Chuyên gia tư vấn phác đồ hỗ trợ điều trị vi khuẩn HP đang có hiện nay
Nhiều nghiên cứu khoa học đã nhận định, người bệnh nhiễm vi khuẩn HP có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gấp 3 lần người thường. Vì vậy, người bệnh cần xử lý ngay nếu không muốn gặp biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết này, chuyên gia tiêu hóa, TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh – Viện trưởng Viện y dược dân tộc sẽ tư vấn phác đồ hỗ trợ điều trị vi khuẩn HP.

Thời gian xử lý vi khuẩn HP trong bao lâu? Lưu ý 4 biến chứng nguy hiểm
Vi khuẩn HP là một loại xoắn khuẩn có cấu trúc khác với những loại vi khuẩn thông thường. Khi đi vào cơ thể con người nó tiết ra một loại men nhằm trung hòa acid dịch vị. Từ đó tạo môi trường sống tuyệt vời cho loại vi khuẩn này.
Vi khuẩn HP có sức sống mảng liệt và lâu dài trong cơ thể con người. Vì vậy để diệt vi khuẩn HP đòi hỏi người bệnh phải kiên trì và tuân theo liệu trình của bác sĩ.
Nếu không xử lý kịp thời, người bệnh sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm dưới đây:
- Viêm dạ dày HP
- Viêm loét dạ dày tá tràng
- Chảy máu bao tử
- Ung thư dạ dày
Nhận định về các cách đẩy lùi vi khuẩn HP trong dạ dày, bs Vân Anh đưa ra lời khuyên:
“Hiện nay, có 4 cách khắc chế vi khuẩn HP phổ biến đó là: thuốc tân dược, thuốc dân gian, thuốc Đông y và thực phẩm. Mỗi cách đều có những ưu, nhược điểm riêng biệt. Vì vậy người bệnh nên so sánh kỹ lường để tìm được phác đồ phù hợp nhất“.
Vi khuẩn HP và cách hỗ trợ điều trị từ thực phẩm
Bằng thực phẩm là giải pháp được nhiều người bệnh quan tâm và tìm hiểu. Vi khuẩn HP nên ăn gì? Kiêng gì? Theo bs Vân Anh, sau đây là những loại thực phẩm tốt, giúp thúc đẩy quá trình giải quyết vi khuẩn HP trong dạ dày:
- Tỏi: Loại gia vị ở ngay trong bếp nhà bạn có vị cay, nồng. Tinh dầu tỏi có tác dụng kháng viêm, giảm đau, ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP.
- Thực phẩm có nhiều vitamin và chất xơ: Rau, củ, hoa quả non, ít chua, có màu sẫm chứa nhiều chất xơ và vitamin U giúp làm lành vết viêm loét dạ dày, ức chế vi khuẩn HP.
- Thực phẩm chứa nhiều tinh bột: Cháo, cơm, miến gạo…giúp giảm tiết acid dạ dày, làm hạn chế môi trường sống của vi khuẩn HP.
- Gừng: Tinh dầu gừng được ví như vị thuốc kháng sinh tự nhiên, tốt cho sức khỏe, bạn có thể dùng gừng mỗi ngày để ức chế vi khuẩn HP.
Ngoài ra người bệnh nên hạn chế sử dụng chất kích thích, đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, có nhiều chất béo và chất phụ gia.

Ưu điểm: Cách xử lý vi khuẩn HP trong dạ dày bằng thực phẩm có tác dụng làm ổn định bệnh lý, ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn HP, giảm đau cấp tốc.
Nhược điểm: Phương pháp này không mang lại kết quả cao, nên kết hợp với những bài thuốc chuyên sâu để áp dụng.
Ngoài ra có một số thực phẩm có thể sử dụng bào chế bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị vi khuẩn HP bao tử.
Hỗ trợ chữa trị vi khuẩn HP bằng bài thuốc dân gian
Trong dân gian, nghệ có chứa thành phần curcumin rất tốt cho sức khỏe. Hợp chất này có tác dụng chống oxy hóa, làm lành niêm mạc tổn thương ở dạ dày, diệt vi khuẩn HP.
Sau đây là 3 bài thuốc dân gian kết hợp nghệ và một số thực phẩm khác:
- Nghệ và mật ong: Người bệnh trộn lẫn mật ong và nghệ một lượng vừa đủ. Sau đó vê tròn thành từng viên nhỏ. Mỗi ngày sử dụng 2 lần trước bữa ăn. Sử dụng thời gian lâu dài để mang đến công dụng cao.
- Nước cốt nghệ tươi: Rửa sạch nghệ, giã nát, chắt lấy nước cốt nghệ. Sử dụng thuốc trước bữa ăn 30 phút.
- Nghệ và dừa: Đục lỗ nhỏ trên quả dừa. Sau đó đun sôi nguyên quả trên bếp lửa khoảng 15 phút. Chắt nước và nạo phần cùi dừa để riêng. Khi ăn hòa nước cốt nghệ vào nước dừa, 2 lần/1 ngày.

Ưu điểm: Nguyên liệu dễ tìm kiếm, chế biến đơn giản, tiết kiệm chi phí.
Nhược điểm: Kết quả không cao, cần kết hợp sử dụng cùng nhiều loại thuốc chuyên sâu để khắc phục triệu chứng nhanh chóng.
Bên cạnh những vị thuốc dân gian, thuốc tân dược cũng được xem là cách được nhiều người bệnh ưu tiên.
Thuốc diệt vi khuẩn HP từ Tây y
Thực trạng cho thấy, ngày càng nhiều thuốc tân dược xử lý vi khuẩn HP ra đời, khiến người bệnh không biết nên lựa chọn loại thuốc nào để áp dụng. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lo lắng, dưới đây là những loại thuốc Tây thường được chỉ định sử dụng.
- Thuốc kháng sinh xử lý vi khuẩn HP: Levofloxacin, Clarithromycin, Metronidazol, Tinidazol…
- Thuốc của Nhật: Lansup 400, Sebuberu Eisai, Kyabeijin…
- Thuốc ức chế acid dạ dày: Ranitidine, Famotidine, Cimetidine…
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Bismuth Subcitrate, Sucralfate, Misoprostol…

Đánh giá ưu điểm của phác đồ 4 thuốc, bs Vân anh nhận xét:
Ưu điểm: Thuốc có tác dụng nhanh chóng, giảm đau khó chịu trong 3-4 liều thuốc đầu tiên.
Nhược điểm: Thuốc tân dược có tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Nếu sử dụng lâu dài có thể ảnh hưởng đến gan và thận hoặc xuất hiện hiện tượng kháng thuốc.
Bên cạnh thuốc tân dược, thuốc Đông y cũng là một trong những cách mang lại kết quả tối ưu, có thể khắc phục được những điểm yếu của những cách trên. Trong y học bài thuốc YHCT được gọi là phác đồ giải quyết vi khuẩn HP kháng thuốc.
Những cây thuốc Nam hỗ trợ điều trị khuẩn HP có công dụng tốt
Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng thuốc Nam để xử lý tất cả những chứng bệnh trong cuộc sống. Trải qua nhiều đời nghiên cứu, phát triển và tìm kiếm, những vị lương y xưa đã tìm ra một số loại thảo dược quý hiếm, có công năng diệt vi khuẩn HP. Một trong số đó vẫn còn lưu giữ trong nhiều y thư cổ cho đến ngày nay:

- Chè dây: Chứa thành phần tiêu diệt vi khuẩn HP
- Dạ cẩm: Ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, khắc phục nhanh triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát xương ức.
- Lá khôi: Tấn công mạnh mẽ vi khuẩn HP, tiêu diệt tận gốc.
- Bố chính sâm: được ví như nhân sâm hàn quốc, bồi bổ vào tỳ vị, kinh tâm và thận.
- Tam thất: tạo nên lớp màng bảo vệ dạ dày.
- Bạch thược: giảm đau, chống viêm loét do vi khuẩn HP gây ra.
- Kim ngân hoa: vị thuốc kháng sinh tự nhiên, ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP.
- Quán chúng: có thành phần dược chất phá hủy lớp protein trong vi khuẩn HP.
Những thông tin trong bài viết đã giúp người bệnh tìm ra được nhiều phác đồ hỗ trợ điều trị vi khuẩn HP phù hợp.. Hãy áp dụng ngay để bảo vệ sức khỏe chính mình
ArrayNgày Cập nhật 31/05/2024