Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú [Giải đáp]
Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú không là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Để giải đáp thắc mắc này, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin được giải đáp bởi các chuyên gia trong bài viết bên dưới.
Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú – Giải đáp của chuyên gia
Các bác sĩ chuyên môn cho biết, Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo, tất cả trẻ em được sinh ra cần được tiêm phòng vắc – xin viêm gan B càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong 24 giờ đầu sau khi chào đời.
Viêm gan B hay còn gọi là viêm gan huyết thanh, là bệnh lý lây lan qua tiếp xúc với nước bọt, chất nhầy, máu và các chất dịch cơ thể khác. Viêm gan B có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm xơ gan và tử vong.
Không giống như viêm gan A và viêm gan E, viêm gan siêu vi B có thể lây lan từ mẹ sang con trong quá trình sinh, tỷ lệ khoảng 85 – 90%. Đặc biệt, tình trạng này thường phổ biến ở các nước đang phát triển và có nguồn lực chăm sóc sức khỏe chưa hiện đại.
Viêm gan B đã được tìm thấy trong sữa mẹ. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em sinh ra đều được tiêm phòng vắc – xin viêm gan B, do đó sữa mẹ lúc này hoàn toàn an toàn cho trẻ sơ sinh.
Trong trường hợp mẹ bị viêm gan B cấp tính trong quá khứ và đã được điều trị (đã có kháng thể), kháng thể này có thể đi qua nhau thai và bảo vệ thai nhi khỏi virus viêm gan B trong 6 tháng đầu đời. Điều này có nghĩa là bé có thể bú mẹ một cách bình thường mà không lây nhiễm virus viêm gan B.
Tuy nhiên, trong trường hợp đầu vú bị nứt hoặc chảy máu, người mẹ bệnh viêm gan B nên cân nhắc trao đổi với bác sĩ trước khi cho con bú. Điều này này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Mẹ bị viêm gan B cần lưu ý gì khi cho con bú?
Nếu người mẹ dương tính với virus viêm gan B cần trao đổi với bác sĩ về việc tiêm phòng cho bé ngay sau khi chào đời. Tiêm vắc – xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh cần tiêm đủ 3 liều:
- Liều đầu tiên nên được tiêm trong vòng 12 – 24 giờ sau khi chào đời.
- Liều thứ hai cần được tiêm khi bé được 6 tháng tuổi.
- Liều tiêm cuối cùng nên được tiêm khi bé được 9 – 18 tháng tuổi.
Khi nào mẹ không nên cho con bú
Trong một số trường hợp nhất định, mẹ không nên cho bé bú để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Các trường hợp cụ thể bao gồm:
- Trẻ được chẩn đoán mắc Hội chứng rối loạn Galactosemia hiếm gặp (tình trạng này được phát hiện thông qua quá trình sàng lọc sơ sinh)
- Người mẹ đang sử dụng thuốc kháng virus
- Người mẹ không được điều trị viêm gan B phù hợp
- Người mẹ có đầu vú nứt nẻ, chảy máu, lở loét,…
Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con
Virus viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, chuyển dạ và trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ. Mặc dù khả năng lây nhiễm trong thời kỳ cho con bú rất thấp nhưng để hạn chế các nguy cơ, người mẹ nên lưu ý một số vấn đề như:
– Tiêm phòng vắc – xin cho trẻ:
Tiêm ngừa vắc – xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh theo liệu trình quy định, đặc biệt là mũi tiêm đầu tiên cần được thực hiện trong 24 giờ sau khi chào đời.
Hiệu quả phòng ngừa sẽ giảm dần theo theo gian tiêm ngừa và vắc – xin có thể không mang lại hiệu quả cao nếu tiêm phòng sau 7 ngày kể từ lúc chào đời.
Ngoài ra, để tăng hiệu quả phòng ngừa đối với trẻ có mẹ dương tính với virus viêm gan B, bác sĩ có thể yêu cầu tiêm thêm một mũi Globulin miễn dịch viêm gan B ( HBIG). Điều này có thể tạo ra một hệ miễn dịch tự động giúp trung hòa virus viêm gan B trong khi chờ vắc – xin có hiệu quả. Hai mũi tiêm cần tiêm cách nhau 12 – 24 giờ sau khi sinh.
– Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh:
Theo WHO khuyến cáo, trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch và bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ bệnh lý.
Tuy nhiên, bà mẹ dương tính với virus viêm gan B cần thận trọng hơn trong việc cho bé bú. Kiểm tra đầu vú cũng như các vết thương, trầy xước trên cơ thể để tránh vô tình lây nhiễm cho bé. Ngoài ra, nếu núm vú không trầy xước, mẹ có thể hút sữa mẹ và cho trẻ bú bằng bình.
– Theo dõi và thông báo cho bác sĩ các dấu hiệu bệnh:
Mặc dù trẻ được tiêm ngừa viêm gan B sau khi sinh thường có ít nguy cơ mắc bệnh, tuy nhiên bác người mẹ cần chú ý quan sát các biểu hiện của trẻ và thông báo cho bác sĩ kịp lúc.
Đưa trẻ đến bệnh viện để xét nghiệm viêm gan B định kỳ. Những trẻ có HBsAg dương tính hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh viêm gan B cần được theo dõi và xử lý phù hợp.
Về cơ bản, phụ nữ viêm gan B có thể cho con bú bình thường mà không cần lo lắng các rủi ro lây bệnh. Tuy nhiên luôn luôn trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn, tư vấn và có biện pháp xử lý phù hợp, kịp lúc.
Ngày Cập nhật 06/03/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!