Cách dùng quả lê chưng đường phèn trị ho cho trẻ sơ sinh
Lê chưng đường phèn trị ho cho trẻ sơ sinh thường là cách được các mẹ áp dụng để điều trị bệnh cho con. Không chỉ giúp giảm ho, các thành phần dinh dưỡng chứa trong loại trái cây này còn có tác dụng chống viêm và tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh.
Tác dụng chữa ho của lê và đường phèn
Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho biết, đường phèn có nhiều lợi ích sức khỏe. Vì vậy, bên cạnh việc sử dụng chúng trong các chế phẩm ngọt, nguyên liệu này còn được dùng làm viên ngâm hoặc kết hợp với các bài thuốc để cắt cơn ho và làm dịu vòm họng.
Bên cạnh đường phèn, lê cũng mang lại nhiều tác dụng hữu ích đối với sức khỏe. Cứ 178 gram lê giúp cung cấp các chất dinh dưỡng như:
- Calo: 101
- Carbs: 27 gram
- Protein: 1 gram
- Chất xơ: 6 gram
- Vitamin K: 6% DV
- Đồng: 16% DV
- Kali: 4% DV
- Viatmin A, niacin, polyphenol và folate
Nhờ chứa những thành phần hóa học này, lê có những tác dụng chính sau:
- Chữa ho, giảm viêm và làm lành những tổn thương ở niêm mạc vòm họng, ngăn ngừa nhiễm trùng
- Tăng cường sức khỏe đường ruột, chống táo bón
- Nâng cao hệ miễn dịch, từ đó giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn, vi rút gây bệnh đường hô hấp
Chính nhờ tác dụng của lê và đường phèn, khi kết hợp lại với nhau tạo thành bài thuốc giúp làm sạch hô hấp và giảm ho.
Hướng dẫn cách làm lê chưng đường phèn trị ho cho trẻ
Ở Trung Quốc, lê chưng đường phèn là một trong những món tráng miệng phổ biến cho mùa lạnh. Không chỉ thế, Y học cổ truyền Trung Quốc cho biết, đây cũng là một trong những bài thuốc giúp làm giảm đờm và giảm ho hiệu quả do cảm lạnh thông thường gây nên. Đặc biệt, món tráng miệng này khá dễ làm và an toàn với mọi đối tượng dùng.
Để kiểm soát triệu chứng bệnh ở con, cha mẹ có thể làm món lê chưng đường phèn trị ho cho bé ngay tại nhà theo các bước sau đây:
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu, bao gồm 1 quả lê, một ít đường phèn, con dạo gọt hoa quả, một cái bát và một cái nồi
- Bước 2: Lê sau khi rửa sạch, gọt bỏ phần vỏ và cắt thành từng miếng vừa ăn. Đường phèn đem nấu nước cho hòa tan hoàn toàn
- Bước 3: Cho lê và nước đường phèn vào bát và đặt trong nồi có chứa nước lọc. Đậy nắp lại và hấp trong vòng 15 phút. Khi thấy lê chín mềm, tắt bếp, lấy bát ra, chờ nguội và ăn
Món lê chưng đường phèn này không chỉ giúp thanh nhiệt, dưỡng huyết mà còn giúp tiêu đờm và giảm ho. Do đó, cha mẹ nên cho con sử dụng thường xuyên 2 – 3 lần mỗi ngày, ăn liên tục trong 3 – 5 ngày, giúp cắt cơn.
Bên cạnh dùng lê chưng đường phèn theo phương pháp chế biến truyền thống, các bậc phụ huynh cũng có thể cải biến món tráng miệng này bằng cách thêm một số loại trái cây hoặc dược liệu khác trong quá trình thực hiện. Việc bổ sung nhiều nguyên liệu có lợi trong món lê chưng đường phèn không chỉ giúp tạo cảm giác mới lạ cho vị giác của trẻ mà còn giúp tăng tính hiệu quả khi điều trị ho.
1. Lê chưng đường phèn và gừng
+ Nguyên liệu:
- Lê: 1 quả
- Đường phèn: Lượng đường theo khẩu vị
- Gừng: 1 nhánh nhỏ
+ Cách làm đơn giản sau:
- Bước 1: Gừng gọt bỏ vỏ, rửa sạch và thái sợi, trong khi đó lê bỏ vỏ và cắt miếng vừa ăn
- Bước 2: Cho gừng, lê và đường phèn vào bát. Sau đó cho vào nồi và chưng trong 20 phút cho đến khi đường phèn tan hết và lê mềm thì tắt bếp
+ Cách dùng:
Lê chưng đường phèn có vị ngọt thanh quyện với mùi thơm dịu nhẹ của gừng, rất dễ ăn. Để tăng hiệu quả chữa trị ho ở trẻ, cha mẹ nên cho con ăn cả cái và nước. Tốt nhất nên dùng liên tục khoảng 2 – 3 ngày.
2. Lê chưng đường phèn và mật ong
Mật ong chữa nhiều dưỡng chất có lợi đối với sức khỏe. Dược liệu này không chỉ giúp tiêu diệt vi khuẩn và vi vi rút gây nhiễm trùng đường hô hấp mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh.Bên cạnh đó, chúng còn giúp xoa dịu và làm lành tổn thương ở niêm mạc họng. Do đó, ngoài lê và đường phèn, cha mẹ có thể thêm mật ong vào để giúp bài thuốc phát huy tối đa tác dụng chữa ho.
+ Nguyên liệu:
- Lê: 1 quả
- Mật ong: 2 – 3 muỗng canh
- Đường phèn: Tùy ý
+ Cách thực hiện đơn giản sau đây:
- Bước 1: Quả lê được rửa sạch, bỏ vỏ và thái miếng vừa ăn
- Bước 2: Cho vào bát, thêm đường phèn và mật ong rồi đem hấp cách thủy khoảng 45 phút
- Bước 3: Cho hỗn hợp này vào bình thủy tinh, bảo quản tủ lạnh và dùng dần
+ Cách dùng:
Mỗi ngày dùng 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 15 ml nước dung dịch và 1 miếng lê. Kiên trì dùng từ 5 – 7 ngày giúp giảm nhanh triệu chứng ho và đau rát ở cổ họng. Lưu ý, không dùng món ăn này cho trẻ em dưới 1 tháng tuổi tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
3. Lê chưng đường phèn, táo đỏ và câu kỷ tử
Lê chưng đường phèn và táo đỏ là một trong những món ăn ưa thích của các em nhỏ. Món ăn có hương vị thanh mát này không chỉ giúp giải khát mà còn giúp bồi bổ, tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị ho ở trẻ nhỏ khá tốt.
+ Chuẩn bị:
- Lê: 1 trái
- Đường phèn: 60 gram
- Câu kỷ tử: 5 gram
- Táo đỏ: 3 – 5 trái
- Nhãn tươi: 3 – 5 quả
+ Cách thực hiện:
- Bước 1: Câu kỷ tử, nhãn tươi và táo đỏ rửa sạch. Nhãn đem bóc vỏ và bỏ hạt. Lê rửa sạch, gọt bỏ vỏ và cắt phần cuống khoảng 1/4 hoặc 1/5 tổng chiều cao quả lê. Sau đó dùng muỗng loại bỏ phần lõi lê
- Bước 2: Cho đường phèn, câu kỷ tử và táo đỏ vào bên trong quả lê. Tiếp đó thêm một ít nước vào và đậy phần cuống lại
- Bước 3: Đặt quả lê vào cái bát và cho vào nồi nước và tiến hành hấp cách thủy
- Bước 4: Sau khoảng 40 phút, tất cả các nguyên liệu chín mềm, tắt bếp và bưng chén ra, chờ nguội rồi dùng
4. Lê chưng đường phèn và đậu đen
Lê chưng đường phèn và đậu đen giúp làm tiêu đờm và giảm ho ở trẻ.
+ Nguyên liệu:
- Đậu đen
- 1 trái lê to
- Đường phèn
+ Cách làm như sau:
- Bước 1: Lê sau khi được rửa sạch, dùng dao gọt hoa quả cắt nắp và khoét bỏ phần lõi. Trong khi đó, đậu đen rửa, lọc sạn và ngâm mềm
- Bước 2: Cho đậu đen vào trái lê, thêm đường phèn và hấp cách thủy
- Bước 3: Sau khi chưng mềm, chờ nguội và ăn
Lưu ý khi sử dụng quả lê chưng đường phèn trị ho
Thường xuyên ăn lê chưng đường phèn giúp giảm nhanh triệu chứng ho, sưng đau họng và xua tan cảm giác mệt mỏi của cơ thể. Tuy nhiên, khi sử dụng bài thuốc này để điều trị bệnh, bạn nên lưu ý những thông tin đặc biệt sau:
- Lê chứa nhiều đường glucose và fructose. Do đó, người bệnh tiểu đường không nên sử dụng thường xuyên
- Người bị rối loạn kích thích hoặc tiêu chảy, đau bụng không nên dùng vì lê có tính hàn
- Bệnh nhân bị chảy nước mũi, dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng với lê không nên sử dụng để điều trị ho
- Nên lựa lê tươi mới, tuyệt đối không ăn lê dập nát để tránh mắc các bệnh lý về đường ruột
Lê chưng đường phèn giúp bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ điều trị ho cho trẻ. Tuy nhiên, trong trường hợp ho của bé kéo dài nhiều tuần liên tiếp và không có triệu chứng thuyên giảm, cha mẹ nên đưa con đến trạm y tế để bác sĩ khám và chẩn đoán bệnh.
⇒ Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 05/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!