Ho khan về đêm – Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả
Ho khan về đêm là tình trạng xuất hiện các cơn ho kéo dài và thường xảy ra vào ban đêm. Ho khan về đêm là một hiện tượng các cơn ho liên tiếp nhau những không tạo ra đờm hoặc chất nhầy, kéo dài trong vòng vài ngày không khỏi. Ho khan gây nên những khó chịu đối với giấc ngủ về đêm, có thể gây khàn tiếng, mất giọng. Vậy nguyên nhân xuất hiện những cơn ho khan về đêm là gì? Cách điều trị và biện pháp phòng ngừa như thế nào để chấm dứt tình trạng ho khan?
Nguyên nhân gây ho khan về đêm
Ho khan về đêm xảy ra trên mọi lứa tuổi, từ già đến trẻ, nam lẫn nữ đều có khả năng mắc chứng ho này. Ho khan gây đau rát họng, khó thở, kém ăn kém ngủ, suy giảm chất lượng cuộc sống.Nguyên nhân gây nên tình trạng ho khan về đêm hội tụ bởi rất nhiều yếu tố, sau đây là một vài nguyên nhân cụ thể:
Nhiễm khuẩn đường hô hấp khi bị cảm cúm, cảm lạnh
Khi thời tiết thay đổi đột ngột thường dễ xảy ra cảm cúm, cảm lạnh. Khi bị cảm cúm, cảm lạnh, các vi khuẩn rất dễ xâm nhập và tấn công qua đường thở, gây tổn thương khí quản, dẫn đến tình trạng ho khan kéo dài. Những cơn ho này kéo dài từ 1 đến 3 tuần.
Các chất kích thích từ môi trường
Các chất kính thích từ môi trường hay nói cách khác là tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm cũng được xem là nguyên nhân gây nên tình trạng ho khan về đêm. Người bệnh do tiếp xúc với khói bụi, hít phải một lượng lớn các loại vi khuẩn, nấm mốc,… vào trong cơ thể, đặc biệt là phổi. Trong điều kiện thuận lợi như cảm, khí hậu thay đổi, các tác nhân ấy sẽ sinh sôi và gây ra các cơn ho.
Hen suyễn
Hen suyễn là một trong những nguyên nhân gây ho khan về đêm bởi tình trạng đường thở sưng lên và bị thu hẹp tạo ra những cơn ho có thể có đờm hoặc không có đờm, thường là ho không đờm phổ biến nhất. Trong bệnh hen suyễn, hen phế quản có triệu chứng là những cơn ho khan.
Một số triệu chứng của hen suyễn mà người bệnh không thể bỏ quan như thở khò khè, khó thở, tức ngực hoặc đau ở ngực, khó ngủ vì thở khò khè và ho.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản còn gọi là trào ngược axit, đây cũng được xem là một tác nhân gây ho khan kéo dài về đêm. Khi người bệnh nằm ngủ hoặc nằm xuống sẽ xảy ra triệu chứng ợ nóng, dạ dày dễ trôi ngược lên phổi, xuất hiện những cơn ho khan.
Một số triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản: ợ nóng, đau ngực, dịch chua hoặc thức ăn trào ngược, cảm giác phía trong cổ họng xuất hiện cục u, ho mãn tính, viêm họng mãn tính, khàn giọng nhẹ, khó nuốt khi ăn hoặc uống,…
Ho gà
Ho gà là căn bệnh liên quan đến đường hô hấp do vi khuẩn gây nên và cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng ho khan về đêm. Khi người bệnh mắc chứng ho gà thì xuất hiện triệu chứng ho nhiều vào ban đêm và lúc sáng sớm và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
Ho gà rất nguy hiểm nếu người bệnh quá chủ quan, các triệu chứng người bệnh có thể nhận biết ho gà là ho có đờm và dịch nhầy, hơi thở khò khè, ho như tiếng gà gáy, cơ thể tím tái và co thắt,…
Xẹp phổi
Xẹp phổi gây ra những cơn ho khan, gây ra những cơn đau ngực đột ngột và khó thở nên đây cũng được coi là nguyên nhân xảy ra tình trạng ho khan về đêm.
Viêm phổi
Viêm phổi được biết đến là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Và viêm phổi cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho nhiều về đêm.
Một số dấu hiệu có thể nhận biết viêm phổi như ho lâu và dai dẳng, sốt lạnh run người, khó thở và thở nhanh gấp, lồng ngực bị lõm xuống, cơ thể tím tái,…
Suy tim
Suy tim là tình trạng các cơ ở tim không bơm máu như bình thường, bệnh làm giảm khả năng tim bơm máu. Biểu hiện ho khan, ho dai dẳng, ho có chất nhầy màu trắng hoặc hồng cũng là một triệu chứng của bệnh tim.
Một số triệu chứng suy tim mọi người nên biết: khó thở có thể đột ngột và nghiêm trọng, mệt mỏi và yếu đuối, nhịp tim nhanh và không đều, cơ thể giữ nước, khó tập trung, chán ăn, buồn nôn,…
Viêm phế quản
Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản do nhiễm trùng. Trong giai đoạn đầu người bệnh thường có biểu hiện là những cơn ho khan, rát cổ họng. Viêm phế quản cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây ho khan về đêm.
Khi bị bệnh, người bệnh có dấu hiệu ho kéo dài, ho ra đờm, có thể là màu trắng, màu vàng hoặc xanh lá cây (hiếm thấy), ho có thể kèm theo máu, thường xuyên thấy mệt mỏi, khó thở, sốt nhẹ, ớn lạnh, khó chịu hoặc tức ngực.
Bệnh lao phổi
Bệnh lao phổi là một nhánh của bệnh lao, là một căn bệnh khá phổ biến ở những nước đang phát triển. Đây là một bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây nên, nếu không điều trị sớm nguy cơ tử vong là rất cao. Triệu chứng ban đầu của lao phổi à những cơn ho khan về đêm, đau ngực khó thở, cơn ho kéo dài hơn 3 tuần, sốt nhẹ, chán ăn, đổ mồ hôi trộm, ho ra máu hoặc đờm,…
Viêm xoang mũi
Viêm xoang mũi có biểu hiện các hốc rỗng bên trong xoang bị tắc nghẽn do chứa nhiều dịch hoặc mủ khiến các lớp niêm mạc bị viêm. Khi về đêm chúng ta nằm ngủ, các dịch nhầy này sẽ chảy xuống phía dưới cổ họng, bị ứ đọng lại gây nên những kích thích tạo ra các cơn ho khan dữ dội.
Một số triệu chứng người bệnh có thể nhận ra như: nghẹt mũi nên phải thở bằng miệng, khô và đau rát cổ họng, đau nhức trán và khu vực gò má, hơi thở có mùi và nhiễm khuẩn gây ra những cơn ho,…
Ung thư phổi
Ho khan liên tục cũng có thể là dấu hiệu của ung thư phổi, mặc dù xác suất là rất hiếm. Những cơn ho của ung thư phổi thường thay đổi theo thời gian, cơn đau nặng hơn và có âm thanh khác.
Một số triệu chứng của bệnh ung thư phổi như ho ra máu, khó thở, đau ngực, thở khò khè, khan tiếng, giảm cân,…
Cách điều trị
Cách chữa ho khan về đêm tại nhà
Dùng kẹo ngậm ho
Kẹo ngậm ho chứa thành phần bạc hà, mật ong, dầu khuynh diệp có khả năng làm giảm các cơn ho khan về đêm rất hiệu quả.
Ngậm ô mai giảm ho
Ô mai có vị chua ngọt, ngậm ô mai sẽ giúp cơ thể kích thích tăng tiết nước bọt, hạn chế tình trạng cổ bị khô và giúp cho lớp niêm mạc được dịu bớt tránh kích thích. Phương pháp này rất dễ thực hiện, lại rất đơn giản. Người bệnh có thẻ thường xuyên ngậm ô mai để giảm tình trạng ho lâu ngày, ho dai dẳng.
Dùng thuốc giảm ho
Thuốc giảm ho có tác dụng làm giảm phản xạ ho của một người, đây là phương pháp điều trị luôn được nghĩ đến đầu tiên ở nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên việc sử dụng cần theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Một số loại thuốc giảm ho thông thường:
Nhóm thuốc Codein: dextromethorphan, pholcodine, eucalyptine, calyptin,…
Nhóm thuốc trị ho: mucomyst, mucusan, rhinathiol promethazine, terpicod, terpin hydrat,…
Kê cao đầu khi nằm
Trước khi đi ngủ bạn hãy chuẩn bị chiếc gối có thể gối cao đầu, việc gối cao đầu giúp đường hô hấp trở nên thông thoáng hơn, hạn chế tình trạng chất nhầy hoặc đờm chảy xuống cổ họng gây kích ứng và hình thành nên cơn ho. Việc kê cao gối nằm giúp giấc ngủ ngon lành hơn.
Tắm nước nóng
Nước nóng có khả năng giảm tình trạng khô và kích ứng họng, cũng hạn chế được các cơn ho khan về đêm.
Thoa dầu nóng
Thoa dầu nóng vào cổ, gan bàn chân, vào huyệt dũng tuyền trước khi đi ngủ để giảm thiểu các cơn ho khan, tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể. Đây là phương pháp rất phổ biến, đơn giản và dễ thực hiện. Bạn chỉ cần lấy ít dầu xoa vào lòng bàn chân hoặc cổ rồi xoa bóp.
Súc miệng bằng nước muối
Muối có công dụng rất hiệu quả trong việc diệt vi khuẩn trong khoang miệng, bảo vệ tốt đường hô hấp. Do đó, ho khan về đêm nhiều thì bạn nên súc miệng bằng nước muối ấm vào buổi sáng và trước khi đi ngủ để diệt bớt vi khuẩn trong vòm họng, miệng, đường hô hấp, giúp làm dịu cổ họng và hạn chế tình trạng ho về đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Chuẩn bị nguyên liệu: 5 gram muối thô sạch, 200ml nước ấm.
Cách thực hiện: hòa muối vào ly nước ấm, khuấy đều cho muối tan hết. Sau đó dùng nước muối súc miệng.
Lưu ý: có thể dùng được cho trẻ em và phụ nữ mang thai, thay vì súc miệng người bệnh có thể ngậm muối.
Sử dụng bài thuốc dân gian
Bài thuốc dân gian được ưa chuộng dùng rất nhiều cho người bệnh hay mắc chứng ho khan về đêm. Một số bài thuốc mọi người có thể tham khảo như sau:
Bài thuốc từ gừng
Gừng được biết đến như là một loại kháng sinh tự nhiên, các tinh chất bên trong củ gừng có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn cao, giúp điều trị chứng ho khan về đêm , làm dịu vòm họng.
Chuẩn bị nguyên liệu: 1 của gừng tươi, hạt hạnh đào.
Cách thực hiện: gừng đem cạo sạch vỏ, rửa sạch rồi thái thành lát mỏng. Sau đó trộn hạt hạnh đào với vài lát gừng. Sử dụng hỗn hợp vừa trộn nhai trực tiếp trong miệng, nhai từ từ rồi nuốt. Mỗi ngày nên thực hiện 2 lần vào buổi sáng và buổi tối để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc từ vỏ bưởi
Vỏ bưởi cũng không nên bỏ qua vì khả năng trị ho khan của nó rất hiệu quả. Trong vỏ bưởi chứa rất nhiều tinh dầu có lợi cho cơ thể như xitalam, pectin, vitamin,… Đây là tinh chất có khả năng làm giảm các cơn ho về đêm.
Chuẩn bị nguyên liệu: 10 gram vỏ bưởi, đường phèn.
Cách thực hiện: vỏ bưởi đem rửa sạch rồi để ráo nước. Cho đường phèn và vỏ bưởi vào bát hấp cách thủy trong vòng 20 phút. Lấy nước vỏ bưởi uống mỗi ngày để cải thiện tình trạng ho khan về đêm.
Bài thuốc từ lá bạc hà
Khi nhắc đến bài thuốc trị ho khan chúng ta không nên bỏ qua một loại nguyên liệu là lá bạc hà. Đây là nguyên liệu có khả năng chữa ho khan về đêm được nhiều người sử dụng.
Chuẩn bị nguyên liệu: 15 lá bạc hà, đường phèn.
Cách thực hiện: mang lá bạc hà đi rửa sạch bằng nước muối, để ráo nước. Tiếp theo xay nhuyễn lá bạc hà, vắt lấy nước. Sau đó cho vào chén cùng với đường phèn chưng cách thủy trong 15 phút. Sử dụng hỗn hợp để uống, có tác dụng làm giảm ho khan về đêm.
Bài thuốc từ giá đỗ
Trong thành phần của giá đỗ có tác dụng điều trị ho khan, thanh nhiệt, giải độc và kháng viêm rất tốt. Do đó, bạn có thể sử dụng giá đỗ để điều trị các cơn ho khan về đêm.
Chuẩn bị nguyên liệu: 200 gram giá đỗ, 200ml nước.
Cách thực hiện: giá đỗ mang đi rửa sạch rồi để ráo nước. Sau đó đun nước sôi và cho giá đỗ vào luộc trong vòng 3 – 5 phút. Chắt lấy nước giá đỗ để uống hằng ngày.
Lá hẹ và mật ong
Sự kết hợp giữa lá hẹ và mật ong là phương pháp tuyệt vời để chữa chứng ho khan về đêm.
Chuẩn bị nguyên liệu: 1 nắm lá hẹ tươi, 2 thìa mật ong.
Cách thực hiện: mang lá hẹ đi rửa sạch, để ráo nước rồi thái thành khúc nhỏ. Sau đó cho mật ong và lá hẹ vào một chiếc chén chưng cách thủy trong khoảng 15 phút. Chắt lấy nước uống mỗi ngày 3 – 4 lần để đạt hiệu quả.
Nước vo gạo và lá diếp cá
Hỗn hợp lá diếp cá và nước vo gạo có thành phần kháng sinh tự nhiên, có tác dụng bổ phế, trừ ho.
Chuẩn bị nguyên liệu: 1 nắm lá diếp cá, 1 bát nước vo gạo.
Cách thực hiện: đem lá diếp cá rửa sạch, giã nhuyễn. Sau đó nấu chín cùng 1 bát nước vo gạo, đun sôi lửa nhỏ khoảng 20 phút. Chắt lấy nước uống khi còn ấm
Củ cải trắng và mật ong
Chuẩn bị nguyên liệu: 1 củ cải trắng, mật ong.
Cách thực hiện: củ cải trắng đem rửa sạch, cạo vỏ và xay nhuyễn. Cho thêm một chút nước và mật ong, hấp cách thủy 15 phút. Mỗi lần dùng từ 2 – 3 muỗng cà phê hỗn hợp này, mỗi ngày 3 lần thì cơn ho sẽ dịu bớt.
Nước tỏi hấp
Chuẩn bị nguyên liệu: 2 – 3 tép tỏi, 2 viên đường phèn
Cách thực hiện: tỏi lột vỏ mang đi đập dập rồi cho vào bát cùng với ½ chén nước ấm. Thêm 2 viên đường phèn vào chén, mang đi hấp cách thủy khoảng 15 phút. Chắt lấy nước uống ngày 2 – 3 lần.
Hành tây và mật ong
Chuẩn bị nguyên liệu: củ hành tây và mật ong.
Cách thực hiện: hành tây gọt vỏ và thái lát rồi hấp hành tây trong 30 phút. Sau đó dùng nước hành tây vừa hấp pha thêm 4 muỗng cà phê mật ong khuấy đều rồi uống.
Biện pháp phòng ngừa
Không được sử dụng thuốc lá
Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây nên các cơn ho, đó là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về đường hô hấp. Chính vì vậy để phòng ngừa bệnh viêm phổi, ngăn ngừa những cơn ho thì chúng ta nên dừng việc hút thuốc lại.
Uống nhiều nước, giữ ấm cổ họng
Nguyên nhân gây ra những cơn ho khan về đêm là do cổ họng không được giữ ấm, cổ họng khô, thiếu độ ẩm. Chình vì vậy chúng ta nên thường xuyên uống nhiều nước để bổ sung nước cho cơ thể, tác dụng làm giảm đờm, giúp cổ họng không bị khô. Giữ ấm cổ họng để ngăn ngừa các cơn kích ứng gây ngứa và ho nhiều.
Vào mùa lạnh nên giữ ấm cơ thể, giữ ấm cổ họng bằng khăn choàng cổ, áo len, đi tất, bao tay, hạn chế tiếp xúc với thời tiết lạnh.
Súc miệng bằng nước muối
Vì nước muối có tác dụng diệt khuẩn và bảo vệ tốt đường hô hấp nên mọi người cần thường xuyên súc miệng bằng nước muối hai lần một ngày để miệng luôn được sạch sẽ, tránh những tác nhân gây bệnh, ngăn ngừa các cơn ho.
Vệ sinh cá nhân
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào hệ hô hấp gây cũng là một biện pháp phòng ngừa nhằm tránh các cơn ho xuất hiện. Chúng ta nên rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Bổ sung chất dinh dưỡng
Chất dinh dưỡng từ nguồn thực phẩm, rau xanh, xương, thịt cá,… là nguồn dưỡng chất thiết yếu và cần thiết cho cơ thể. Việc bổ sung đầy đủ nguồn chất cho cơ thể giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại những tác nhân gây bệnh từ môi trường xung quanh. Một số dưỡng chất chúng ta nên thường xuyên bổ sung như sắt, vitamin C, kẽm, canxi, vitamin D,..
Thường xuyên vận động
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, đi bộ, chạy bộ, chơi các môn thể thao để giữ một sức khỏe tốt. Khi sức khỏe tốt khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh từ vi khuẩn, víu, môi trường xung quanh là rất cao. Chính vì thế mọi người nên tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày.
Gặp bác sĩ
Những bệnh nhân mắc các bệnh lý về đường hô hấp như viêm phổi, hen suyễn, lao phổi, viêm phế quản,…thì nên đi khám bác sĩ sớm để tìm ra nguyên nhân, cách điều trị, hạn chế và ngăn ngừa các cơn ho về đêm.
Trên đây là những thông tin cần thiết và hữu ích mang tính chất tham khảo cho mọi người về triệu chứng ho khan về đêm, cách điều trị cũng như cách phòng ngừa. Nếu mọi người còn có những thắc mắc cho riêng mình thì mau chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ thêm.
Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 23/06/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!