Đau sỏi thận: Cách nhận biết và điều trị hiệu quả
Đau sỏi thận, đau lưng thận, đau thận trái, phải là những biểu hiện thường thấy ở những người mắc bệnh sỏi thận. Với mỗi mức độ đau sẽ phản ánh thực trạng bệnh, kích thước sỏi trong cơ thể. Chính vì vậy, nhận biết và nắm bắt rõ dấu hiệu đau là bước quan trọng giúp người bệnh kịp thời áp dụng những biện pháp điều trị hiệu quả nhất.
Nhận biết dấu hiệu đau sỏi thận qua các vị trí thường gặp
Sỏi thận là tình trạng kết tinh các chất khoáng có trong cặn nước tiểu trong thời gian dài. Những viên sỏi thận hay còn gọi là sạn sỏi có kích thước khác nhau, dao động từ dưới 4mm đến nhỏ hơn 2cm. Sỏi càng to mức độ đau đớn và tổn thương gây ra càng lớn. Quá trình hình thành sỏi thường không có triệu chứng rõ rệt, người bệnh chỉ nhận biết khi có những biểu hiện đau hoặc đi tiểu ra sỏi. Những dấu hiệu đau sỏi thận phổ biến thể hiện qua các dấu hiệu sau:
Đau lưng thận, đau bụng dưới xương sườn, bụng dưới
Thận trong cơ thể nằm ở vị trí hai bên cột sống, sau màng bụng và dưới xương sườn có trách nhiệm lọc máu và cân bằng chất lỏng và điện giải trong cơ thể. Khi trong thận tồn tại những viên sỏi sẽ dẫn tới tổn thương, ảnh hưởng tới chức năng thận.
Mặt khác, tùy thuộc vào kích thước sỏi, đối với sỏi nhỏ có thể tự đào thải qua đường bài tiết ít nhiều gây ra đau rát. Đối với viên sỏi kích thước to có thể ứ đọng lại trong đường niệu quản gây hiện tượng ứ nước, đau bụng dưới, tiểu rắt. Sỏi có thể gây đau đớn khi di chuyển trong niệu đạo và khi thay đổi tư thế đột ngột sau khi ngồi quá lâu.
Đau sỏi thận bên trái
Đau quặn thận do sỏi có thể xảy ra ở hai bên thận hoặc một bên. Phổ biến hơn cả là biểu hiện đau thận trái. Những cơn đau thường xảy ra theo từng cơn, cảm giác đau quặn dữ dội hoặc đối với những viên sỏi quá lớn, chỉ nằm im một chỗ sẽ gây ra cơn đau âm ỉ kéo dài.
Ngoài ra, cơn đau còn đi kèm với các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt, bí tiểu, buồn tiểu giả, nước tiểu sủi bọt hoặc có mủ. Một số trường hợp đi tiểu ra máu do thành sỏi cọ xát gây tổn thương cho niệu quản và niệu đạo. Hoặc sốt cao, buồn nôn, mệt mỏi mất ngủ, cơ thể phù do tích nước.
Đau thận phải
Tương tự với những cơn đau khi xảy ra ở thận trái. Người bệnh thường có cảm giác đau dữ dội từng đợt hoặc cơn đau âm ỉ. Cơn đau thường xảy ra bắt đầu từ thận phải, sau đó lan đến lưng dưới bên phải và kéo xuống vùng hạ sườn. Có thể lan sang cả vùng bẹn và cơ quan sinh dục ngoài. Tùy vào kích thước sỏi, thời gian đau có thể kéo dài từ 20 phút hoặc hàng giờ. Hoàn toàn không thể khắc phục bằng cách đổi tư thế hoặc hạn chế di chuyển. Bên cạnh đó, người bệnh có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng khác như phù chi, ớn lạnh, sốt cao, buồn nôn, tái nhợt, chóng mặt…
Ngoài ra, người bệnh sỏi thận có thể xuất hiện một số biểu hiện đi kèm các cơn đau như:
Sưng thận: Thường xảy ra ở những người giai đoạn nặng, khi đó vùng bụng dưới, khu vực xung quanh vùng chứa thận và háng sẽ sưng lên.
Vô niệu: Những viên sỏi có kích thước lớn không chỉ gây ra hiện tượng tiểu bí, tiểu rắt mà còn có thể dẫn đến vô niệu một phần (sỏi to gây tắc niệu quản một bên thận) hoặc vô niệu hoàn toàn ( tắc cả hai bên thận).
Người bệnh hoàn toàn không thể đi tiểu được. Khi có biểu hiện này, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời. Tránh gây ra hiện tượng suy thận hoặc vỡ thận.
Đau sỏi thận có nguy hiểm không?
Thông thường, tùy vào kích thước của sỏi người bệnh sẽ có mức độ biểu hiện đau khác nhau. Thời gian sỏi ở trong cơ thể càng lâu sẽ dẫn đến kích thước càng to. Người bệnh sẽ có những biến chứng vô cùng nguy hiểm như:
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Khi sỏi có kích thước trung bình đến lớn (6mm- dưới 2cm) sẽ hình thành những cạnh sắc nhọn. Theo đường nước tiểu di chuyển tự do trong thận, niệu quản sẽ cọ xát và gây tổn thương. Đây là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng nhiễm trùng đường tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt hoặc ra máu.
Tắc nghẽn đường tiết niệu: Đối với những viên sỏi to có thể chèn ép, gây bí tắc trong niệu quản, niệu đạo, bàng quang. Việc này không chỉ gây nên hiện tượng bí tắc mà còn dẫn đến thận ứ nước, giãn đài thận về lâu dài sẽ dẫn đến hủy hoại cấu trúc thận.
Suy thận cấp, mãn tính: Trường hợp sỏi ứ tắc quá lâu có thể gây tắc nghẽn một hoặc toàn phần. Cơ quan bài tiết có biểu hiện viêm nhiễm, xơ hóa đường tiểu, lỗ rò ở bàng quan, giảm nghiêm trọng chức năng lọc của thận.
Đau sỏi thận phải làm sao? Chữa bằng cách nào?
Khi bị đau sỏi thận bệnh nhân cần được khám, xác định bởi bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị thích hợp. Nguyên tắc điều trị chủ yếu là giảm đau, giải phóng đường tiết niệu. Người bệnh nên có những biện pháp điều trị tại nhà kết hợp với sự tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng. Có rất nhiều phương pháp điều trị mà bệnh nhân có thể tham khảo:
Cách làm giảm đau sỏi thận tại nhà
Đối với những dạng sỏi nhỏ, người bệnh hoàn toàn có thể đào thải qua đường tiết niệu bằng cách uống nhiều nước. Thay vì chỉ sử dụng nước lọc, bệnh nhân nên tham khảo kết hợp những loại nước kích thích lợi tiểu.
Nước dứa nướng: Sử dụng dứa kết hợp với phèn chua, nướng hoặc hấp cách thủy lấy nước uống hằng ngày giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.
Sinh tố việt quất: Nước việt quất rất dễ uống và có tác dụng giảm đau thận rất tốt. Đồng thời hỗ trợ làm tan sỏi dạng struvite và brushite.
Nước giấm táo: Cho 2 thìa giấm táo với 200ml nước, uống hằng ngày. Chất axit citric có trong giấm giúp bào mòn sỏi dạng canxi.
Thuốc giảm đau sỏi thận theo Tây y
Dựa trên nguyên tắc điều trị giảm đau, giải phóng đường tiết niệu bị tắc nghẽn, bệnh nhân cần sử dụng một số nhóm thuốc sau:
-
Thuốc trị đau quặn do sỏi: gồm nhóm kháng viêm không steroid như diclofenac, kerolac hoặc nhóm á phiện như tramadol, meperidin.
-
Thuốc làm tan sỏi: dùng hỗn hợp các chất terpen như pinen,cineol, anethol, camphen, fenchon, borneol, … làm tan và tống suất sỏi, tăng lượng máu qua thận, giảm viêm đường niệu.
-
Thuốc tống sỏi kết hợp nifedipin với methyl prednisolon hay delflazacort (có thể kết hợp tamsulosin với delflazacort)
Lưu ý: Cần thận trọng với người suy gan thân, người cao tuổi. Không dùng cho phụ phụ mang thai, cho con bú. Tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tùy tiện sử dụng.
Điều trị sỏi thận bằng phương pháp tán sỏi
Phương pháp tán sỏi kết hợp y học hiện đại để làm tan sỏi trong thời gian ngắn mà không gây biến chứng. Người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp tán sỏi như sau:
-
Tán sỏi qua da: Bệnh nhân sẽ được tán sỏi bằng 2000-8000 sóng xung kích và được chỉ định không ăn uống trong vòng 12 giờ. Quá trình tán thường diễn ra trong khoảng 1 giờ.
-
Tán sỏi bằng laser: Loại hình này được chỉ định đối với bệnh nhân đã chữa trị nội khoa hoặc tán qua da không hiệu quả. Sau khi gây tê tủy sống, bác sĩ sẽ tiến hành tán sỏi. Khi quá trình kết thúc, bệnh nhân sẽ được lắp một ống dẫn từ thận xuống niệu quản và bàng quang. Bệnh nhân có thể xuất viện sau 1 tuần.
-
Áp dụng nội soi tán sỏi: Bằng việc sử dụng kim chọc dò tạo một lỗ rộng vừa đủ cho máy nội soi tán sỏi, các bác sĩ sẽ bào mòn và hút sỏi ra. Sau đó đặt một ống thông thận trong vòng 24-48 giờ đầu để theo dõi kết quả.
Chữa bằng phương pháp Đông y
Các bài thuốc Đông Y tận dụng tối đa sự kết hợp hoàn hảo giữa các vị thảo dược quý cho hiệu quả cao trong điều trị. Hầu hết các bài thuốc đều ở dạng sắc uống.
Bài thuốc số 1: Hoa mã đề, rau om, rễ cỏ tranh, râu ngô. Mỗi vị từ 10-15g đem đun với 2 lít nước. Khi thuốc cô lại 1,5 lít, uống hằng ngày thay nước lọc. Thực hiện 1 tuần sẽ ra sỏi.
Bài thuốc số 2: Kim tiền thảo, dành dành, quế chi, ý dĩ, xương bồ, cam thảo đất, bông mã đề, tỳ giải. Sao vàng trên chảo nóng rồi đem đun với 4 bát nước. Khi thuốc cạn chỉ còn 2 bát, chắt ra bát và tiếp tục đun. Sử dụng đều đặn trong 2-3 tháng sẽ có kết quả.
Đau sỏi thận kiêng gì? Nên ăn gì?
Chế độ ăn uống với người bị đau sỏi thận rất quan trọng, dưới đây là các thực phẩm cần tránh, nên ăn từ tư vấn của các chuyên gia:
Các thực phẩm cần tránh gồm:
- Thịt động vật: Bệnh nhân có thể ăn cá thay cho thịt, tôm cua ăn ở mức vừa phải.
- Thực phẩm chứa nhiều oxalate như đậu phộng, bột cám, cà phê, trà đặc, sô-cô-la, rau bina, rau muống.
- Thực phẩm chứa muối (mỡ)
- Thực phẩm chứa purin gây sỏi thận có trong cá khô, tôm khô, thịt khô, lạp xưởng, mắm, nội tạng động vật.
Các thực phẩm nên ăn:
- Nên ăn thực phẩm chứa ít muối vì theo các nghiên cứu ăn nhạt giúp giảm lượng muối từ đó cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu.
- Uống nhiều nước từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày
- Ăn điều độ các thực phẩm chứa calci như sữa, phô mai ở mức vừa phải ví dụ mỗi ngày khoảng 3 ly sữa tươi (khoảng 800 – 1.300mg calci)
- Uống nhiều nước cam, bưởi, chanh chống tạo sỏi nhờ chứa nhiều citrate
- Ăn các loại rau tươi giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi thận.
Đau sỏi thận là dấu hiệu cảnh báo tình trạng và tiến triển của bệnh. Khi nhận thấy dấu hiệu đau thận, lưng hoặc các vùng xung quanh người bệnh cần áp dụng kịp thời biện pháp điều trị. Tránh chủ quan gây hậu quả nghiêm trọng tới hệ bài tiết và tính mạng.
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!