Mẹ bị viêm gan B nên sinh thường hay sinh mổ? [Tư vấn]
Bệnh viêm gan siêu vi B chủ yếu lây truyền qua đường từ mẹ sang con. Tuy nhiên nhận định của các bác sĩ đã khẳng định việc chọn phương pháp sinh không giúp phòng ngừa lây viêm gan B cho thai nhi. Thay vào đó tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa trước sinh sẽ giúp người mẹ có thể giảm tỷ lệ lây nhiễm cho con. “Mẹ bị viêm gan B nên sinh thường hay sinh mổ?” – Bài viết đưa ra một số thông tin được chuyên gia tư vấn về vấn đề này.
Có phải tất cả các trường hợp viêm gan B khi mang thai đều lây cho con?
Virus viêm gan B có thể lây qua đường quan hệ tình dục, truyền máu và lây truyền từ mẹ sang con trong lúc sinh nở. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp mẹ bị bệnh đều lây nhiễm cho con, tỉ lệ truyền bệnh từ mẹ sang con tùy thời điểm và quy trình điều trị trong thời gian thai nghén. Trong quá trình mang thai, viêm gan B chỉ nguy hiểm khi người mẹ chuyển dạ hoặc bị sẩy thai do mất các yếu tố đông máu và thai phụ dễ rơi vào tình trạng hôn mê do gan mất chức năng chống độc.
Cụ thể, những người mẹ bị viêm gan B trong ba tháng đầu thai kỳ thì tỉ lệ truyền bệnh từ mẹ sang con là 1%. Trường hợp mắc bệnh trong ba tháng giữa thai kỳ tăng lên 10%, còn mắc ở ba tháng cuối thai kỳ thì khả năng truyền bệnh cho con là 60-70%. Hiện cho đến nay con đường lây bệnh viêm gan B cho con vẫn chưa được ghi nhận chính xác. Người mẹ có thể lây cho con trong lúc sinh, khi máu từ nhau thai bong tróc truyền cho bé, hoặc lây qua sản dịch, máu của mẹ hoặc sản dịch có virus viêm gan B bị trẻ nuốt phải.
Ngoài ra việc tiêm phòng viêm gan B sẽ ảnh hưởng đến khả năng lây nhiễm bệnh. Viêm gan siêu vi B khi mang thai được phân thành những trường hợp sau:
– Trường hợp người mẹ có các xét nghiệm HBsAg (-) thì sau sanh bé sẽ được tiêm ngừa một mũi viêm gan.
– Trường hợp người mẹ có HBsAg (+) nhưng HBeAg (-), tỷ lệ nguy cơ lây truyền bệnh viêm gan B từ mẹ sang con là 10-15%. Để phòng bệnh bé được tiêm một liều Hepabig và một mũi Engerix-B ở 2 vị trí khác nhau.
– Trường hợp người mẹ có HBsAg (+) nhưng HBeAg(+) , tỷ lệ nguy cơ lây truyền bệnh viêm gan B từ mẹ sang con có thể cao đến 90%. Để giảm tỷ lệ lây nhiễm và phát bệnh, trẻ sẽ được tiêm hai liều Hepabig và một mũi Engerix-B ở 2 vị trí khác nhau.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm gan B lúc mới sinh
Thường trẻ sơ sinh bị viêm gan B cấp tính do lây truyền từ người mẹ sẽ không có triệu chứng lâm sàng điển hình. Một số triệu chứng như vàng da, nước tiểu vàng, bú kém… đều không phải cơ sở chính xác để đánh giá nguy cơ mắc bệnh. Trong trường hợp xét nghiệm máu của trẻ mới sinh, nếu nhận thấy men gan và các chỉ số bilirubin máu tăng rất cao sẽ cho thấy nguy cơ viêm gan B ở trẻ.
Những biểu hiện kể trên đều rất dễ bị bỏ qua vì trẻ thường ở trong phòng thiếu ánh sáng và khó có thể phân biệt dưới ánh sáng đèn. Nếu không chú ý, có thể nhầm lẫn với trẻ bị vàng da sinh lý. Người mẹ cần trình bày với bác sĩ nếu chưa được xét nghiệm viêm gan B hay chưa có bất kỳ chẩn đoán viêm gan nào diễn ra trong 9 tháng thai kỳ. Đặc biệt là những người mẹ mang thai ngoài ý muốn hoặc sinh non, không thực hiện lịch khám thai đầy đủ.
Viêm gan B có thể ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành của trẻ. Hơn 50% số trẻ sơ sinh bị viêm gan B từ người mẹ có thể trở thành viêm gan mạn tính và có nguy cơ phát triển thành biến chứng xơ gan lúc trưởng thành, thậm chí là ung thư gan.
Mẹ bị viêm gan B nên sinh thường hay sinh mổ?
Thực tế các bác sĩ tại bệnh viện Từ Dũ đã nhận định bệnh viêm gan B không gây ảnh hưởng gì cho thai phụ cũng như thai nhi trong 3 tháng đầu. Trong giai đoạn này khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%, và tỷ lệ tăng lên 60- 70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Thông thường người mẹ thường được chỉ định uống thuốc kháng vi rút từ tuổi thai lớn hơn 28 tuần nếu nồng độ vi rút cao, và tiêm vắc xin và kháng thể ngay sau sinh cho trẻ để phòng bệnh.
Chuyên gia cũng cho rằng, việc chọn phương pháp sinh không đóng vai trò quan trọng bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa trước sinh. Nếu như chưa tiêm ngừa thì người mẹ sinh mổ hay sinh thường đều có khả năng lây như nhau. Các bệnh viện Phụ Sản lớn cũng không có chỉ định dặc biệt về phương pháp mổ do mẹ viêm gan hay mắc các bệnh lây nhiễm khác. Do đó việc sinh thường hay sinh mổ nên theo chỉ định y khoa.
Kết hợp với việc sử dụng thuốc kháng sinh từ mẹ, trẻ sơ sinh tiêm ngừa viêm gan B trong vòng 12-24 giờ đầu sau sinh. Điều này giúp trẻ loại từ được 95% cơ hội không bị mắc viêm gan B sau này. Nếu không tiêm phòng đúng thời điểm thì trẻ có nguy cơ viêm gan B rất cao.
Kháng thể viêm gan B được hình thành từ chính cơ thể bé sau 3 tháng tiêm phòng vaccine. Sau khi sinh bé sẽ được bảo vệ do huyết thanh và khả năng bảo vệ của huyết thanh có thể kéo dài trong 3 -4 tháng. Ngoài ra việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng làm tăng thêm khả năng lây viêm gan. Thế nhưng do lợi ích sữa mẹ lớn nên trong những trường hợp thai phụ không được chỉ định cụ thể vẫn có thể cho bú mẹ.
Những lưu ý phòng tránh viêm gan B ở phụ nữ mang thai
Trước khi người phụ nữ có ý định mang thai nên đi kiểm tra viêm gan B cùng một số xét nghiệm sức khỏe tiền sản khác. Ở những phụ nữ chưa bị lây nhiễm nên tiêm vắc- xin phòng viêm gan B.
Trường hợp người mẹ bị bệnh ở giai đoạn nhẹ, không có triệu chứng đáng kể thì thai phụ vẫn có thể chung sống hòa bình nhờ vắc xin kiểm soát virus trong thai kỳ. Người mẹ vẫn có thể tiếp tục sinh con khi bị viêm gan B dưới sự hỗ trợ của thuốc để giảm nguy cơ lây nhiễm cho con, tuy nhiên khi sinh cho đủ số con mong muốn rồi bắt đầu điều trị là hợp lý.
Trong trường hợp người mẹ bị viêm gan B nặng, bệnh có tiến triển xấu, xơ gan nặng, bùng phát các biến chứng bắt buộc bệnh nhân phải điều trị triệt để và chưa nên có con. Thai phụ đã bị nhiễm viêm gan B vẫn có thể sinh nở bình thường, và chích ngừa viêm gan B vẫn an toàn, không ảnh hưởng cho thai nhi. Thai phụ không nên chích ngừa trong ba tháng đầu thai kỳ mà tiêm phòng ở những tháng sau sẽ tốt hơn.
Trường hợp người phụ nữ bị lây nhiễm, nên tiến hành xét nghiệm và kết hợp điều trị cho virus về trạng thái không hoạt động rồi mới mang thai. Sau đó, thời gian người mẹ mang thai thường xuyên theo dõi, khám thai định kỳ hay bất cứ lúc nào cảm thấy bất thường về sức khỏe để có sự can thiệp điều chỉnh kịp thời.
Người mẹ sẽ được chỉ định xét nghiệm kiểm tra HBsAg huyết thanh trong tháng thứ 6 của thai kỳ. Đối với kết quả HBsAg (+) dương tính, người mẹ được đánh giá mức độ HBeAg hoặc ADN và Anti-HBe bằng các xét nghiệm chuyên sâu hơn. Còn nếu HBsAg (-) âm tính thì người mẹ sẽ được tiêm phòng vắc xin chống virus, vắc xin này không chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú.
Vì tính phức tạp của bệnh viêm gan B mà thai phụ cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tư vấn về những phương pháp phòng tránh viêm gan B tránh lây cho con. Cũng như những phương pháp điều trị viêm gan B khi mang thai không đe dọa đến sự phát triển của thai kỳ.
Những thông tin tư vấn về vấn đề “Mẹ bị viêm gan B nên sinh thường hay sinh mổ?” trên hi vọng có thể giải đáp phần nào các khúc mắc của người bệnh. Tuy nhiên người mẹ cần tham khảo trực tiếp các ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để việc điều trị tránh phát sinh các hậu quả không mong muốn.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Chúng tôi không đưa ra chẩn đoán, lời khuyên, chỉ định phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế.
Bài viết liên quan: Mẹ bị viêm gan B có lây sang con không? [Giải đáp]
Ngày Cập nhật 05/06/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!