Hay bị ho nhiều về đêm là bệnh gì? Làm sao khỏi?

Ho nhiều về đêm là tình trạng thường gặp và nó có thể xảy ra ở mọi đối tượng khác nhau. Đây có thể là triệu chứng của một số căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sức khỏe của người bệnh. Vậy ho nhiều về đêm là bệnh gì và làm sao khỏi? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc ở trên.

Ho nhiều về đêm khiến cơ thể suy nhược ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày
Ho nhiều về đêm khiến cơ thể suy nhược ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống

Ho nhiều về đêm là bệnh gì?

Ho nhiều về đêm nếu xảy ra trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Tình trạng này có thể là dấu hiệu của rất nhiều căn bệnh về đường hô hấp, người bệnh cần chú ý để có các biện pháp cải thiện kịp thời và đúng cách. 

Có dị vật xâm nhập vào đường hô hấp và chất nhầy

Khi cổ họng có sự xuất hiện của dị vật thì cơ thể sẽ có phản ứng ho nhằm tống khứ chúng ra ngoài. Bên cạnh đó, sự thay đổi đột ngột của thời tiết cũng sẽ khiến hệ hô hấp bị ảnh hưởng, xuất hiện dịch và chất nhầy gây cản trở quá trình hô hấp bằng mũi. Điều này khiến cho người bệnh phải thở bằng miệng khiến cổ họng bị khô và trở nên nhạy cảm hơn dẫn đến tình trạng ho về đêm.

Cảm lạnh

Khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột sẽ khiến cơ thể dễ bị cảm lạnh và gây ho nhiều về đêm. Ở một số trường hợp ho còn kèm theo tình trạng khạc đờm kéo dài. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do virus xâm nhập, tấn công các dây thần kinh gây kích thích và hình thành cơn ho kéo dài. Sau một vài ngày các triệu chứng này sẽ giảm dần.

Viêm xoang mũi

Viêm xoang mũi gây ho nhiều về đêm
Viêm xoang mũi gây ho nhiều về đêm

Viêm xoang là căn bệnh xảy ra khi các hốc rỗng bên trong xoang bị tắc nghẽn do chứa nhiều dịch hoặc mủ khiến lớp niêm mạc bị viêm. Khi về đêm, các dịch nhầy này sẽ chảy xuống cổ họng, ứ đọng lại gây kích thích và hình thành nên các cơn ho dữ dội. Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết tình trạng ho về đêm do viêm xoang mũi thông qua các triệu chứng sau đây:

  • Đau nhức trán và khu vực gò má
  • Nghẹt mũi phải thở bằng miệng
  • Khô và đau rát họng
  • Dịch mũi chảy vào họng
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Nhiễm khuẩn gây ho

Hen suyễn

Hen suyễn là căn bệnh gây ho nhiều về đêm khá phổ biến khi nhiệt độ môi trường chuyển lạnh đột ngột hoặc cơ thể có tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng như phấn hóa, lông thú,…khiến cơ thể trở nên mệt mỏi và suy yếu. Khi ngủ khí quản sẽ bị thu hẹp lại làm giảm lượng khi lưu thông gây co thắt khí quản khiến bạn ho đêm. Khi mắc phải tình trạng này người bệnh có thể dễ dàng nhận biết thông qua các triệu chứng sau đây:

  • Thở rít
  • Ho khan
  • Ngực nặng
  • Lạnh run người
  • Ho nhiều về đêm và có đờm

Trào ngược dạ dày – thực quản

Ho nhiều về đêm cũng là triệu chứng của bệnh trào ngược acid dạ dày thực quản
Ho nhiều về đêm cũng là triệu chứng của bệnh trào ngược acid dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày – thực quản cũng là nguyên nhân gây ho nhiều về đêm, tình trạng này thường xảy ra ở những người ăn quá trễ hoặc ăn tối quá no. Lúc này, acid dạ dày sẽ trào ngược lên cổ họng gây kích thích, tổn thương đến lớp niêm mạc và gây ra các triệu chứng sau đây:

  • Ợ nóng, ợ hơi
  • Khó thở
  • Đau, tức ngực
  • Ho kéo dài 

Viêm phổi

Viêm phổi là căn bệnh nhiễm trùng ở phổi và là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho nhiều về đêm thường gặp. Viêm phổi là căn bệnh rất nguy hiểm, nếu người bệnh không phát hiện và điều trị sớm sẽ đe dọa đến tính mạng. Bạn có thể nhận biết và tiến hành điều trị bệnh sớm thông qua các dấu hiệu dưới đây:

  • Khó thở, thở nhanh và gấp
  • Sốt, lạnh run người
  • Ho lâu và dai dẳng
  • Cơ thể bị tím tái
  • Lồng ngực bị lõm xuống

Bệnh lao

Lao là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao. Thông thường, khi mắc lao người bệnh thường có những dấu hiệu sau đây:

  • Ho dai dẳng và kéo dài trên 2 tuần
  • Đôi khi là ho khạc đờm ra máu
  • Đổ mồ hôi vào ban đêm
  • Đau tức ngực
  • Luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi
  • Sút cân nhanh chóng không rõ lý do
Ho nhiều về đêm là triệu chứng thường gặp của bệnh lao
Ho nhiều về đêm là triệu chứng thường gặp của bệnh lao

Ho gà

Ho gà là căn bệnh rất dễ lây nhiễm thông qua đường hô hấp hoặc là tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn gây bệnh. Khi bị ho gà người bệnh thường có triệu chứng ho nhiều vào ban đêm hoặc là sáng sớm gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Ho gà nếu không được người bệnh phát hiện và điều trị kịp thời sẽ chuyển biến nặng và dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao. Vì vậy, người bệnh cần chú ý đến tình trạng sức khỏe và nhận biết sớm tình trạng ho nhiều về đêm do ho gà gây ra thông qua các triệu chứng sau:

  • Ho có đờm và nhầy
  • Khi ho thì có tiếng ồm giống gà gáy
  • Hời thở khò khè
  • Cơ thể tím tái và co thắt

Nguyên nhân khác

  • Thiếu sắt: Cơ thể bị thiếu sắt sẽ khiến cổ họng bị kích thích và dẫn đến tình trạng ho về đêm thường gặp.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Ho về đêm cũng có thể xảy ra nếu bạn lạm dụng thuốc Tây trong thời gian dài, đặc biệt là thuốc điều trị cao huyết áp.

Như vậy, ho về đêm có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh khác nhau. Muốn giải quyết tình trạng này một cách triệt để, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được phác đồ điều trị thích hợp, nhanh chóng đẩy lùi cơn ho về đêm giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ và sức khỏe của bản thân.

Cách biện pháp làm giảm ho về đêm hiệu quả

Dưới đây là một số biện pháp có tác dụng làm giảm cơn ho về đêm rất hiệu quả bạn có thể tham khảo, áp dụng tại nhà giúp đẩy lùi cơn ho một cách nhanh chóng và dễ dàng đi vào giấc ngủ:

– Thoa dầu nóng: Thoa dầu nóng vào huyệt dũng tuyền trước khi đi ngủ có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể và cơn ho về đêm cũng thuyên giảm một cách đáng kể.

– Gối đầu cao khi ngủ: Khi đi ngủ bạn hãy kê cao gối hơn bình thường giúp đường hô hấp trở nên thông thoáng, hạn chế tình trạng chất nhầy ứ đọng gây kích ứng và hình thành nên cơn ho kéo dài. Vì vậy, khi bị ho về đêm người bệnh nên kê gối cao khi ngủ sẽ giúp cơ thể thoải mái và dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Kê cao gối khi đi ngủ có tác dụng hạn chế cơn ho về đêm do trào ngược acid dạ dày gây ra
Kê cao gối khi đi ngủ có tác dụng hạn chế cơn ho về đêm do trào ngược acid dạ dày gây ra

– Súc miệng bằng nước muối: Vệ sinh sạch sẽ vùng họng và súc miệng bằng nước muối trước khi đi ngủ sẽ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hại bên trong họng và đường hô hấp, làm dịu cổ họng và ngăn ngừa tình trạng ho về đêm rất tốt.

– Giữ ẩm đường thở: Nhiệt độ môi trường có sự thay đổi đột ngột, nhiệt lạnh từ điều hòa, máy quạt, máy sưởi,… sẽ khiến đường hô hấp bị khô và cơn ho về đêm sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh có thể đặt một chậu nước hoặc trông một chậu lan ý trong phòng sẽ có tác dụng giữ độ ẩm trong không khí và hạn chế tình trạng khô cổ họng rất hiệu quả.

– Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây ra các cơn ho mạn tính vào ban đêm. Vì vậy, nếu người bệnh có thói quen này thì nên bỏ thuốc lá ngay. Điều này sẽ có tác dụng cải thiện tình trạng ho về đêm rất hiệu quả, đồng thời tình trạng sức khỏe cũng được nâng cao một cách đáng kể.

– Sử dụng các bài thuốc dân gian:

Sử dụng các bài thuốc dân gian để cải thiện tình trạng ho về đêm là phương pháp được rất nhiều người biết đến và áp dụng tại nhà. Đây là những bài thuốc có nguồn gốc từ các loại thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn, lành tính, không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. 

  • Gừng chưng đường phèn: Gừng đem rửa sạch thái thành lát mỏng rồi cho vào bát cùng với một ít đường phèn, đem chưng cách thủy khoảng 15 phút là có thể lấy ra sử dụng. Mỗi ngày sử dụng hỗn hợp để ngậm từ 2- 3 lần, sau vài ngày cơn ho về đêm sẽ thuyên giảm đáng kể.
  • Hẹ hấp mật ong: Lấy một nắm lá hẹ rửa sạch rồi trộn với một ít mật ong đem hấp cách thủy. Đợi đến khi hỗn hợp chín nhuyễn thì chắt lấy nước để sử dụng. Người bệnh nên kiên trì áp dụng cách này mỗi ngày sẽ có tác dụng làm giảm cơn ho về đêm một cách đáng kể.
  • Xông hơi bằng thảo dược: Người bệnh có thể lấy lá bạch đàn đun sôi với nước rồi sử dụng để xông hơi sẽ có tác dụng giúp cơ thể thư giãn, hạn chế kích thích đến cổ họng và ngăn ngừa tình trạng ho về đêm rất hiệu quả. Tốt nhất người bệnh nên kiên trì thực hiện mỗi ngày một lần để nâng cao hiệu quả đem lại.
Xông hơi bằng thảo dược thiên nhiên giúp làm giảm cơn ho về đêm
Xông hơi bằng thảo dược thiên nhiên giúp làm giảm cơn ho về đêm

– Đến gặp bác sĩ: Ho về đêm có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy, nếu sau thời gian áp dụng những phương pháp trên mà cơn ho không có dấu hiệu thuyên giảm và xuất hiện một số triệu chứng bất thường, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được phác đồ điều trị phù hợp. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn kháng sinh điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.

– Dùng thuốc Đông y điều trị ho dứt điểm: 

Sử dụng thuốc Đông y chữa bệnh ho cũng đang là một trong những xu hướng được nhiều bệnh nhân lựa chọn hiện nay. Bởi chữa bệnh bằng Tây y hay các mẹo dân gian chỉ chú trọng vào giải quyết triệu chứng, làm giảm hoặc hết ho trong thời gian ngắn. Do vậy, bệnh không được giải quyết triệt để, có thể tái phát nhiều lần dẫn tới biến chứng nguy hiểm.

Đông y quan niệm để giải quyết bệnh ho thì việc tập trung vào triệt tiêu các triệu chứng là điều cần thiết nhưng quan trọng nhất vẫn là giải quyết tận gốc bệnh. Đông y cho rằng, cơ thể người là sự thống nhất của các tạng phủ. Khi các cơ quan bị suy yếu, tất yếu sẽ làm suy giảm chính khí, gây ra nhiều bệnh lý. Ngoài yếu tố ngoại tà, Đông y cho rằng ho xuất hiện là bởi tỳ sinh đờm, can hỏa phạm phế, phế hư tổn, thận khí hư.

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, Đông y có những nguyên tắc điều trị cụ thể:

  • Ho do ngoại cảm: Sơ tán ngoại tà, tuyên thông phế khí.
  • Ho do nội thương: Điều lý tạng phủ bằng cách dưỡng phế, kiện tỳ, bổ thận khí âm, thanh tiết can hỏa. 

Như vậy, ho về đêm có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, người bệnh không nên chủ quan. Nếu nhận thấy hay bị ho về đêm hãy sớm đến gặp các bác sĩ để kiểm tra, xác định rõ. Thông qua đó, bác sĩ sẽ chỉ định những giải pháp điều trị phù hợp, tránh những rủi ro tiềm ẩn.

Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào về bệnh ho hoặc bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang, hãy liên hệ đến Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam để được tư vấn chi tiết hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Array

Ngày Cập nhật 05/06/2024