Mất Ngủ Thường Xuyên: Tác Hại và Cách Chữa Hiệu Quả Nhất
Mất ngủ thường xuyên là tình trạng đang phổ biến và trẻ hóa đối tượng. Tình trạng rối loạn giấc ngủ thời gian dài sẽ gây nên những tác hại về sức khỏe, tâm lý và chất lượng cuộc sống. Vậy bị mất ngủ thường xuyên là bệnh gì, nguy hiểm như thế nào, cách chữa nào hiệu quả nhất? Hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Bị mất ngủ thường xuyên là bệnh gì?
Mất ngủ thời gian ngắn có thể do một số thói quen sinh hoạt, căng thẳng, stress hoặc các yếu tố bên ngoài… Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý sau:
- Bệnh dị ứng: Với những người bị mất ngủ nghiêm trọng kèm các triệu chứng dị ứng như viêm đường mũi, nghẹt mũi chính là dấu hiệu của việc hệ miễn dịch bị suy yếu.
- Bệnh xương khớp: Các bệnh viêm khớp, đau khớp đặc biệt ở người già chính là nguyên nhân khiến bệnh nhân không ngủ được. Đây là một vòng luẩn quẩn khi bệnh xương khớp gây đau dẫn đến mất ngủ, và việc giấc ngủ bị gián đoạn làm triệu chứng viêm đau khớp tăng nhanh.
- Bệnh tim mạch: Nếu gặp tình trạng mất ngủ kinh niên có thể bạn đang gặp các vấn đề liên quan đến tim, phổi.
- Các vấn đề về tuyến giáp: Khi tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ khiến các chức năng trao đổi chất của cơ thể tăng nhanh, đây cũng là người bệnh thấy bồn chồn, gây cản trở khả năng thư giãn và khó chìm vào giấc ngủ.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Với các triệu chứng như ợ nóng, nghẹt thở, ho… cũng gây ra bệnh mất ngủ, tình trạng này phổ biến ở người nằm trong độ tuổi 45 – 64 tuổi.
- Rối loạn nội tiết tố: Ở phụ nữ độ tuổi mãn kinh có sự thay đổi nội tiết tố cũng ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ.
Ngoài ra, mất ngủ mãn tính cũng có thể liên quan đến các bệnh trầm cảm, hưng phấn, rối loạn lo âu,…
Triệu chứng mất ngủ thường xuyên
Mất ngủ thường xuyên là tình trạng không ngủ được, khó giữ giấc ngủ, khó đi vào giấc ngủ trong thời gian dài, đặc biệt thường xuyên mất ngủ về đêm. Thường xuyên gặp các triệu chứng dưới đây trong thời gian dài:
- Trằn trọc, khó chịu, nằm mãi không thể đi vào giấc ngủ được, thường phải đến 1-2 giờ sáng mới có thể ngủ được. Nhưng giấc ngủ vẫn không được sâu và rất dễ bị thức giấc.
- Thức giấc giữa chừng, khoảng từ 2-3 giờ sáng, khi muốn ngủ lại cũng phải mất 1-2 giờ mới có thể vào giấc ngủ. Một số người không thể ngủ lại được.
- Trường hợp hiếm gặp mất ngủ hoàn toàn trong 24 giờ.
Nguyên nhân gây mất ngủ
Bị mất ngủ có rất nhiều nguyên nhân tuy nhiên tình trạng này kéo dài, thường xuyên phải kể đến những yếu tố sau đây:
Do tuổi tác: Khi bước vào độ tuổi trung niên, cao niên đặc biệt là phụ nữ thời kỳ mãn kinh sẽ gặp tình trạng mất ngủ thường xuyên do tâm sinh lý thay đổi.
Do thói quen sinh hoạt không khoa học: Sử dụng chất kích thích, đồ uống chứa cafein, hút thuốc lá, ăn nhiều về đêm, làm việc không cố định, rối loạn giờ ngủ, … là những thói quen xấu ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ.
Do một số bệnh lý: Một số bệnh nhân gặp các tình trạng rối loạn tâm thần, trầm cản, viêm xoang, dị ứng, hô hấp, dạ dày, u xơ tiền liệt tuyến… Hoặc sử dụng các loại thuốc chống viêm chứa corticoid, thuốc lợi tiểu, đau đầu… cũng là những nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ thường xuyên.
Không gian sống không đảm bảo: Phòng ngủ chật chội, có mùi ẩm mốc, quá sáng hoặc ồn ào … tác động rất lớn đến việc đi vào giấc ngủ.
Tác hại của mất ngủ thường xuyên
Mất ngủ thường xuyên không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm như:
- Đột quỵ: Mỗi năm tại Việt Nam có hơn 20.000 nghìn người đột quỵ do mất ngủ.
- Mất tập trung, thoái hóa não bộ, suy giảm trí nhớ: Giấc ngủ bị gián đoạn trong thời gian dài sẽ khiến não bộ không đủ thời gian để phục hồi, do đó, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung, suy giảm trí nhớ, từ đó giảm hiệu suất công việc.
- Béo phì: Không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, mất ngủ thường xuyên còn gây ra tình trạng tăng cân, béo phì. Bởi khi thiếu ngủ, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, các cơ quan trong cơ thể không đảm trách được chức năng vốn có khiến lượng calo không thể tiêu hao, tích tụ mỡ.
- Tăng huyết áp, mắc bệnh tim mạch: Thiếu ngủ khiến hệ thần kinh giao cảm hoạt động nhiều, mạch máu co, huyết áp tăng từ đó tạo áp lực cho tim mạch. Khi thiếu ngủ cơ thể cũng sản sinh nhiều hơn insulin để duy trì đường huyết bình thường, tác động xấu đến máu và tim.
- Trầm cảm: Thiếu ngủ thường xuyên chính là nguyên nhân gây giảm chất truyền thần kinh, vì thế tâm trạng của con người không ổn định, dễ gặp các cảm xúc tiêu cực, lâu dần dẫn đến trầm cảm.
Ngoài ra, thiếu ngủ thời gian dài còn ảnh hưởng xấu đến da, tâm lý, hóc-môn… vì thế, cần tìm cách xử lý tình trạng mất ngủ từ khi có dấu hiệu.
Chữa chứng mất ngủ thường xuyên
Khi gặp tình trạng mất ngủ thường xuyên và không thể cải thiện và cân bằng mặc dù đã điều chỉnh chế độ sinh hoạt, bệnh nhân có thể áp dụng một số phương pháp điều trị dưới đây:
Những bài thuốc trị mất ngủ từ thảo dược
Trong dân gian có một số bài thuốc chữa mất ngủ có hiệu quả nhất định và được áp dụng phổ biến như:
- Cây lạc tiên chữa mất ngủ:
Cách 1: Dùng 15gr lạc tiên khô sắc nước uống thay trà là cách dùng đơn giản nhất.
Cách 2: Kết hợp 20gr lạc tiên, 20gr lá vông, 10gr táo nhân, 12gr hạt sen, 10gr lá dâu tằm, 6gr cam thảo, 6gr xương bồ, 10gr lá tre đem sắc với 600ml nước đến khi còn lại 200ml nước, uống mỗi ngày 1 tháng liên tục trong 1- 20 ngày.
Cách 3: Dùng 500gr rễ, dây lá, quả non cây lạc tiên và 300gr hoa thiên lý, 100gr lá mướp đắng non đem sao vàng hạ thổ rồi tán thành bột. Mỗi ngày pha 3 thìa cà phê bột vào 100ml nước sôi để nguội và uống.
- Chữa mất ngủ bằng chuối xanh
Cách 1: Gọt vỏ 1 quả chuối xanh, cắt khúc khoảng 5cm. Đun sôi 600ml nước rồi cho chuối vào luộc chín. Đổ phần nước luộc chuối vào cốc rồi cho 1 thìa bột quế vào, khuấy đều và dùng trước khi ngủ 1 giờ. Sau đó, ăn hết phần chuối luộc. Lưu ý, không dùng cho người có huyết áp cao, viêm nhiễm cấp tính.
Cách 2: Chuối xanh rửa sạch, bỏ vỏ, ngâm với nước muối rồi thái lát mỏng và phơi khô. Sau đó, nghiền thành bột, mỗi ngày dùng 1 thìa bột chuối và 1 thìa mật ong ăn trước khi ngủ.
Hạt sen chữa mất ngủ: Cách 1: Dùng tâm sen sao khô, dùng 1 lượng vừa phải (từ 3-5 cái cho 100ml nước) hãm với nước sôi trong 15 phút rồi uống thay trà hàng ngày.
Cách 2: Dùng 300gr hạt sen tươi, 100gr đường phèn, 1 quả dừa bánh tẻ nấu chè. Cách thực hiện, đun sôi nước, thả hạt sen vào đun trong 2 phút rồi để ráo, cho tiếp nước dừa, thêm đường phèn, khuấy tan, sau đó thảo hẹ sen đun nhỏ lửa đến khi nhừ. Cuối cùng cho dừa đã thái sợi vào để đẹp mắt hơn. Bạn cũng có thể dùng hạt sen để nấu cháo, nấu canh
Ngoài ra, còn một số cách khác như dùng cây trinh nữ, hoa hòe, lá vông, lá đinh lăng, hoa tam, trà hoa cúc trị mất ngủ … Tuy nhiên, các phương pháp này đa số là đơn lẻ hoặc kết hợp theo truyền miệng, chưa có tác dụng sâu vào điều trị tận gốc. Ngoài ra, thực trạng thực phẩm bẩn, kém chất lượng đang diễn ra khiến việc sử dụng không đạt hiệu quả như ý. Bệnh nhân cần tìm nguyên liệu tại những vùng dược liệu sạch để tránh hậu quả.
Thuốc trị mất ngủ theo Tây y
Sử dụng thuốc ngủ không được khuyến khích do bệnh nhân dễ bị nhờn thuốc, dùng quá liều gây biến chứng… Một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị mất ngủ gồm có:
- Thuốc bình thần: gồm các thuốc phổ biến như Diazepam, Bromazepam, Clonazepam, Rotunda…
- Thuốc ngủ: gồm các thuốc như Phenobarbital, Zolpidem…
- Thuốc kháng histamin: gồm các thuốc như Promethazine, Dimedrol, Clorpheniramin…
- Thuốc an thần kinh mới: gồm các thuốc như Olanzapine, Quetiapine, Amisulpride…
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, đa vòng: gồm các thuốc như Clomipramine, Mirtazapine…
Lưu ý: Để tăng tác dụng của thuốc, bác sĩ có thể kết hợp các nhóm thuốc khác nhau và theo phác đồ điều trị riêng với từng bệnh nhân. Do đó, bệnh nhân không tự ý điều chỉnh liều lượng, tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Khi gặp các tác dụng phụ không được khuyến cáo cần báo với bác sĩ điều trị để được tư vấn.
Chữa mất ngủ thường xuyên bằng Đông y
Theo y học cổ truyền, mất ngủ được gọi là Bất mị hay Thất miên. Nguyên nhân được cho là “vị bất hòa, tắc họa bất an” (có nghĩa là dạ dày không tốt nên nằm không yên) hoặc “hư lao hư phiền, bất đắc miên” (có nghĩa là lao lực phiền muộn nên ngủ không ngon. Bệnh có liên quan đến TÂM, CAN, TỲ, THẬN. Để trị mất ngủ cần cân bằng tâm lý kết hợp với điều trị thể chất.
Đông y nổi tiếng với những bài thuốc an thần sau:
Quy tỳ thang: Dùng cho các chứng hồi hộp, mất ngủ, hay quên, phụ nữ gặp rối loạn kinh nguyệt. Thành phần gồm: Đảng sâm, hoàng kỳ, đương quy, phục linh, táo nhân, long nhãn, viên chí, mộc hương, chích thảo, gừng tươi, đại táo.
Thiên vương bổ tâm đơn: Dùng cho các chứng thiếu máu, hồi hộp, mất ngủ, mệt mỏi, di tinh, táo bón, suy nhược thần kinh. Thành phần gồm: Đảng sâm, huyền sâm, viễn chí, đơn sâm, phục linh, kiết cánh, ngũ vị tủ, đương quy, mach môn, sinh địa…
Dưỡng tâm thang: Dùng cho bệnh nhân thiếu máu, kinh hoàng, hồi hộp, mất ngủ, mệt mỏi, mơ nhiều. Thành phần gồm: Hoàng kỳ, đương quy, đảng sâm, phục thần, bá tử nhân, bán hạ, xuyên khung, cam thảo, nhục quế.
Dưỡng tâm an thần thang: Định tâm, an thần mang ý nghĩa giúp tâm trí được thư thái, không phải lo lắng suy nghĩ gì. Đây là bài thuốc độc quyền của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc gia giảm dựa trên bài thuốc Quy tỳ thang của Đại danh y Hải thượng Lãn ông.
Thành phần gồm: Phục thần, lạc tiên, táo nhân, dạ dao đằng… Công dụng: An thần, dưỡng khí huyết, trấn an tim mạch.
Ngoài ra, bệnh nhân nên kết hợp châm cứu, bấm huyệt để nâng cao hiệu quả điều trị. Sử dụng thuốc Đông y đòi hỏi sự kiên nhẫn do thuốc hoàn toàn từ thảo dược nên tác dụng chậm nhưng lâu bền.
Mất ngủ thường xuyên phải làm sao?
Khi gặp tình trạng mất ngủ, bên cạnh những phương pháp điều trị, người bệnh nên tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục. Cũng như thay đổi một số thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng đến hiệu quả điều trị được tốt nhất. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho người bị mất ngủ:
- Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, có kỷ luật.
- Không thức khuya
- Tập luyện thể dục đều đặn
- Không vận động quá sức 2h trước khi đi ngủ
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích
- Thư giãn, tránh căng thẳng, lo âu
- Bổ sung các thực phẩm giúp ngủ ngon như hạt sen, long nhãn, lạc tiên, hoa thiên lý…
Khi bị mất ngủ thường xuyên và đã áp dụng nhiều phương pháp điều trị không có hiệu quả bệnh nhân cần sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, kết hợp nhiều liệu pháp khác nhau kể cả tâm lý. Hy vọng bài viết đã giúp được người bệnh có thêm thông tin về căn bệnh này.
Ngày Cập nhật 08/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!