Dị Ứng Da Mặt Mẩn Đỏ Ngứa Là Gì Và Cách Chữa Hiệu Quả
Người bị dị ứng da mặt mẩn đỏ ngứa thường cảm thấy khó chịu, tự ti và lo lắng. Vậy mặt bị dị ứng mẩn đỏ ngứa phải làm sao? Trong bài viết này, chuyên gia sẽ giúp bạn làm sáng tỏ nguyên nhân gây dị ứng và hướng dẫn một số cách chữa trị hiệu quả nhất.
Dị ứng da mặt là gì? Triệu chứng dị ứng?
Dị ứng da mặt là hiện tượng da mặt phản ứng với các tác nhân gây dị ứng. Các tác nhân gây dị ứng có thể đến từ cả bên ngoài môi trường và bên trong cơ thể.
Tùy thuộc vào loại da, biểu hiện dị ứng da và, mức độ nghiêm trọng khác nhau. Những triệu chứng dị ứng da dễ nhìn thấy bằng mắt thường phải kể tới như:
- Da mẩn đỏ ngứa, nóng rát.
- Xuất hiện nốt mụn to, nhỏ hoặc li ti.
- Đầu mụn trắng, đỏ hoặc mụn nước.
- Da khô, thô ráp, sần sùi, tróc da.
- Tổn thương da, viêm nhiễm, tăng tốc độ lão hóa.
- Tại vị trí da dị ứng dễ để lại thâm sẹo.
Dị ứng da mặt mẩn đỏ ngứa phải làm sao?
Trong các trường hợp bị dị ứng da mặt nhẹ, chúng ta có thể tự chữa tại nhà bằng các bước sau đây.
Xác định nguyên nhân gây dị ứng
Việc xác định nguyên nhân khiến mặt bị dị ứng mẩn đỏ ngứa là điều đầu tiên cần làm. Khi xác định được nguyên nhân ta có thể loại bỏ những đồ ăn, thức uống, mỹ phẩm … gây dị ứng.
Nếu không biết được nguyên nhân và vẫn tiếp tục để da tiếp xúc với các chất dị ứng sẽ khiến tình trạng càng trở nặng và lan rộng hơn.
Khi chưa xác định được nguyên nhân cụ thể, hãy tránh xa những tác nhân có nguy cơ cao:
- Dừng trang điểm và sử dụng mỹ phẩm.
- Không ăn các thức ăn lạ, hải sản, các loại hạt có dầu, các loại đậu.
- Không uống rượu, bia và các loại nước uống có ga hay chất kích thích (cà phê, trà đặc…)
- Kiểm tra chỉ số ô nhiễm môi trường xung quanh mình. Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, làm việc, ăn uống.
- Kiểm tra các dụng cụ tiếp xúc với da (máy rửa mặt, dao cạo,…).
Chăm sóc và phục hồi da
Sau khi đã xác định được nguyên nhân gây dị ứng mẩn ngứa da mặt, bạn có thể tự chăm sóc, phục hồi phần da hư tổn mà không cần can thiệp của bác sĩ hoặc thuốc tây.
- Vệ sinh da sạch sẽ, cẩn thận bằng nước muối loãng. Trong thời gian này tốt nhất là không nên dùng sữa rửa mặt. Hãy Massage da nhẹ nhàng bằng tay thay vì máy rửa mặt. Thực hiện rửa mặt ít nhất 2 lần/ngày và sau khi đi ra ngoài.
- Hạn chế ra ngoài, khi ra ngoài cần đeo khẩu trang, che chắn cẩn thận.
- Đắp mặt bằng một số nguyên liệu tự nhiên có tính chất chống viêm, giảm triệu chứng dị ứng, làm mềm da, phục hồi da như: Lô Hội, mướp đắng, mật ong, lòng trắng trứng gà, dầu dừa, bột trà xanh, bột yến mạch, baking soda,…
- Xông da sẽ giúp đào thải các chất độc trong da, làm sạch da, ngăn ngừa viêm nhiễm. Hỗn hợp xông da bao gồm nước ấm, muối tinh, sả, lá chanh, gừng.
- Một số loại kem dưỡng ẩm lành tính có các thành phần như Vitamin E, Panthenol, Glycerin, Niacinamide, Acid Hyaluronic, … sẽ giúp da cân bằng độ ẩm.
- Bổ sung nước, vitamin, chất khoáng qua đường uống sẽ giúp tăng cường sức đề kháng và thải độc tố từ bên trong.
- Giữ cho tinh thần luôn thoải mái, giảm căng thẳng, stress, không nên quá lo lắng về tình trạng dị ứng.
Sử dụng thuốc chữa dị ứng da mặt mẩn đỏ ngứa
Nếu từ 3-5 ngày áp dụng các biện pháp kể trên không phát huy hiệu quả như mong muốn, người bệnh cần tìm mua một số loại thuốc Tây chữa dị ứng da mặt như: Thuốc kháng histamin H1, Kem bôi chứa corticoid, Thuốc mỡ kháng sinh, Thuốc ức chế calcineurin… hoặc thuốc Đông y.
Việc dùng thuốc cần tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không lạm dụng để tránh bị biến chứng, gây tác dụng phụ.
Trong trường hợp bạn bị dị ứng da mặt mẩn đỏ ngứa một cách nghiêm trọng hoặc dị ứng lan rộng, chuyển biến xấu thì nên đến các cơ sở y tế thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Ngày Cập nhật 04/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!