Dị Ứng Có Nguy Hiểm Không? Phải Làm Gì Khi Bị Dị Ứng?
Dị ứng là phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch cơ thể khi bị tác động bởi các chất bên ngoài chưa chắc là có hại (chất này còn được gọi là dị nguyên). Khoảng 30% dân số thế giới gặp các vấn đề về dị ứng. Vậy dị ứng có nguy hiểm không, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc trả lời rõ câu hỏi trên.
Bị dị ứng có nguy hiểm không?
Dị ứng có thể xảy đến với bất cứ ai, dị ứng có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào thể trạng, nguyên nhân nhiễm và cách chữa trị của người đó.
Nếu bị dị ứng bình thường, dị ứng nhẹ người bị dị ứng chỉ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, mệt mỏi trong khoảng thời gian ngắn. Nếu kiêng khem, chữa trị đúng cách chỉ trong vòng 3 – 5 ngày các triệu chứng sẽ giảm và khỏi hẳn.
Trường hợp dị ứng thời tiết có thể kéo dài dưới 6 tuần. Đặc biệt, nếu là dị ứng thời tiết mãn tính thì thời gian có thể kéo dài trên 6 tuần và dễ tái phát.
Khi bị dị ứng nặng hoặc dị ứng chuyển biến xấu do chữa trị không đúng cách, chăm sóc da không tốt khiến vùng da bị tổn thương sâu, lan rộng có thể kéo dài thời gian chữa trị và dễ để lại vết sẹo, thâm.
Trường hợp nặng nhất của dị ứng là sốc phản vệ (choáng phản vệ). Khi bị sốc phản vệ, biểu hiện trên da và các bộ phận khác đều rất rõ ràng, diễn biến nhanh. Da nổi mề đay, sưng đỏ. Hô hấp kém, khó thở, tức ngực. Cảm giác đau tức khắp cơ thể, sốt và co giật. Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Trẻ em bị dị ứng không được chăm sóc kịp thời, điều trị đúng cách dễ gây các biến chứng:
- Nhiễm trùng máu.
- Sốc nhiễm khuẩn.
- Tụ cầu gây viêm mủ màng phổi hay viêm phổi.
- Tràn mủ màng tim.
- Viêm màng não mủ.
Những biến chứng này rất khó điều trị, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài và sự phát triển bình thường của trẻ. Khị mắc các biến chứng nguy hiểm này tỷ lệ tử vong cao từ 20 – 50%
Phải làm gì khi bị dị ứng?
80% khả năng dị ứng có nguy hiểm không phụ thuộc vào cách kiêng khem và chữa trị trong giai đoạn đầu bị dị ứng. Đối với những trường hợp dị ứng nhẹ cần chăm sóc cẩn thận tránh dị ứng chuyển biến nặng.
Đối với dị ứng nặng cần xử lý nhanh để không gặp nguy hiểm đến tính mạng. Ngay khi có các triệu chứng dị ứng hãy thực hiện ngay các bước sau.
- Xác định nguyên nhân gây dị ứng ( thức ăn, thời tiết, thuốc, tiếp xúc với nấm mốc, lông động vật, chất hóa học,…). Sau khi xác định nguyên nhân, lập tức tránh xa, không tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
- Nếu không xác định được tác nhân gây bệnh cần loại bỏ nhanh các tác nhân có nghi vấn cao nhất. Tìm đến cơ sở y tế để xác định nguyên nhân và tìm phương pháp điều trị.
- Hạn chế ra ngoài, tiếp xúc trực tiếp với gió lạnh, nắng, không khí nhiều bụi bẩn, nấm mốc. Khi bắt buộc phải ra ngoài cần che chắn cẩn thận các bộ phận đang bị dị ứng. Khi về nhà cần vệ sinh cẩn thận bằng nước ấm.
- Tĩnh dưỡng cơ thể trong không gian thoáng mát, khô ráo. Tránh làm việc nặng nhọc, căng thẳng đầu óc.
- Bị dị ứng cần tránh xa các chất dễ gây kích ứng như: Nước tẩy rửa, sữa tắm, sữa rửa mặt, mỹ phẩm, đồ trang điểm,…
- Bị dị ứng kiêng tắm là sai cách. Người bị dị ứng nên tắm rửa thường xuyên bằng nước ấm hoặc nước nấu từ một số loại lá như: Lá trầu không, lá khế, lá lốt, lá đơn đỏ, kim ngân,… để loại bỏ chất bẩn, diệt vi khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm, hồi phục da hư tổn.
- Người bị dị ứng không nên gãi, chà sát vào vùng da đang bị dị ứng dễ gây tổn thương da sâu, viêm nhiễm và để lại sẹo.
- Ăn uống bổ sung chất khoáng, vitamin, nước có trong rau xanh, hoa quả.
- Kiêng ăn thực phẩm giàu đạm, chất tanh. Không sử dụng nhiều muối, đường, gia vị cay, chất phụ gia, dầu mỡ để nấu ăn cho người bị dị ứng. Không sử dụng chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cafe,…
- Nếu dị ứng nhẹ có thể tự chữa trị ở nhà bằng các bài thuốc dân gian, nguyên liệu tự nhiên để tắm, đắp lên da hoặc uống.
- Không tự ý sử dụng thuốc Tây để uống hoặc bôi tránh tình trạng gây dị ứng thuốc hoặc tác dụng phụ không mong muốn.
- Nếu người bị dị ứng có hiện tượng nổi mề đay cấp tính, sốc phản vệ, sốt cao, vùng da nổi mẩn lan khắp người,… cần đưa ngay đến bệnh viện để điều trị kịp thời.
Trên đây là một số chia sẻ về dị ứng có nguy hiểm không? Dị ứng sẽ không nguy hiểm nếu chúng ta biết cách chữa trị kịp thời, hiệu quả. Dị ứng có thể phòng ngừa bằng nhiều cách, hãy giữ cho mình lối sống lành mạnh, tăng cường sức đề kháng, cẩn thận khi tiếp xúc, ăn uống và sử dụng thuốc.
Ngày Cập nhật 19/06/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!