Mắc bệnh trĩ có ăn bắp được không?
Bắp là một loại ngũ cốc rất quen thuộc hiện nay, chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, việc sử dụng thực phẩm này cho các đối tượng mắc bệnh trĩ liệu có an toàn và hiệu quả. Câu trả lời sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.
Những lợi ích của bắp đối với sức khỏe con người
Bắp hay còn được gọi là ngô, bẹ ở một số địa phương. Đây là một loại cây lương thực có sẵn quanh năm và được trồng khá nhiều hiện nay. Với giá trị dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, có lẽ bắp là một thức ăn không thể thiếu trong chế độ ăn uống hằng ngày.
Bắp có vị ngọt, bùi, có vị thơm nhẹ sau khi được luộc hoặc hấp. Trong bắp có chứa các thành phần dinh dưỡng sau:
- Calo;
- Protein;
- Chất béo;
- Chất béo không bão hòa: omega – 3, omega – 6;
- Chất xơ;
- Carbohydrate;
- Vitamin C
- Vitamin B1, B9;
- Vitamin E;
- Magie;
- Kali.
Với những thành phần trên, trái bắp được xem là một “vị thuốc” rất có lợi cho sức khỏe con người như: chống lão hóa, phòng ngừa ung thư, tăng cường hệ tiêu hóa, cải thiện nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, hỗ trợ cải thiện não, tim mạch, giảm tình trạng thiếu máu,… Và đây cũng chính là thực phẩm giảm cân hữu hiệu cho các chị em có nhu cầu giảm cân.
Người bệnh trĩ ăn bắp được không?
Theo nghiên cứu của chuyên gia dinh dưỡng, chất xơ là một thành phần thiết yếu cho người mắc bệnh trĩ, giúp cơ thể tránh tình trạng táo bón kéo dài. Bên cạnh đó, chất xơ còn giúp thúc đẩy sự hoạt động của nhu động ruột, làm sạch hệ đường ruột và phòng ngừa các vấn đề về sức khỏe, trong đó có cả bệnh trĩ.
Chất xơ được chia làm thành hai dạng chính là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Cả hai thành phần này đều có lợi cho sức khỏe con người. Có tác dụng bổ sung cho cơ thể hàm lượng chất xơ thiết yếu, giúp làm mềm phân, cải thiện tình trạng đi đại tiện nặng, cải thiện hiện tượng táo bón.
Trong bắp chủ yếu chứa các chất xơ không hòa tan, loại chất xơ ngày giúp làm sạch đường ruột của bạn, hỗ trợ cho sự phát triển của vi khuẩn có lợi cho ruột già và giúp chuyển chất xơ này thành chuỗi axit béo ngắn. Bên cạnh đó, chúng có tác dụng đào thải các chất cặn bạ ra ngoài thông qua đường phân. Những đối tượng có thể sử dụng bắp để bổ sung cho cơ thể những hàm lượng dinh dưỡng cũng như cải thiện bệnh trĩ.
Tuy nhiên, người bệnh trĩ không được sử dụng bắp đã được sấy khô. Bởi việc sấy khô có thể đánh mất đi một ích thành phần dinh dưỡng (nhưng không đáng kể), nhưng việc hấp thụ qua đường ruột khiến phân trở nên khô và việc đào thải càng trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, không được sử dụng trái bắp quá nhiều trong một thời gian dài, điều đó không hề tốt đến đường ruột của bạn.
Bên cạnh việc sử dụng bắp để bổ sung hàm lượng chất xơ cho cơ thể người bệnh trĩ, những đối tượng này nên bổ sung thêm những thực phẩm khác để bổ trợ hoặc thay thế trong chế độ ăn mỗi ngày. Dưới đây là một số thực phẩm rất hữu ích trong việc cải thiện bệnh trĩ, như:
- Các loại trái cây tươi cải thiện bệnh trĩ: Bạn nên sử dụng các loại trái cây giàu chất xơ như quả lê, táo, qủa hồng đỏ, quả lựu,…;
- Bổ sung cho cơ thể các loại rau xanh, củ quả tươi: Rau cải ngọt, rau dền, bông cải, củ dền, củ cà rốt,… là những thực phẩm được bác sĩ dinh dưỡng khuyên dùng;
- Ngũ cốc nguyên chất: Là nguồn chất xơ dồi dào giúp người bệnh cải thiện bệnh trĩ được nhanh chóng. Bạn nên lựa chọn và sử dụng các loại ngũ cốc như: gạo lứt, lúa mì, ngô, hạt vừng, mè,…;
- Nước: là một điều thiết yếu cho cuộc sống. Người bệnh trĩ nên bổ sung 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, tương ứng với 8 – 10 ly nước lớn. Nước vừa có tác dụng cải thiện chứng táo bón vừa có công dụng giúp cơ thể bù nước;
- Các loại nước ép từ rau củ, hoa quả tươi: Chỉ cần mỗi ngày một ly nước ép từ rau củ hay hoa quả tươi có thể giúp bạn giải nhiệt và bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết.
Ngoài việc bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu mỗi ngày, người mắc bệnh trĩ cũng nên xây dựng một chế độ sinh hoạt hợp lý, lành mạnh để cải thiện bệnh lý với các biện pháp sau:
- Thường xuyên vận động cơ thể bằng các bài tập từ đơn giản đến phức tạp. Đặc biệt là các đối tượng lao động nặng, làm việc tay chân, dân văn phòng;
- Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc lá, rượu, bia hay chất kích thích khác. Bởi chúng không chỉ gây hại đến sức khỏe con người mà khiến bệnh lý của con người trở nên nghiêm trọng hơn;
- Hạn chế ngồi hay nằm quá lâu tại một chỗ, nên dành thời gian vận động nhẹ, vươn vai hoặc có thể đi lại vài vòng để tránh sự chèn ép lên thành tĩnh mạch ở vùng hậu môn;
- Tránh căng thẳng hay làm việc quá sức.
Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những lợi ích của bắp đối với sức khỏe con người nói chung và các đối tượng mắc bệnh trĩ. Tuy nhiên, những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo, không phải lời khuyên của giới chuyên môn. Do đó, để biết thêm thông tin chính xác lợi ích của bắp đối với người bệnh trĩ, tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của giới chuyên môn để biết thêm thông tin.
Ngày Cập nhật 07/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!