Dùng lá đinh lăng chữa cao huyết áp giúp hạ nhanh chóng
Nhờ khả năng hoạt huyết và bồi bổ khí huyết, người ta ứng dụng lá đinh lăng chữa cao huyết áp. Bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên này đang được đánh giá cao bởi khả năng tác động từ gốc nguyên nhân gây bệnh.
Nguyên nhân gây cao huyết áp
Trước khi tìm hiểu công dụng cũng như cách dùng lá đinh lăng chữa cao huyết áp, bạn cần biết bệnh này là gì và những nguyên nhân gây bệnh. Đó sẽ là những căn cứ để đánh giá hiệu quả chữa bệnh của lá đinh lăng. Đồng thời, những thông tin này cũng sẽ giúp bạn có hướng điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý hơn.
Tình trạng cao huyết áp xảy ra khi áp lực của máu lên thành mạnh quá lớn. Khi đến một ngưỡng nhất định, nó sẽ gây đau tim, thậm chí là đột quỵ. Bên cạnh đó, cao huyết áp còn là nguyên nhân dẫn đến liệt nửa người, hôn mê và suy nội tạng (nhiều nhất là ở thận và phổi). Đáng lo ngại là bệnh lý này chiếm từ 8 – 12% dân số.
Cao huyết áp thường là hậu quả của các bệnh lý về thận hoặc tuyến giáp. Một số trường hợp là do tác dụng phụ của thuốc tránh thai hoặc thuốc chữa cảm. Bên cạnh đó, người tiêu thụ quá nhiều cocaine hoặc rượu bia cũng dễ bị cao huyết áp. Tuy nhiên, một vài trường hợp bị cao huyết áp không rõ nguyên nhân. Người ta chỉ biết rằng nó có yếu tố di truyền và nam giới dễ bị bệnh này hơn nữ giới.
Công dụng chữa cao huyết áp của lá đinh lăng
Cây đinh lăng nói chung và lá đinh lăng nói riêng có tính mát, vị ngọt và hơi đắng. Một trong những công dụng chính của lá cây này là bồi bổ khí huyết và hoạt huyết. Máu được lưu thông ổn định sẽ giúp áp lực lên thành mạch trở về mức bình thường. Điều này cũng có nghĩa là nó sẽ giảm thiểu nguy cơ hoặc cải thiện bệnh cao huyết áp.
Như đã trình bày, cao huyết áp là hậu quả của một số bệnh lý. Do đó, muốn chữa khỏi tình trạng này, cách lâu dài là giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh. Lá đinh lăng làm được điều này nhờ công dụng giúp người bệnh có giấc ngủ ngon và ăn ngon miệng.
Một khi sức khỏe thể chất và tinh thần tốt lên, sức đề kháng sẽ nhanh chóng được hồi phục. Nhờ đó, hoạt động của tất cả các cơ quan và bộ phận trở nên hiệu quả hơn. Đặc biệt là hoạt động của thận và tuyến giáp.
Bài thuốc Đông y chữa huyết áp cao với lá đinh lăng
Căn cứ vào cơ chế tác động của lá đinh lăng với bệnh cao huyết áp như đã trình bày, bạn có thể dùng lá này riêng lẻ hoặc phối hợp với các vị thuốc Đông y. Khi dùng riêng lẻ, người ta thường sắc lấy nước uống (lá tươi hoặc khô). Khi dùng lá tươi thì một thang thuốc uống trong 1 ngày cần 200 gam lá. Nếu dùng lá khô thì con số này là 30 – 40 gam.
Trường hợp dùng lá đinh lăng sắc lấy nước uống cùng các vị thuốc Đông y thì có hai bài thuốc phổ biến như sau:
- Bài thuốc 1: Lá đinh lăng khô 40g; ích mẫu 20g và đan sâm 15g. Công dụng chính là hoạt huyết và thông mạch. Qua đó ngăn ngừa tình trạng nghẽn mạch vành và thiếu dinh dưỡng cơ tim.
- Bài thuốc 2: 24g lá đinh lăng khô; lá vông và tang diệp (mỗi loại 20g); liên nhục 16g và tâm sen 12g. Bài thuốc này có công dụng bổ tâm an thần và ăn ngon ngủ sâu.
Xem thêm: Uống nước lá cây đinh lăng có tác dụng gì cho sức khỏe
Lưu ý khi dùng lá đinh lăng chữa cao huyết áp
Tương tự như rễ, lá đinh lăng cũng có hoạt chất saponin. Nó là thành phần chủ yếu tạo nên giá trị dược liệu của loại cây này. Saponin sẽ rất có lợi cho sức khỏe nếu dùng với hàm lượng vừa đủ. Lạm dụng chất này có thể dẫn đến vỡ mạch máu. Trong lá, saponin không nhiều nhưng cũng không nên vì thế mà tự ý tăng hàm lượng khi dùng.
Lá đinh lăng thường chỉ được dùng để chữa bệnh cao huyết áp dạng nhẹ. Điều quan trọng là bạn cần biết nguyên nhân gây bệnh là gì cũng như mức độ bệnh tình. Tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra. Sau đó, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng lá đinh lăng chữa cao huyết áp.
Ngoài ra, khi chọn lá đinh lăng làm dược liệu, bạn cần chú ý chọn loại lá nhỏ. Thực tế loài cây này có đến 7 loại nhưng chỉ có loại lá nhỏ là dùng làm thuốc. Đồng thời, bạn cũng cần biết nguồn gốc của nó. Bởi đây là loại cây có giá trị kinh tế cao nên không ít người lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật để cây nhanh lớn. Bên cạnh đó, hãy chọn lá của những cây khoảng 3 năm tuổi. Cây quá nhỏ hoặc quá lâu năm đều khiến giá trị dược liệu bị giảm.
Ngày Cập nhật 05/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!