm trọng, bệnh nên có thể được chỉ định sử dụng thuốc retinoids tại chỗ theo đơn kê của bác sĩ. Ngoài ra các loại thuốc có thành phần anthralin cũng sẽ giảm hoạt động tăng sinh tế bào da, giúp giảm triệu chứng vảy nến da đầu.
Hầu hết các tình trạng da đầu bị đỏ, ngứa do bệnh lý lành tính có thể kiểm soát bằng những biện pháp chăm sóc tại nhà. Sử dụng thuốc bôi ngoài da, kết hợp với vệ sinh đúng cách giúp cải thiện triệu chứng sau 1 – 2 tuần. Với những dấu hiệu nghiêm trọng hơn, người bệnh nên thăm khám và điều trị chuyên sâu để khắc phục các triệu chứng.
Cách điều trị tại nhà khi da đầu bị đỏ, ngứa
Tùy vào nguyên nhân mà tình trạng da đầu bị đỏ, ngứa có thê kiểm soát bằng nhiều cách khác nhau. Sau đây là một số phương pháp điều trị đơn giản giúp cải thiện tình trạng ngứa và đỏ ở da đầu, người bệnh có thể tham khảo thực hiện tại nhà:
- Gội đầu bằng giấm táo:
Phương pháp gội đầu bằng giấm táo giúp cải thiện nhanh chóng những vấn đề ngứa, đỏ và viêm da đầu nói chung. Trong giấm táo có thành phần kháng khuẩn, chống viêm và kháng nấm, điều này giúp giấm táo khắc phục được tình trạng nấm da đầu giai đoạn khởi phát.
Cách thực hiện: Sử dụng khoảng 200 ml giấm táo pha trong nước ấm dùng để xả tóc sau khi gội đầu. Sau khi xả tóc bằng giấm táo bạn không phải xả lại với nước, bằng cách này có thể làm giảm vảy da và hạn chế cơn ngứa do nhiễm nấm, nhiễm khuẩn gây ra.
- Dùng tinh dầu bạc hà chữa viêm da đầu
Để cải thiện tình trạng da đầu bị đỏ, ngứa thì người bệnh có thể sử dụng tinh dầu bạc hà tự nhiên để ủ tóc hoặc bôi trực tiếp lên da đầu. Tinh dầu bạc hà có sông dụng rất tốt trong việc giảm gàu và làm dịu da đầu, hoạt chất kháng viêm của tinh dầu cũng có hiệu quả giảm ngứa nhanh chóng.
Cách thực hiện: Người bệnh có thể sử dụng một chút tinh dầu bạc hà hòa vào nước ấm để ủ tóc trong khoảng 15 phút. Sau khi các tinh chất này thấm vào da đầu, người bệnh xả sạch tóc với nhiều lần nước sẽ nhận thấy da đầu sạch và khỏe mạnh hơn.
- Khắc phục ngứa da đầu bằng dầu dừa:
Trong dầu dừa có thành phần axit lauric, cùng làm lượng chất béo bão hòa cao có thể kháng khuẩn rất hiệu quả. Sử dụng dầu dừa ủ tóc giúp cải thiện tình trạng da đầu ngứa do chàm, đồng thời phục hồi tình trạng da sau khi bị nấm nói chung.
Cách thực hiện: Người bệnh có thể sử dụng dầu dừa nguyên chất lên tóc, sau đó massage nhẹ nhàng da đầu trong vòng 5 – 10 phút. Dùng khăn sạch ủ tóc trong 30 phút giúp hạn chế cơn ngứa da đầu, sau đó xả tóc nhiều lần với nước sạch.
- Tình dầu tràm trà:
Tương tự như tinh dầu bạc hà, tinh dầu tràm trà cũng có các chất kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm. Người bệnh có thể sử dụng tinh dầu tràm trà để điều trị các triệu chứng kích ứng da nhẹ, tuy nhiên cần lưu ý chỉ dùng tinh dầu tràm trà với lượng vừa đủ, nên pha loãng tinh dầu khi sử dụng trực tiếp lên da đầu.
Cách thực hiện: Sử dụng 10 – 20 giọt tinh dầu trầm trà hòa trộn với dầu gội đầu, hoặc có thể kết hợp dùng với dầu ô liu để ủ tóc. Dầu cây tràm trà có tác dụng giảm ngứa nhanh chóng. Đây cũng là phương pháp khắc phục triệu chứng viêm da tiết bã, viêm da dầu và điều trị chấy được dân gian áp dụng phổ biến.
- Thay đổi loại dầu gội
Đối với những trường hợp kích ứng da gây đỏ và ngứa, người bệnh nên thay đổi loại dầu gội để ngăn chặn các kích ứng xảy ra. Tốt nhất người bệnh nên sử dụng những loại dầu gội đầu thảo dược thay vì dùng các loại dầu gội hóa học. Thành phần dược tính có thể hỗ trợ kháng khuẩn mạnh nên cách này sẽ hỗ trợ khắc phục tình trạng ngứa và viêm da đầu với hiệu quả đáng kể.
Ngoài ra trong thời gian điều trị, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với những tác nhân có nguy cơ gây kích ứng (bụi bẩn, động vật nhiễm bệnh, hóa chất…). Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân (mũ, lược, khăn,…) và các vật dụng tương tự khác.
Tình trạng da đầu bị đỏ, ngứa là một triệu chứng phổ biến xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Với những trường hợp bệnh không có biểu hiện đặc biệt, người bệnh có thể điều trị tại nhà, nhưng khi các triệu chứng này không biến mất trong vài tuần. Người bệnh nên tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và khắc phục bệnh đúng nguyên nhân.
Ngày Cập nhật 12/09/2022
Em bị nổi mụt nhỏ o trên da đầu và ngứa. Cho em lời khuyên và cách điều trị ah