Đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu – Nguyên nhân & phòng ngừa
Có không ít phụ nữ bị đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu mà không rõ nguyên nhân. Triệu chứng xảy ra trên 85% phụ nữ đang trong thai kỳ những tháng đầu tiên. Mặc dù xảy ra rất phổ biến nhưng tình trạng này cũng khiến cho không ít thai phụ lo lắng. Bài viết tổng hợp một số thông tin về triệu chứng đau khớp háng trong tam cá nguyệt đầu tiên.
Nguyên nhân gây đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu
Đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu không hiếm gặp, tuy nhiên triệu chứng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sức khỏe đối tượng thai phụ. Theo lý giải của chuyên gia trong lĩnh vực sản khoa của bệnh viện Từ Dũ, cơn đau khớp háng xuất phát từ những thay đổi sinh lý. Trong đó, nguyên nhân chính đến từ:
Thai phụ tăng cân nhanh đột ngột
Khi mang thai, trọng lượng của thai phụ tăng từ 8 – 15 kg và điều này đồng thời gây ra một số thay đổi nội tiết nhất định trong cơ thể. Khi cơ thể tăng cân tự nhiên, thai nhi được hình thành và ngày một lớn sẽ tạo nên nhiều áp lực cho bộ phận chi dưới. Dựa vào mức cân nặng càng lớn, mà mức độ đau khớp háng, khớp gối càng cao.
Tuy nhiên ở giai đoạn tháng thứ 1 và 2, mức cân nặng chưa tăng đang kể nên chưa ảnh hưởng nhiều đến khớp háng. Áp lực cân nặng gây đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu có thể kéo dài cho đến khi sinh con, bởi càng về cuối thai kỳ người mẹ càng khó kiểm soát cân nặng.
Không chỉ ảnh hưởng đến khớp háng, cân nặng tăng nhanh cũng gây ra các vấn đề như khô khớp gối, tăng áp lực lên đầu gối, cẳng chân và bàn chân gây ra hiện tượng phù nề. Đây cũng là nguyên nhân khiến sức khỏe xương khớp thai phụ nhanh suy yếu hơn sau thời gian sinh nở.
Do thay đổi khi thai nhi được hình thành
Cơ thể người phụ nữ trong thời gian mang thai có sự thay đổi nội tiết chóng mặt. Những ảnh hưởng từ sinh lý khá phức tạp trong 3 tháng đầu xảy ra khi thau nhi xuất hiện và phát triển. Trong 3 tháng đầu, dạ con là lớp vỏ bọc chính bảo vệ thai nhi bên trong bụng người mẹ. Dạ con được cố định và bảo vệ bằng hệ thống các dây chằng nối từ dạ con xuống thành chậu hông.
Vì thế khi thai nhi phát triển, trọng lượng dạ con sẽ nặng hơn và khiến hệ thống dây chằng bị kéo giãn. Các khớp nối với dây chằng tại vùng háng cũng từ đó hình thành những cơn đau âm ỉ. Tình trạng đau hức sẽ diễn biến liên tục và nghiêm trọng hơn khi người mẹ di chuyển hoặc làm việc quá sức.
Vận động quá sức
Do hệ miễn dịch duy giảm, nên khả năng chịu đựng cơn đau và sức bền của người mẹ đều giảm đi trong tam cá nguyệt đầu tiên. Trong đó đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu có thể xảy ra khi người mẹ đứng lên, hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Bên cạnh đó, khi người mẹ đi lại hoặc vận động nặng trong thời gian này cũng làm tăng tình trạng đau khớp háng hơn.
Đặc biệt trong các vận động bắt buộc người mẹ phải ngồi xổm, khớp háng phải chịu lực ép lớn gây ra tình trạng mỏi và đau nhức. Bên cạnh đó, khi thai phụ vận động thì các khớp tại vùng xương chậu hay tử cung cũng chịu ảnh hưởng bởi sức ép từ thân trên gây ra cơn đau khó chịu.
Thai phụ thiếu canxi
Phụ nữ trong thai kỳ cần bổ sung nguồn canxi cần thiết, không chỉ hỗ trợ hình thành cấu trúc xương cho thai nhi mà còn ngăn chặn tình trạng đau nhức xương khớp xảy ra khi mang thai. Nếu thiếu hụt canxi, cơ thể người mẹ sẽ gặp nhiều cơn đau nhức hơn không chỉ tại khớp háng.
Các bác sĩ cũng cho bết tình trạng viêm khớp háng khi mang bầu 3 tháng đầu thường xảy ra ở những người mẹ thiếu canxi. Do canxi từ cơ thể mẹ đã được chuyển hóa gần hết cho thai nhi, thế nên việc bổ sung canxi dường như là gấp đôi để hỗ trợ xương khớp của người mẹ không bị suy yếu, lỏng lẻo.
Thiếu hụt canxi cũng là nguyên nhân khiến sản phụ sau sinh bị thoái hóa cột sống ghiêm trọng. Vì thế ngay từ 3 tháng đầu, người mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng giàu canxi đến từ các loại cá, trứng, sữa, xương ống,…
Những thay đổi của nội tiết tố
Nội tiết tố đóng vai trò chủ chốt quyết định một số triệu chứng phổ biến trong thai kỳ người mẹ, chẳng hạn: buồn nôn, nghén, táo bón, đau nhức khớp háng, bệnh đau lưng…. Một số nghiên cứu đã chứng minh, cơ thể thai phụ nữ sản sinh lượng lớn Relaxin – hormone có khả năng nới lỏng và làm mềm các mô liên kết.
Điều này sẽ làm thay đổi cấu tạo của dây chằng, làm ảnh hưởng và gây ra các cơn đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu. Bên cạnh đó, hormoen Relaxin cũng giúp cấu trúc của các khớp xương tại háng và vùng chậu trở nên linh hoạt trong việc nới lỏng không gian phát triển của thai nhi. Những thay đổi này là nguyên nhân gây ra cơn đau tại khớp háng trong thời gian đầu thai kỳ.
Đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?
Những cơn đau nhức diễn ra âm ỉ là điều mà thai phụ nào cũng sẽ gặp phải trong thai kỳ. Mặc dù đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu có thể khiến người mẹ khó chịu, nhưng điều này hoàn toàn không gây nguy hại đến thai nhi. Như đã đề cập, đây là triệu chứng sinh lý thông thường và sẽ biến mất khi thai phụ sinh nở.
Mức độ cơn đau có thể từ đau nhẹ cho tới nghiêm trọng, nhưng không hẳn ai cũng sẽ trải qua trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi vì đây không phải là bệnh nên người mẹ không nên dùng thuốc, sử dụng thuốc giảm đau mới chính là mối nguy hiểm đe dọa sự phát triển của thai nhi. Triệu chứng đau khớp háng khi mang thai thường xảy ra với những biểu hiện kèm theo là:
- Thai phụ thường bị đau ở khu vực mu, kèm theo cơn đau lưng, đau hông, cơn đau sâu trong đùi hoặc đau đầu gối.
- Khó khăn trong cử động, mỗi khi thay đổi tư thế có tiếng kêu khi ở khu vực khung chậu và vùng khớp háng.
- Cơn đau nặng hơn khi vận động, nhất là khi thai phụ đi trên bề mặt dốc, leo cầu thang, hoặc phải đi quãng đường dài.
- Các bước đi nặng nề, hai đầu gối chuyển động tách xa nhau, khi khép lại tạo cảm giác nhói tại vùng háng.
- Cơn đau cải thiện khi thai phụ đứng trên một chân, hoặc thay đổi tư thế khi nằm, đi lại.
Không phải người mẹ nào cũng sẽ gặp phải cơn đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu. Có những trường hợp mẹ bầu có tỉ lệ mắc phải triệu chứng này cao hơn gồm có:
- Thai phụ đã từng bị đau xương chậu, trật khớp háng trước khi mang thai.
- Thai phụ từng gặp phải chấn thương xương chậu phải phẫu thuật.
- Thai phụ từng bị đau xương chậu trong những lần mang thai trước.
- Thai phụ có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao, thai phụ thừa cân/béo phì.
- Thai phụ đã hoặc đang điều trị hội chứng tăng động khớp.
Cách phòng ngừa đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu
Để giảm đau khớp háng thông thường, các loại thuốc giảm đau có thể đẩy lùi cơn đau nhang chóng. Nhưng ngược lại, phụ nữ mang thai cần tránh sử dụng thuốc giảm đau nói chung vì tương tác thuốc có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Một số cách khắc phục đơn giản trước tình trạng đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu mà người mẹ nên tham khảo là:
Chườm nóng giảm đau
Tác động nhiệt mang đến hiệu quả giảm đau đáng kể trong mọi trường hợp. Hơi nước nóng hỗ trợ hoạt động của các mao mạch, giúp lưu thông khí huyết và giảm đau nhanh cho người mẹ. Thai phụ có thể sử dụng nước ấm, hoặc cùng một ít thảo dược (ngải cứu, lá lốt).
Sử dụng chiếc khăn sạch nhúng vào trong thau nước ấm và chườm lên vị trí đau 2 – 3 lần, bằng cách này cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Cũng nên lưu ý khi chườm nóng, thai phụ cần tránh nằm ở khu vực có gió vì có thể gây cảm lạnh.
Thường xuyên nghỉ ngơi và vận động vừa sức
Để đối phó với những cơn đau trong thời gian mang thai, cách hiệu quả và an toàn nhất được các bác sĩ khuyến cáo chính là nghỉ ngơi điều độ. Lúc này thai phụ nên tránh làm việc nặng nhọc, thay vào đó dành nhiều thời gian thư giãn. Người mẹ nên tránh làm những công việc nặng nhọc, hạn chế tối đa những lực ép đến khớp háng.
Người mẹ cần hiểu rằng, vùng xương háng là vị trí nâng đỡ xương chậu nên đây cũng là vị trí chịu nhiều áp lực nhất trong thời gian mang thai. Thời gian này, thai phụ nên tránh đi lại hoặc đứng quá nhiều. Nếu muốn luyện tập, nên chọn những bài tập thể dục tại chỗ chậm rãi và nhẹ nhàng, tránh chạy nhảy và leo cầu thang sẽ khiến tình trạng đau khớp háng thêm nghiêm trọng.
Thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp
Trong suốt thai kỳ, người mẹ cần thiết lập riêng cho mình chế độ dinh dưỡng giàu dưỡng chất để giảm thiểu các đau nhức xương khớp xảy ra. Một chế độ ăn uống khoa học, với đủ dưỡng chất có thể giúp thai nhi khỏe mạnh và chính bản thân người mẹ có sức khỏe tốt hơn để đối phó với các cơn đau.
Quan trọng hơn, phụ nữ mang thai cần dung nạp đủ 800 – 1,500 mg canxi/ ngày ( 800mg canxi trong 3 tháng đầu, 1200 mg cho 3 tháng giữa, 1500 mg canxi cho 3 tháng cuối ). Bổ sung đủ canxi giúp người mẹ hạn chế được nguy cơ thoái hóa xương khớp, viêm khớp,…
Nhóm thực phẩm quan trọng và cần thiết người mẹ cần bổ sung trong 3 tháng đầu gồm có:
- Rau chân vịt
- Sữa, chế phẩm từ sữa
- Sữa đậu nành
- Các loại hạt, ngũ cốc
- Các loại cá
- Đạm từ thịt bò, thịt heo, gà
- Bí đỏ
- Ớt chuông
- Hạt bí
- Bông cải xanh
- Chuối
Sử dụng các loại dụng cụ hỗ trợ
Nhóm dụng cụ hỗ trợ này còn tùy thuộc vào tính chất cơn đau, người mẹ có thể sử dụng gối, đai nâng dể giảm tải những áp lực lên chi dưới. Khi thai nhi phát triển càng lớn, các hoạt động như ngủ hay ngồi, đi lại sẽ khó khăn hơn nếu người mẹ thiếu các dụng cụ hỗ trợ.
Đối với những cơn đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu, dụng cụ hỗ trợ tốt nhất là gối nằm dành cho bà bầu hoặc đai nâng. Bên cạnh đó, thai phụ cũng nên thay đổi nệm giường thành đệm có độ mềm và mịn hơn hỗ trợ cột sống. Người mẹ cũng nên mang giày thể thao đi lại thay cho giày cao gót để tránh té ngã tạo áp lực lên đầu gối và khớp háng.
Tình trạng đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu tuy xảy ra phổ biến nhưng không vì vậy mà thai phụ có thể lơ là. Nếu triệu chứng tái diễn nghiêm trọng, kèm theo đó thai phụ bị đau bụng dưới, đau vùng kín và đi vệ sinh ra máu cần cảnh giác các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu.
Do đó, để đảm bảo thai kỳ phát triển an toàn thì người mẹ bầu nên tuân thủ lịch thăm khám định kỳ để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương hướng điều trị sớm.
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!