Dị Ứng Thời Tiết Có Nguy Hiểm Không? Phải Làm Gì Khi Bị Dị Ứng?
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào thể trạng và cách điều trị của người bệnh. Nếu chủ quan hoặc không điều trị đúng cách, dị ứng thời tiết tiến triển thành nổi mề đay cấp tính, sốc phản vệ dẫn đến tử vong.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Dị ứng thời tiết là một loại phản ứng liên quan đến hệ miễn dịch. Trong khoảng thời gian giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột, trời quá nóng hoặc quá lạnh dẫn đến tình trạng cơ thể con người không thích nghi kịp.
Hệ miễn dịch xảy ra các phản ứng quá mẫn, sản sinh lượng lớn histamin tự do gây nên hiện tượng dị ứng thời tiết như mẩn đỏ, phát ban, nổi mề đay, ngứa ngáy…
Dị ứng thời tiết có 2 loại với mức độ nguy hiểm khác nhau.
- Dị ứng thời tiết cấp tính: Các triệu chứng dị ứng kéo dài dưới 6 tuần. Người bị dị ứng cấp tính, các triệu chứng biểu hiện như mẩn đỏ, ngứa ngáy, hắt hơi, sổ mũi, đau đầu nhẹ. Những triệu chứng này có thể tự khỏi trong vòng vài giờ đồng hồ. Dị ứng thời tiết cấp tính không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu điều trị không đúng cách có thể chuyển biến thành dị ứng mãn tính gây nguy hiểm.
- Dị ứng thời tiết mãn tính: Các triệu chứng dị ứng có dấu hiệu nặng, kéo dài trên 6 tuần. Dị ứng thời tiết mãn tính có thể gây viêm mũi dị ứng, nổi mề đay toàn thân, phù mạch, hen suyễn, suy hô hấp, tụt huyết áp, sốc phản vệ. Dị ứng khi chuyển biến thành mãn tính chữa trị rất khó, bệnh dai dẳng, dễ tái phát, ảnh hưởng sức khỏe lâu dài.
Trong các triệu chứng dị ứng thời tiết thì nổi mề đay cấp tính là nguy hiểm nhất gây khó thở, sốt cao, co giật, sốc phản vệ. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể dẫn đến tử vong.
Đối với những người bị dị ứng nhưng vệ sinh da kém, hay gãi, cọ sát khiến da tổn thương sâu dễ gây bội nhiễm, nhiễm trùng da, khi khỏi cũng dễ để lại các vết sẹo, thâm.
Trẻ bị dị ứng thời tiết có nguy hiểm không? Dị ứng thời tiết có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là trẻ em do có làn da nhạy cảm, hệ miễn dịch yếu. Khi trẻ em bị dị ứng thời tiết thường gây khó thở, nghẹt mũi, có nhiều trường hợp trẻ ngưng thở vào buổi tối. Cha mẹ cần hết sức lưu ý đối với những trường hợp này, cần cho trẻ đến bác sĩ sớm để chữa trị, theo dõi. |
Phòng ngừa dị ứng thời tiết đúng cách như thế nào?
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không phụ thuộc vào cách phòng và điều trị bệnh của mỗi người. Ngay khi có các triệu chứng dị ứng thời tiết, người bệnh nên tuân thủ các nguyên tắc dưới đây để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.
Kiêng khem, ăn uống đúng cách
Người bị dị ứng thời tiết là do tiếp xúc với các yếu tố bất ổn của thời tiết. Cắt đứt việc tiếp xúc không cần thiết sẽ khiến triệu chứng dị ứng nhanh biến mất.
- Hạn chế việc ra ngoài trời lạnh, trời nóng, tiếp xúc với gió, nắng, bụi bẩn.
- Khi buộc phải ra ngoài cần mặc quần áo dài, che chắn vùng da đang bị dị ứng một cách cẩn thận.
- Nghỉ ngơi trong các không gian kín gió, sạch sẽ, giữ nhiệt độ phòng trong khoảng từ 20 – 30 độ C.
- Nếu bị dị ứng thời tiết lạnh hãy mặc ấm. Nếu bị dị ứng thời tiết nóng, mặc thoải mái, thoáng mát.
- Quần áo nên ưu tiên các chất liệu vải mềm, thấm hút mồ hôi, không gây cọ xát, ngứa ngáy.
- Tắm rửa thường xuyên bằng nước ấm hoặc một số loại nước lá để loại bỏ chất bẩn trên da.
- Tuyệt đối không tiếp xúc với hóa chất trong các chất tẩy rửa, mỹ phẩm, đồ trang điểm.
- Ăn uống khoa học: Không ăn các chất tanh (hải sản, thủy sản), giàu đạm (thịt có màu đỏ, trứng, sản phẩm từ sữa), không ăn loại hạt có dầu, các loại đậu,… Bạn nên bổ sung nhiều nước, vitamin C, chất xơ trong rau củ, hoa quả. Giảm lượng đường, muối, gia vị cay, dầu mỡ. Không sử dụng phụ gia khi chế biến món ăn.
Kịp thời điều trị bệnh
Nếu điều trị đúng cách, dị ứng thời tiết có thể biến mất trong vài giờ, vài ngày và không để lại hậu quả. Ngược lại, điều trị không đúng cách, bệnh có thể tiến triển thành mãn tính, ảnh hưởng lâu dài, nghiêm trọng nhất là tử vọng.
Khi bị dị ứng cần căn cứ vào các biểu hiện trên da để xác định mức độ nặng nhẹ. Người bị dị ứng thời tiết nhẹ có thể tự chữa ở nhà kết hợp kiêng khem sẽ nhanh chóng khỏi. Nếu chữa trị ở nhà không có hiệu quả hoặc biểu hiện dị ứng trở nên nặng hơn cần đưa ngay đến bệnh viện.
Đối với những người có tiền sử bệnh mãn tính, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 3 tuổi, người già bị dị ứng nên đến các cơ sở y tế sớm để được hướng dẫn điều trị đúng cách ngay từ đầu, tránh dị ứng chuyển biến xấu.
Thuốc Tây dễ gây dị ứng và các tác dụng phụ, bạn không nên tự ý sử dụng. Trong các trường hợp cần sử dụng thuốc hãy đến bác sĩ để được tư vấn, kê đơn.
Trên đây là một vài chia sẻ về vấn đề dị ứng thời tiết có nguy hiểm không. Dị ứng thời tiết sẽ không nguy hiểm nếu chúng ta điều trị kịp thời, đúng cách. Hi vọng những thông tin trong bài chia sẻ này đã giúp bạn giải tỏa được nỗi lo cũng như biết cách đối phó với dị ứng thời tiết.
Ngày Cập nhật 04/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!