Bệnh Nổi Mề Đay Ở Trẻ Em: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân & Cách Chữa Trị An Toàn

Bệnh nổi mề đay ở trẻ em thường dai dẳng, dễ tái phát và khó chữa trị, khiến bé quấy khóc, bỏ ăn, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển. Do đó, việc phụ huynh hiểu rõ dấu hiệu, nguyên nhân là điều cần thiết để từ đó kịp thời đưa ra cách chữa trị mề đay mẩn ngứa phù hợp, bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ.

Nổi mề đay ở trẻ em là gì? Cách phân loại bệnh

Nổi mề đay là phản ứng của các mao mạch với các yếu tố gây dị ứng. Khi tiếp xúc, cơ thể sẽ sản sinh ra hoạt chất trung gian Histamin gây ngứa ngáy, nổi mẩn. Trẻ sơ sinh, trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh mề đay, dị ứng do cơ thể còn non nớt và hệ miễn dịch kém.

Nổi mề đay ở trẻ

Nổi mề đay ở trẻ em chia thành nhiều loại như sau:

Theo giai đoạn:

  • Mề đay cấp tính: Xảy ra trong vài tiếng, vài ngày hoặc dưới 6 tuần với các triệu chứng  nhẹ.
  • Mề đay mãn tính: Tình trạng bệnh kéo dài trên 6 tuần, vài tháng, thậm chí cả năm với các biểu hiện nặng nề. Bệnh thường không tìm được nguyên nhân.

Theo mức độ bệnh:

  • Mề đay thông thường: Xuất hiện những nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy và biến mất trong vài giờ, không để lại sẹo.
  • Phù Quincke: Bệnh xuất hiện đột ngột, trên da nổi nốt ban, sưng to. Có thể gây phù ở lưỡi, thanh quản.
  • Mề đay da vẽ nổi: Trên da xuất hiện những vệt màu hồng nhạt khi bị cọ xát hoặc chà nhẹ.

Những dấu hiệu nổi mề đay ở trẻ em dễ nhận biết

Bệnh nổi mề đay ở trẻ sơ sinh, trẻ em có những triệu chứng nổi bật sau đây:

  • Phát ban, nổi mẩn đỏ: Các nốt mẩn có nhiều kích thước khác nhau, mọc tập trung hoặc rải rác. Lúc đầu các nốt xuất hiện ở bụng, chân, tay, cổ…sau đó lan ra toàn thân.
  • Ngứa ngáy: Trẻ bị ngứa tại vùng bị nổi mề đay, càng gãi càng ngứa. Những cơn ngứa dữ dội hơn về đêm và chiều tối.
  • Sưng phù: Một số bé có hiện tượng bị sưng ở mí, môi, mắt, bộ phận sinh dục…
  • Dấu hiệu khác: Sốt nhẹ, nổi mụn nước, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu…

Dấu hiệu nổi mề đay dễ nhận biết

Nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay ở trẻ

Trẻ bị nổi mề đay do nhiều yếu tố gây nên. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu:

  • Do thời tiết: Thời điểm chuyển mùa, thời tiết lạnh, nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến cơ thể trẻ chưa kịp thích ứng và dẫn đến nổi mề đay.
  • Do cơ địa: Nhiều bé bị dị ứng với khói bụi, phấn hoa, lông động vật… khiến da nổi mẩn đỏ. Nếu tình trạng dị ứng nặng, có thể gặp hiện tượng ngứa ngáy khắp người, khó thở.
  • Sức đề kháng kém: Cơ thể trẻ còn non nớt nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
  • Do thuốc: Việc sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, giảm đau có thể gây tác dụng phụ, khiến cơ thể bé nổi mề đay mẩn ngứa.
  • Do thực phẩm: Trẻ em ăn một số thực phẩm như hải sản, cua, tôm, đậu phộng… có thể gặp phải tình trạng dị ứng, mề đay.
  • Nguyên nhân khác: Côn trùng đốt, giun sán, di truyền…

Ngoài ra, có đến 50% trường hợp bị mề đay không tìm ra nguyên nhân, hay còn gọi là mề đay vô căn hoặc tự phát.

Nguyên nhân nổi mề đay ở trẻ em

Nổi mề đay ở trẻ em có nguy hiểm không? Bệnh có lây không?

Mề đay mẩn ngứa là bệnh da liễu thông thường, không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng trẻ nhỏ. Nhiều trường hợp bệnh chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, nếu mề đay kéo dài mà không chữa trị có thể gây biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé như:

  • Quấy khóc, biếng ăn, mất ngủ dẫn đến suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể.
  • Phù mạch cấp
  • Co thắt thanh quản, khó thở
  • Nhiễm trùng da
  • Sốc phản vệ: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong.

Nổi mề đay ở trẻ em là bệnh ngoài da, không có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Vì vậy cha mẹ có thể yên tâm cho bé vui chơi, tiếp xúc với mọi người.

Trẻ bị nổi mề đay có được tắm không?

Trẻ bị nổi mề đay nên tắm rửa hàng ngày để loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi, vi khuẩn trên da. Việc không vệ sinh da sạch sẽ có thể khiến bệnh trầm trọng hoặc viêm nhiễm, nhất là vào mùa hè. Do đó, phụ huynh nên tắm cho bé 1 ngày 1 lần.

Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý tắm cho bé đúng cách như sau:

  • Tắm bằng nước ấm
  • Không chà xát, gãi mạnh tránh gây tổn thương da
  • Không sử dụng sữa tắm, hóa chất
  • Không tắm quá lâu, chỉ nên tắm từ 5 – 10 phút.
  • Sử dụng khăn bông mềm lau nhẹ sau khi tắm.
Trẻ em bị nổi mề đay nên tắm hàng ngày để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn trên da
Trẻ em bị nổi mề đay nên tắm hàng ngày để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn trên da

Nổi mề đay ở trẻ kiêng gì?

Khi bé bị nổi mề đay, cha mẹ cần chú ý chế độ kiêng khem hợp lý để bệnh mau khỏi, không tiến triển nặng. Cụ thể bệnh mề đay nên kiêng:

  • Kiêng thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, đậu phộng, hạnh nhân….
  • Kiêng thực phẩm nhiều đường và muối
  • Không cho trẻ ăn thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ
  • Hạn chế thực phẩm giàu đạm

Bên cạnh đó, cha mẹ cần bổ sung một số loại thực phẩm tốt cho trẻ bị mề đay như: Rau xanh, trái cây giàu vitamin C, thực phẩm giàu Omega 3…

Cách chữa nổi mề đay ở trẻ em an toàn, hiệu quả

Để điều trị dị ứng, nổi mề đay cho bé, cha mẹ có thể tham khảo một trong những cách chữa sau đây:

Cách chữa nổi mề đay trẻ em tại nhà

Khi thấy da trẻ xuất hiện các nốt mề đay, phụ huynh có thể khắc phục bằng cách chườm lạnh, tắm bột yến mạch, thoa kem dưỡng ẩm…. Hoặc áp dụng một số bài thuốc dân gian từ thảo dược quen thuộc, giúp giảm ngứa, nổi mẩn đỏ hiệu quả.

+ Chữa nổi mề đay cho trẻ em bằng lá khế: Rửa sạch 1 nắm lá khế tươi và cho vào nồi nấu sôi cùng nước. Để nước nguội bớt và sử dụng để tắm cho bé. Thực hiện hàng ngày.

Cách chữa trẻ em bị nổi mề đay tại nhà an toàn nhưng hiệu quả thấp

  • Chữa mề đay bằng lá trầu không: Lấy 1 nắm lá trầu rửa sạch, cho vào nồi cùng nước đun sôi 5 phút. Dùng nước lá để xông cho bé.
  • Trị mề đay mẩn ngứa bằng kinh giới: Rửa sạch 1 nắm lá kinh giới tươi, cho vào chảo sao nóng lên. Để lá vào 1 tấm khăn mỏng và chườm lên vùng da bị ngứa.
  • Chữa nổi mề đay bằng gừng: Cắt gừng thành lát mỏng, cho vào nồi cùng nước và đường đun sôi nhỏ lửa. Uống ngày 2 lần.

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể sử dụng một số loại thảo dược khác để trị mề đay cho trẻ như nha đam, rau má, sài đất…

“Cách chữa tại nhà có ưu điểm an toàn, lành tính nhưng hiệu quả thấp, bệnh không dứt điểm và dễ tái phát trở lại. Bên cạnh đó, những loại thảo dược tự nhiên nếu không sơ chế sạch sẽ, có thể khiến tình trạng bệnh chuyển nặng. Do đó, cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế khám và điều trị bằng thuốc”

Trị nổi mề đay ở trẻ bằng thuốc tây y

Căn cứ vào độ tuổi, cân nặng và sức khỏe của từng bé mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Để giảm triệu chứng mề đay, trẻ chủ yếu được chỉ định dùng thuốc kháng Histamin với trường hợp cấp tính, nếu bệnh nặng sẽ được kê thêm thuốc Corticoid. Cụ thể:

  • Thuốc kháng Histamin dạng uống hoặc bôi: Cetirizine, Loratidine, Cholorpheniramine, Fexofenadine… Có tác dụng ngăn chặn hoạt chất Histamin gây kích ứng.
  • Thuốc Corticoid: Prednisone, Dexamethason… được sử dụng trong thời gian ngắn do hoạt lực mạnh.
  • Thuốc bôi ngoài da: Menthol 1%, Clamine, Hydrocortisone, Dermovate Cream…

Một số trường hợp bệnh nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc tiêm cho bé: Methylprednisolon, Dimedrol…

Dùng thuốc Tây y có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ
Dùng thuốc Tây y có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

“Sử dụng thuốc Tây y chữa mề đay được nhiều cha mẹ áp dụng do tiện lợi và giảm triệu chứng nhanh. Tuy nhiên, phương pháp này không được các chuyên gia khuyến khích sử dụng bởi thuốc tân dược dễ gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Các loại thuốc kháng Histamin có thể khiến trẻ bị táo bón, buồn ngủ, mệt mỏi, ảnh hưởng chức năng gan thận…”

Do đó, nếu sử dụng thuốc Tây y chữa nổi mề đay cho trẻ, cha mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc mà cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ nhi khoa.

Một số bệnh viện chữa nổi mề đay trẻ em uy tín cha mẹ có thể tham khảo:

  • Bệnh viện Da liễu Hà Nội
  • Bệnh viện Da liễu Trung ương
  • Bệnh viện Da liễu Tp. Hồ Chí Minh
  • Khoa Da liễu – Bệnh viện Y dược Tp. Hồ Chí Minh

Điều trị nổi mề đay ở trẻ bằng thuốc Đông y

Hiện nay, nhiều ông bố, bà mẹ có xu hướng sử dụng phương pháp Đông y để chữa mề đay cho bé. Nếu thuốc Tây y tập trung điều trị triệu chứng thì thuốc Đông y (thuốc nam, thuốc bắc) chữa bệnh từ gốc. Cơ chế trị mề đay của Đông y là chú trọng giải độc, cân bằng âm dương, đồng thời cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe cho bé, kích thích khả năng tự phục hồi của cơ thể. Vì vậy mang lại hiệu quả lâu dài và dự phòng tái phát.

Nguyên liệu bào chế ra các bài thuốc Đông y là thảo dược tự nhiên có dược tính cao, được sơ chế và kết hợp với nhau theo tỉ lệ nhất định. Do đó an toàn, không gây tác dụng phụ cho trẻ. Do vậy, dù thời gian điều trị của thuốc Đông y có lâu hơn so với Tây y thì hiện nay các ông bố, bà mẹ vẫn thường có xu hướng dùng thuốc Đông y để chữa mề đay cho con trẻ. 

Chữa mề đay ở trẻ em bằng thuốc nam an toàn, hiệu quả cao

Những lưu ý khi trẻ em, trẻ sơ sinh bị nổi mề đay mẩn ngứa

Để hiệu quả dùng thuốc được gia tăng, rút ngắn thời gian sử dụng, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát, lương y Đỗ Minh Tuấn khuyên cha mẹ lưu ý những vấn đề sau trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ: 

  • Tránh xa tác nhân gây dị ứng. Nếu nghi ngờ các loại thuốc, thực phẩm gây nổi mề đay thì phải dừng ngay.
  • Cắt ngắn móng tay, sử dụng găng tay cho bé để tránh gãi mạnh, làm xước da.
  • Mặc quần áo rộng rãi, chất liệu thoáng mát, thấm mồ hôi.
  • Không sử dụng nước xả vải
  • Vệ sinh chăn, gối, giường, khu vực vui chơi của trẻ sạch sẽ.
  • Bổ sung nước cho bé.

Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh nổi mề đay ở trẻ em dành cho các bậc phụ huynh. Mong rằng qua bài viết cha mẹ đã nắm rõ về bệnh và tìm được cách chữa trị phù hợp, an toàn cho trẻ. 

Array

Ngày Cập nhật 04/06/2024