Đau nhức xương khớp ở người già – Cách điều trị & phòng ngừa
Tuổi già xương, các sụn khớp bị lão hóa dẫn đến tình trạng đau nhức dai dẳng, khả năng vận động suy giảm, đi lại khó khăn. Chứng đau nhức xương khớp ở người già có khả năng tác động làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần. Đồng thời làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên cũng tồn tại rất nhiều cách phòng ngừa và cải thiện tốt tình trạng đau nhức xương khớp mà người bệnh có thể tham khảo.
Tình trạng đau nhức xương khớp ở người già
Những người có độ tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh xương khớp. Đặc biệt là bệnh loãng xương, bệnh thoái hóa gối, thoái hóa sụn khớp và bệnh thoái hóa cột sống. Chất lượng của sụn khớp và chất lượng của các xương sẽ suy giảm theo thời gian. Sức khỏe của xương khớp sẽ càng đi xuống khi bạn càng lớn tuổi. Các cơ xương bị suy giảm độ linh hoạt, sụn khớp bị mòn dần đi, khả năng vận động suy yếu, đau nhức, đi lại khó khăn.
Khả năng hấp thụ canxi vào các xơ ở phụ nữ mãn kinh sẽ bị hạn chế do sự suy giảm nội tiết tố nữ. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Điều này cũng khiến tỉ lệ mắc bệnh loãng xương của phụ nữ cao hơn so với nam giới. Đối với những người béo phì, đã từng có các chấn thương xương khớp, đã từng mắc những bệnh lý liên quan đến sự chuyển hóa cũng có khả năng tác động và làm ảnh hưởng đến xương khớp khi về già.
Đa số những người có độ tuổi trên 50 sẽ bắt đầu cảm nhận được một hoặc nhiều biểu hiện của sự lão hóa diễn ra ở xương và các khớp. Cụ thể như thường xuyên xuất hiện những cơn đau nhức mỏi xương khớp, đau xương khớp, đau lưng khi thay đổi thời tiết, khớp co cứng vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy…
Những bệnh xương khớp cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Bởi nếu để lâu, các bệnh xương khớp sẽ tác động mạnh mẽ và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Sự tác động này có thể làm tăng nguy cơ gãy xương ngay cả khi bạn va chạm hoặc gặp phải chấn thương nhẹ.
Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở người già
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp ở người già. Tuy nhiên chúng được phân chia để tạo thành hai nguyên nhân chủ yếu. Bao gồm:
Nguyên nhân ngoại sinh
Tình trạng đau nhức xương khớp hình thành và phát triển ở người già có thể là do những nguyên nhân ngoại sinh sau:
- Chấn thương: Những tác động, những va chạm trực tiếp đến các khớp, xương, đặc biệt là ở đầu gối như tai nạn giao thông, té ngã, tai nạn lao động… có thể tạo nên tình trạng căng giãn dây chằng. Đồng thời gây áp lực cho xương khớp và dẫn đến tình trạng đau nhức.
- Làm việc và sinh hoạt chưa hợp lý: Những người thường xuyên phải mang vác vật nặng, làm việc nặng hoặc luyện tập quá sức sẽ khiến xương khớp bị chèn ép và chịu nhiều áp lực. Từ đó dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp ở người già.
- Sử dụng nhiều chất kích thích: Việc sử dụng nhiều rượu, bia, ma túy, thuốc lá và một số chất kích thích khác sẽ làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh đau nhức xương khớp ở người già.
- Thời tiết thay đổi: Khi giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường, mùa đông kéo dài sẽ khiến cho cơ thể của những người lớn tuổi yếu đi. Đồng thời gây nên tình trạng khô khớp. Từ đó khiến người già thường xuyên có cảm đau nhức xương khớp. Đặc biệt là đau nhức tại khớp gối.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu chất: Những chất dinh dưỡng có khả năng khiến cho xương khớp trở nên chắc khỏe hơn là canxi, omega – 3, vitamin D. Chính vì thế, nếu cơ thể của bạn thiếu hụt một trong ba hoặc thiếu hụt cả ba loại chất này sẽ khiến cho khớp và các xương của bạn mau chóng suy yếu và dễ bị bào mòn.
- Thừa cân, ít vận động: Đối với những người cao tuổi bị thừa cân hoặc kèm theo biểu hiện của bệnh béo phì sẽ làm gia tăng sức ép và những áp lực đối với xương và các khớp. Từ đó làm gia tăng nguy cơ xuất hiện nhiều bệnh xương khớp ở người già kèm theo tình trạng đau nhức.
Nguyên nhân bệnh lý
Người già bị đau nhức xương khớp có thể do một số bệnh lý sau:
- Viêm bao hoạt dịch đầu gối: Bệnh viêm bao hoạt dịch đầu gối sẽ xuất hiện khi túi hoạt dịch tồn tại ngay tại đầu gối của bạn bị rách. Lâu ngày dẫn đến tình trạng nhiễm trùng và kéo theo triệu chứng đau nhức nghiêm trọng.
- Bệnh gút: Bệnh gút là bệnh xuất hiện khá phổ biến và tương đối nguy hiểm. Những người đang trong độ tuổi trung niên thuộc nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Khi xuất hiện, bệnh sẽ gây ra tình trạng đau khớp nghiêm trọng. Đặc biệt là khớp gối, khớp chân, khớp bàn tay, khớp ngón tay. Trong trường hợp người bệnh không có những biện pháp can thiệp phù hợp và kịp thời, bệnh sẽ phát triển và gây nên nhiều biến dạng khớp. Trường hợp nặng có thể dẫn đến tàn phế. Đau nhức xương khớp dữ dội là biểu hiện điển hình của bệnh. Cơn đau sẽ nặng nề hơn vào thời điểm giao mùa.
- Viêm gân bánh chè: Bệnh viêm gân bánh chè cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến tình trạng đau nhức xương khớp ở người già hình thành. Bởi khi mắc bệnh, lượng gân xung quanh các khớp sẽ bị viêm và tổn thương nghiêm trọng.
- Thoái hóa khớp: Đối với những người cao tuổi, khả năng tiết dịch tiết bôi trơn sẽ giảm dần. Khi đó lớp sụn sẽ bị khô cứng và bị bào mòn. Trong thời gian này phần xương sụn cũng bị tác động và bị biến đổi theo cấu trúc, sau đó hình thành nên những gai xương. Chính những gai xương sẽ va chạm, tác động vào các đầu xương. Đồng thời tạo áp lực và chèn ép lên hệ thống dây thần kinh dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp.
Phương pháp điều trị đau nhức xương khớp ở người già
Trước khi áp dụng những phương pháp điều trị, người bệnh phải xác định được nguyên nhân chủ yếu khiến tình trạng đau nhức xương khớp của bạn xuất hiện. Đồng thời xác định mức độ tổn thương, mức độ đau nhức và thời gian mắc bệnh. Để làm được điều này, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để tiến hành kiểm tra bằng một số phương pháp xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh.
Thông thường bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành điều trị bệnh đau nhức xương khớp ở người già bằng những phương pháp sau đây:
Phương pháp điều trị đau nhức xương khớp ở người già bằng thuốc Tây y
Để cải thiện cơn đau nhức xương khớp và ức chế quá trình viêm nhiễm, bác sĩ chuyên khoa có thể kê cho bạn một đơn thuốc trong đó có những loại thuốc điều trị sau:
Thuốc giảm đau liều nhẹ
Panadol, Codein, Paracetamol là ba loại thuốc giảm đau liều nhẹ thường được sử dụng trong điều trị đau nhức xương khớp. Ba loại thuốc này có khả năng cải thiện tốt tình trạng đau nhức và hạ sốt.
Tuy nhiên thuốc này chỉ phù hợp với những bệnh nhân có cơn đau ở mức độ nhẹ, đau do nguyên nhân ngoại sinh. Để tránh mắc phải những tác dụng phụ và bị lờn thuốc, người bệnh không nên uống thuốc quá 4 gram/ngày.
Thuốc giảm đau Opioid
Một số loại thuốc giảm đau như Oxycodone, Fentanyl, Morphine… có khả năng ức chế hoạt động của những thụ thể đau tại não. Chính vì thế, ngay sau khi đưa vào cơ thể, lượng tá dược trong thuốc sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn, cơn đau nhanh chóng thuyên giảm.
Tuy nhiên thuốc này có thể gây ra nhiều rủi ro, tác dụng phụ nguy hiểm. Vì thế, người bệnh tuyệt đối không sử dụng thuốc khi bác sĩ chuyên khoa không yêu cầu hoặc chưa được hướng dẫn liều dùng thuốc.
Thuốc chống viêm không Steroid (NSAID)
Thuốc chống viêm không Steroid (NSAID) là một loại thuốc thường được sử dụng đề điều trị các bệnh xương khớp. Trong đó có tình trạng đau nhức xương khớp ở người lớn tuổi. Để cải thiện bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn sử dụng thuốc Aspirin, Diclofenac hoặc Naproxen. Đây đều là những loại thuốc có khả năng chống viêm, ức chế hoạt động của những phản ứng viêm đang tồn tại bên trong cơ thể.
Bên cạnh đó Aspirin, Diclofenac, Naproxen và một số loại thuốc chống viêm không Steroid (NSAID) khác còn có tác dụng cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp nhưng không gây nghiện. Để điều trị đau nhức xương khớp ở người già, người bệnh có thể sử dụng 0,325 – 0,625 gram thuốc/lần. Tổng liều dùng thuốc không quá 3,6 gram/ngày.
Thuốc giãn cơ
Thuốc giãn cơ cũng là một trong những loại thuốc thường được dùng trong điều trị đau nhức xương khớp ở người già. Loại thuốc này có khả năng kích thích não bộ để thả lỏng hệ cơ đang tồn tại xung quanh vùng xương khớp. Đặc biệt là những vị trí đang bị đau nhức.
Phụ thuộc vào mức độ đau nhức và mức độ tổn thương xương khớp, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn sử dụng thuốc ở dạng viên uống hoặc sử dụng thuốc ở dạng dung dịch tiêm. Một số loại thuốc giãn cơ thường được sử dụng gồm: Baclofen, Eperisone và Carisoprodol.
Vitamin nhóm B
Để cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, bệnh nhân có thể được bác sĩ chuyên khoa yêu cầu sử dụng vitamin nhóm B ở dạng viên uống. Cụ thể như vitamin B1, vitamin B6 và vitamin B12. Ngoài khả năng hỗ trợ quá trình điều trị đau nhức xương khớp, loại vitamin này còn có tác dụng bảo vệ dây thần kinh và nâng cao sức đề kháng.
Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc (SSRIs)
Những loại thuốc thuốc thuộc nhóm thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc (SSRIs) như Celaxa, Paroxetine… có khả năng kích thích và tác động đến những thụ thể đau. Từ đó giúp người bệnh đẩy lùi cơn đau nhức xương khớp một cách nhanh chóng.
Phương pháp vật lý trị liệu điều trị đau nhức xương khớp ở người già
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc Tây, người bệnh cũng cần sử dụng kết hợp phương pháp vật lý trị liệu để quá trình điều trị đau nhức xương khớp ở người già mau chóng đạt hiệu quả.
Để cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, người bệnh có thể sử dụng một số phương pháp vật lý trị liệu sau:
Tắm suối khoáng, tấm bùn
Tắm suối khoáng, tấm bùn là phương pháp có tác dụng tạo nên cảm giác dễ chịu, giúp xương khớp, dây chằng và các cơ được thư giãn bằng việc giảm thiểu những áp lực, sự chèn ép của bệnh đến những vị trí này. Từ đó giúp người già cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp.
Châm cứu
Phương pháp châm cứu sẽ giúp bệnh nhân bị đau nhức xương khớp đả thông kinh lạc, kích thích quá trình tuần hoàn máu. Đồng thời giúp người già cải thiện tốt tình trạng đau nhức.
Bấm huyệt
Bấm huyệt là một phương pháp vật lý trị liệu được nhiều bệnh nhân bị đau nhức xương khớp sử dụng. Phương pháp này có tác dụng kích thích và tác động lên những huyệt đạo, dây chằng, xương khớp, cơ để những vị trí này được thư giãn, thoát khỏi sự chèn ép. Đồng thời kích thích quá trình sản sinh chất giảm đau.
Sử dụng phương pháp phẫu thuật điều trị đau nhức xương khớp ở người già
Trong trường hợp tình trạng đau nhức xương khớp ở người già đang ở mức độ nặng, cơn đau xảy ra là do các bệnh xương khớp nghiêm trọng, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn sử dụng những phương pháp sau:
Biện pháp bổ trợ đau nhức xương khớp
Một số biện pháp bổ trợ đau nhức xương khớp gồm: Sử dụng laser độ IV, sử dụng sóng cao tầng, siêu âm… có khả năng thúc đẩy quá trình giảm đau và kháng viêm nhanh chóng ở người lớn tuổi. Do không xâm lấn nên biện pháp bổ trợ đau nhức xương khớp tương đối an toàn cho người bệnh khi áp dụng.
Phương pháp phẫu thuật
Bệnh nhân bị đau nhức xương khớp sẽ được bác sĩ chuyên khoa yêu cầu phẫu thuật khi tình trạng đau nhức của bạn đang ở giai đoạn nặng, những phương pháp điều trị nội khoa đều đã được áp dụng nhưng không mang hiệu quả.
Khi sử dụng phương pháp phẫu thuật điều trị đau nhức xương khớp ở người già, bệnh nhân sẽ được bác sĩ yêu cầu thực hiện nội soi làm sạch. Sau đó loại bỏ tình trạng viêm và những tổn thương bằng việc thay khớp.
Biện pháp phòng ngừa đau nhức xương khớp ở người già
Để phòng ngừa tình trạng đau nhức xương khớp, người già có thể áp dụng một trong những biện pháp sau:
Có chế độ ăn uống hợp lý
- Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi: Phô mai, sữa, tôm, cua, ốc
- Ăn nhiều thực phẩm giàu axit béo omega 3: Các loại cá béo (cá ngừ, cá hồi, cá mòi…), các loại hạt…
- Ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm: Rau chân vịt, rau cải xanh, rau cải xoăn…
- Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, vitamin D: Cam, quýt, dâu tây, bưởi…
Thường xuyên tập thể dục
Để cải thiện cơn đau cũng như phòng ngừa tình trạng đau nhức xương khớp tái phát, người lớn tuổi nên thường xuyên luyện tập những bài thể dục đơn giản, nhẹ nhàng. Cụ thể như: Tập dưỡng sinh, đi bộ… Việc thường xuyên tập luyện sẽ giúp bạn duy trì sự linh hoạt và sự dẻo dai của các khớp, phòng ngừa tình trạng khô, đau nhức xương khớp. Đồng thời phòng tránh được những bệnh xương khớp nguy hiểm.
Giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh
Không khí lạnh là nguyên nhân khiến cho tình trạng đau nhức xương khớp xuất hiện. Chính vì thế, người cao tuổi cần giữ ấm các khớp xương, giữ ấm cơ thể. Bên cạnh đó bạn nên hạn chế ra ngoài khi thời tiết lạnh. Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa cơn đau và giảm nguy cơ gây ảnh hưởng đến xương khớp.
Bài viết trên đây là những nguyên nhân, cách điều trị và phương pháp phòng ngừa tình trạng đau nhức xương khớp ở người già. Để điều trị và cải thiện cơn đau một cách hiệu quả, người bệnh nên đến bệnh viện, khám bác sĩ ngay khi cơn đau xảy ra.
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!