Mất kinh nguyệt 3 tháng nhưng không có thai có sao không? Cách điều trị thế nào?
Mất kinh nguyệt 3 tháng nhưng không có thai khiến chị em phải đặt ra câu hỏi liệu sức khỏe của mình có vấn đề không bởi lúc này tình trạng mất kinh đang biểu hiện sự bất thường về sinh lý. Vậy, bị mất kinh 3 tháng nhưng không có thai có sao không? Nguyên nhân là gì và đâu là cách điều trị hiệu quả nhất?
Mất kinh nguyệt 3 tháng nhưng không có thai có sao không?
Thông thường khi xuất hiện tình trạng chậm kinh, mất kinh chúng ta luôn nghĩ đến việc đã có thai, nhất là với những bạn gái, chị em đã có quan hệ tình dục và khi quan hệ không sử dụng biện pháp tránh thai.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp mất kinh 3 tháng lại không phải là dấu hiệu có thai. Vậy, mất kinh nguyệt 3 tháng có sao không? Theo bác sĩ Hà, nếu đang có kinh bình thường nhưng lại bị mất kinh từ 3 tháng trở lên thì đây được coi là hiện tượng vô kinh, tắt kinh hay bế kinh. Đây cũng là một trong những triệu chứng điển hình của chứng rối loạn kinh nguyệt.
Mất kinh nguyệt ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản của nữ giới. Bởi kinh nguyệt rối loạn sẽ khiến quá trình rụng trứng diễn ra thất thường, gây khó khăn trong việc thụ thai. Kết quả là tỉ lệ mang thai của nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt sẽ thấp hơn so với những chị em bình thường.
Mặt khác, nếu 3 tháng không có kinh nguyệt và không phải dấu hiệu mang thai thì chị em nên lưu ý về sức khỏe tại cơ quan sinh sản của mình nhiều hơn. Hiện tượng tắt kinh có thể do bệnh lý như viêm nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang, viêm tắc vòi trứng gây ra.
Nguyên nhân gây mất kinh nguyệt 3 tháng
Mất kinh 3 tháng nhưng không mang thai có thể do bạn đang mắc phải 1 bệnh lý phụ khoa nào đó. Bên cạnh đó nó cũng do yếu tố tâm lý, việc sử dụng thuốc, tăng giảm cân… Cụ thể:
- Mắc bệnh phụ khoa: 3 tháng không thấy kinh do chị em mắc bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, buồng trứng đa nang, viêm vòi trứng, dính khoang tử cung, tắc ống dẫn trứng…
- Rối loạn nội tiết tố: Nội tiết tố mất cân bằng, rối loạn khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, một biểu hiện điển hình là vô kinh, mất kinh.
- Tác dụng phụ của thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai hoặc một số loại thuốc khác như kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ khi sử dụng đó là khiến kinh nguyệt của chị em bị chậm.
- Mắc bệnh ở tuyến giáp: Khi tuyến giáp gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất ra hormone estrogen. Điều này khiến cho kinh nguyệt không đều, chậm hoặc mất hẳn.
- Do tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi: Hầu hết hiện tượng chậm kinh đều do nguyên nhân tâm lý căng thẳng, mệt mỏi.
- Mãn kinh sớm: Mất kinh 3 tháng cũng có thể do hiện tượng mãn kinh sớm. Lúc này kinh nguyệt của chị em sẽ ít và thưa dần, có thể vài tháng mới xuất hiện một lần.
Cách điều trị tình trạng tắt kinh nguyệt 3 tháng
Mất kinh nguyệt 3 tháng nếu không được khắc phục sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em. Chính vì vậy, nếu 3 tháng không có kinh mà không có thai thì chị em hãy chủ động đến cơ sở y tế để được kiểm tra và đưa ra cách điều trị tốt nhất.
- Dùng thuốc: Nếu nguyên nhân gây mất kinh do rối loạn nội tiết tố thì bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng các loại thuốc gồm: Thuốc tránh thai nội tiết; thuốc bổ sung estrogen và progesterone.
- Phẫu thuật: Mất kinh nguyệt do bệnh lý như u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, tuyến giáp… bác sĩ có thể chỉ định phương pháp phẫu thuật.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt: Chị em có thể khắc phục mất kinh 3 tháng bằng cách nghỉ ngơi, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo dưỡng chất. Đồng thời hạn chế căng thẳng, stress, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ và cân nặng hợp lý.
Bác sĩ cũng cảnh báo, tắc kinh, bế kinh nếu chủ quan và không kịp thời chữa trị dễ trở thành bệnh mạn tính, nguy cơ gây nhiều biến chứng trầm trọng và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
Chắc hẳn thông qua bài viết trên, quý bạn đọc đã phần nào ý thức được mức độ nguy hiểm của tình trạng mất kinh nguyệt 3 tháng dù không mang thai.
Ngày Cập nhật 07/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!