Đau cột sống giữa hai bả vai và cách khắc phục
Đau cột sống giữa hai bả vai là những cơn đau phía sau vùng ngực nằm đốt sống cổ. Cơn đau có thể xảy ra do thói quen sinh hoạt của người bệnh, tuy nhiên đây cũng là biểu hiện của một số bệnh lý liên quan đến cột sống và phổi. Người bệnh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, từ đó sẽ giúp tìm ra giải pháp khắc phục hiệu quả.
Trường hợp người bệnh bị đau cột sống giữa hai bả vai do các nguyên nhân sinh lý thì không đáng lo ngại. Khi thay đổi tư thế hoạt động và làm việc, kết hộp với tập thể thao và nghỉ ngơi đều đặn sau 1-3 ngày sẽ tự khỏi. Tuy nhiên nếu đau do bệnh lý thì bệnh nhân cần đến bệnh viện sớm để phòng tránh tình trạng chuyển biến xấu hơn.
Nguyên nhân đau cột sống giữa hai bả vai
Đối tượng thường gặp phải tình trạng này nằm trong mọi độ tuổi, đặc biệt phổ biến với người làm việc văn phòng. Người trong độ tuổi 40 – 50 chiếm tỉ lệ cao nhất. Các cơn đau nằm tại vị trí cột sống đều xuất phát từ những nguyên nhân tương tự như nhau. Có hai nguyên nhân chính, do bệnh lý và do sinh lý. Cụ thể các nguyên nhân chính là:
- Do tính chất công việc, thường xuyên ngồi trước máy tính, vẽ tranh, ít vận độn thân trên.
- Thường xuyên làm việc trong tư thế thiếu khoa học, các cơ và cột sống không được thư giãn.
- Người lao động nặng nhọc hay phải khuân vác nặng khiến hệ xương cộng sống tổn thương.
- Do người bệnh có tư thế ngủ sai, ngủ không thoải mái, thường mệt mỏi vào ngày hôm sau.
- Cơn đau tái phát sau chấn thương, tai nạn, căng cơ quá mức do vận động cường độ mạnh.
- Ảnh hưởng từ stress cũng khiến khu vực cột sống giữa hai bả vai bị đau, nặng ngực.
Đối với những nguyên nhân sinh lý, bệnh nhân có cách khắc phục dễ dàng sau thời gian ngắn. Tuy nhiên khi bạn nhận thấy mình có những biểu hiện kèm theo như: đau lan xuống thắt lưng, thân nhiệt tăng cao, mệt mỏi… cần cảnh giác trước nguy cơ mắc bệnh phổi. Ngoài ra những bệnh lý có biểu hiện đau cột sống giữa hai bả vai còn là:
Bệnh thoái hóa cột sống
Đối với những trường hợp đau cột sống giữa bảo vai trong độ tuổi ngoài 50, phần lớn là do thoái hóa cột sống lưng giữa. Mặc dù tỉ lệ người bệnh bị thoái hóa cột sống lưng thấp hơn nhiều so với người bị thoái hóa đốt sống cổ, thắt lưng nhưng số người bệnh càng tăng mạnh trong những năm gần đây.
Thoái hóa cột sống nặng hay nhẹ phụ thuộc vào tuổi tác, tần suất lao động, chấn thương tích tụ, cân nặng. Những dấu hiệu chính để nhận biết là cơn đau kéo dài, âm ỉ. Người bệnh sẽ bị đau dữ dội hơn khi vận động, ngồi nhiều và giảm dần khi nghỉ ngơi.
Nghiêm trọng hơn, nếu người bệnh thoái hóa cộng sống nặng sẽ khiến đĩa đệm bị lồi hoặc thoát vị đĩa đệm. Lúc này các gai cột sống sẽ chèn ép lên rễ dây thần kinh lân cận, ngăn cản các hoạt động truyền dẫn khiến vùng chi tại vị trí này tế liệt. Lúc này người bệnh không chỉ bị đau cột sống giữa hai bả vai mà còn đối mặt với cơn đau liên sườn, việc điều trị phải mất nhiều thời gian và khó khăn hơn so với điều trị đau lưng thông thường.
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống ngang lưng
Bệnh lý thoái vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm ở cột sống lưng bị lệch khỏi vị trí cố định. Thoát vị toàn phần và thoát vị toàn phần khiến các dịch trong xương thoát ra ngoài, gây chèn ép các dây thần kinh, rễ thần kinh trung ương. Lúc này cơn đau lưng diễn ra âm ỉ kèm theo đó là các rối loạn trong vận động.
Biểu hiện rõ nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống ngang lưng chính là đau lưng giữa dưới bả vai. Cơn đau cũng có thể lệch về 1 bên trái hoặc phải. Trường hợp đĩa đệm chèn lên hệ thống rễ thần kinh liên sườn sẽ gây ra cơn đau sau lưng vòng ra trước ngực. Bệnh khó điều trị hơn khi người bệnh có dấu hiệu co thắt cơ liên sườn sau đó.
Bệnh viêm phế quản
Đau cột sống giữa hai bả vai kèm theo triệu chứng ho dữ dội, ho có đờm là dấu hiệu của bệnh lý viêm phế quản. Tại vị trí sau lưng dưới vai cũng là vị trí của phổi, vì thế bệnh nhân nên cảnh giác nếu có các biểu hiện hô hấp bất thường.
Người bệnh viêm phế quản có thể nhận biết bệnh thông qua các cơn đau tức ngực, đau tức sau lưng. Cơn ho kéo dài dai dẳng, khi thở sẽ thấy tiếng khò khè vì viêm nhiễm ống phế quản. Điều trị không khỏi, viêm phế quản tái phát có thể dẫn đến bệnh viêm phổi.
Triệu chứng tràn dịch màng phổi
Khi bị tràn dịch màng phổi, người bệnh có dấu hiệu đau âm ỉ ở ngực và đau lưng trên ở giữa. Ngoài ra bệnh nhân hô hấp khó khăn, suy hô hấp, ho dữ dội, nôn và chướng bụng. Khi nằm nghiêng về bên bị tràn dịch cơn đau sẽ tăng lên.
Ngoài ra những cơn đau cột sống giữa hai bả vai cũng có thể xảy ra khi người bệnh bị nhiễm virus, cảm cúm. Một số căn bệnh ở hô hấp như bệnh phổi, bệnh lao… cũng có triệu chứng lâm sàng là đau lưng tại vị trí của phổi.
Bệnh đau dây thần kinh liên sườn
Cơn đau thường nằm chệch về hướng bên phải hay bên trái, đây là dấu hiệu của bệnh lý đau thần kinh liên sườn. Nguyên nhân chủ yếu do người bệnh bị zona thần kinh, dây thần kinh liên sườn bị chèn ép ở cột sống lưng. Biểu hiện nhận biết là cơn đau nằm tại phía lưng sau, vòng ra trước ngực và theo xương liên sườn lan đến những vị trí liên quan.
Đau cột sống giữa hai bả vai khắc phục như thế nào?
Cách khắc phục cơn đau cột sống giữa hai bả vai tùy vào nguyên nhân của triệu chứng. Nếu xuất phát cơn đau do bệnh xương khớp , bệnh nhân chỉ có thể điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Trong trường hợp người bệnh đau tạm thời, có thể khắc phục bằng những phương pháp đơn giản sau:
Phương pháp chườm nóng
Khi bị căng cơ, giãn cơ thì chườm nóng là giải pháp tốt nhất để thư giãn xương khớp, hỗ trợ giãn cơ. Người bệnh kết hợp chườm nóng bằng muối – gừng, hoặc dùng cơm – cám gạo để chườm tại vùng bị đau nhức.
Lưu ý mỗi ngày chườm nóng 2 lần, mỗi lần chườm khoảng 30 phút từ lúc thuốc chườm còn nóng đến khi nguội. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng có thể mang đến cải thiện đáng kể. Người bị đau cột sống giữa hai bả vai nên áp dụng thực hiện hàng ngày.
Phương pháp giác hơi
Giác hơi là phương pháp điều trị rất hiệu quả giúp người bệnh giảm các cơn đau nhức xương khớp nói chung. Đối cới các cơn đau cột sống giữa hai bả vai, khi giác hơi sẽ kích thích máu huyết giảm đau nhức. Giác hơi được ứng dụng trong hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống, khắc phục đau vai gáy thường gặp ở người làm việc văn phòng.
Mỗi ngày người bệnh nhân có thể giác hơn 2 lần, mỗi buổi tối và sáng sau khi ngủ dậy. Kết hợp giác hơi với các bài tập yoga, vận động vừa sức sẽ mang đến sự cải thiện nhanh chóng.
Giảm đau cột sống giữa hai bả vai bằng thảo dược
Các loại thảo dược chính như lá lốt, tía tô, ngải cứu… được Y học công nhận là những vịn thuốc tự nhiên có công dụng hiệu quả trong điều trị đau lưng. Không chỉ giải quyết được cơn đau do sinh lý, thảo dược còn hỗ trợ đau cột sống giữa hai bả vai do thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống. Người bệnh có thể tham khảo 3 phương thuốc sau:
Sử dụng gừng giảm đau cột sống giữa hai bả vai
Trong gừng có chứa thành phần zingiberene – hoạt chất kích thích hoạt động lưu thông tuần hoàn máu. Từ đó hỗ trợ người bệnh giảm đau, chống lại phản ứng viêm nhiễm. Có 2 cách sử dụng gừng để giảm đau cột sống:
- Cách 1: Chuẩn bị 20 gram gừng tươi và 15 gram củ hành. Đem hỗn hợp đi giã nát rồi trộn cùng với 30 gram bột mì. Đem hỗn hợp này xào nóng rồi đắp vào vị trí bị đau. Sau đó dùng băng gạc y tế quấn cố định hỗn hợp trong 24h. Người bệnh nên thực hiện trong vòng 1 tuần sẽ thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể.
- Cách 2: Chuẩn bị khoảng 1 kg gừng giã dập, ngâm gừng với 2 lít rượu trắng trong 3 ngày rồi sử dụng. Người bệnh chỉ việc lấy gừng đem thoa vào vùng khu vực lưng bị đau. Trong lúc bôi dầu, kết hợp xoa bóp để giảm đau, thực hiện mỗi tối để mang đến hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc giảm đau cột sống giữa hai bả vai bằng lá lốt
Lá lốt là vị thuốc được dùng phổ biến trong điều trị bệnh xương khớp. Thảo dược có vị ấm và chứa thành phần tinh dầu, với công dụng chính là kháng khuẩn, giảm đau, khu phong, trừ hàn. Người bệnh bị đau nhức cột sống có thể tham khảo hai cách làm thuốc như sau:
- Cách 1: Sử dụng 200 gram lá lốt tươi đem đi giã nhỏ và sao cùng với 300 gram muối hột. Trong lúc hỗn hợp còn nóng đem chườm vào vị trí đau. Mỗi ngày người bệnh nên thực 2 – 3 lần, khi thuốc nguội đem sao cho nóng rồi dùng tiếp.
- Cách 2: Đem 200 gram rễ lá lốt khô đi ngâm cùng 1,5 lít rượu trắng ngon. Ngâm rượu trong khoảng 1 tháng thì dùng được, mỗi lần dùng một ít để bôi lên vùng lưng bị đau. Khi bôi người bệnh nên massga để các tinh chất thẩm thấu tốt vào vị trí đau.
Cách làm giảm đau cột sống giữa hai bả vai bằng ngải cứu
Ngải cứu là thảo dược có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa khí huyết, kháng viêm, sát khuẩn, giảm đau. Trong Đông y, ngải cứu được dùng để điều trị thoát vị đĩa đệm, đau lưng, viêm khớp gối, đau đầu, đau bụng… Người bệnh tham khảo bài thuốc từ ngải cứu theo hướng dẫn sau:
Cách 1: Dùng khoảng 50 gram ngải cứu đem đi rang với muối hạt, sau đó chườm vào chỗ đau 15 phút. Cần lưu ý, để không bị bỏng người bệnh có thể lót một miếng khăn mỏng lên trên vùng lưng rồi mới chườm thuốc. Kiên trì áp dụng 3 lần một ngày sẽ giúp cơn đau biến mất nhanh chóng.
Cách 2: Chuẩn bị khoảng 300 gram ngải cứu xay lấy nước. lọc nước hòa cùng với 2 muỗng mật ong. Đem hỗn hợp nước uống 2 lần trong ngày. Người bệnh uống nước ngải cứu trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên để tránh ảnh hưởng đến dạ dày, bệnh nhân nên uống sau khi ăn no hoặc uống trước khi đi ngủ.
Lưu ý khắc phục tình trạng đau cột sống giữa hai bả vai hiệu quả
Cơn đau cột sống nói chung có thể tái phát khi người bệnh không chú ý đến tư thế sinh hoạt hàng ngày. Quan trọng hơn cả việc áp dụng các bài thuốc trên chính là bản thân người bệnh cần nhận thức độ nghiêm trọng của bệnh. Khi phát hiện đúng nguyên nhân, việc điều trị triệu chứng sẽ được cải thiện dứt điểm. Người bệnh bắt buộc tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Nếu như đặc thù công việc của người bệnh bắt buộc phải ngồi nhiều, bạn nên điều chỉnh lại tư thế ngồi. Không nên ngồi liên tục mà nên đi lại sau mỗi 45 phút để xương khớp được thoải mái. Những cử động nhỏ sẽ hỗ trợ sống giãn nở, từ đó phòng ngừa tình trạng cứng cơ, cứng khớp, nhức mỏi vai…
- Đối với người bệnh có tính chất công việc đặc thù nặng nhọc, phải bốc vác nhiều nên nhờ đến sự hỗ trợ từ xe đẩy. Tiếp tục các vận động nặng đến cột sống chỉ khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
- Theo dõi tình trạng xương khớp định kỳ, nếu cơn đau không cải thiện ngay cả khi bạn làm mọi cách. Bệnh nhân có thể chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng hơn, hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để được giúp đỡ.
- Đối với người trẻ tuổi làm việc văn phòng đang có nguy cơ đối mặt với bệnh xương khớp, nên chủ động khám sức khỏe toàn diện ít nhất 1 năm 1 lần. Người ở độ tuổi trung niên khám tổng quát định kỳ 1 năm / 2 lần. Phát hiện và điều trị sớm sẽ mang lại kết quả khả quan.
- Chủ động xây dựng thực đơn dinh dưỡng đủ chất, tăng cường các thực phẩm giàu canxi và axit béo omega 3 giúp xương được chắc khỏe. Đồng thời người bệnh nên tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất kích thích gây ức chế hoạt động hồi phục thương tổn ở khớp xương.
- Tập luyện thể thao điều độ ở người trẻ, và rèn luyện thể thao vừa sức đối với người bệnh trung niên. Việc tập luyện thể dục là cách giúp bệnh nhân tăng cường sự đàn hồi, dẻo dai cho xương khớp tự nhiên.
Triệu chứng đau cột sống giữa hai bả vai hoàn toàn có thể khắc phục được khi người bệnh ý thức được tình trạng sức khỏe của mình. Bên cạnh những gợi ý chăm sóc sức khỏe trên, bệnh nhân nên thực hiện thăm khám tại các chuyên khoa xương khớp. Chính bác sĩ sẽ là người tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh lý của bạn.
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!