Mề đay vật lý là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách khắc phục

Mề đay vật lý là một trong những dạng của bệnh mề đay mẩn ngứa, xảy ra do những yếu tố vật lý, tỳ đè như nhiệt độ, cọ xát, áp lực… Dạng bệnh này thuộc nhóm mề đay cấp tính và gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Việc hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng nhận biết sẽ giúp bạn lựa chọn được giải pháp khắc phục hiệu quả, phù hợp nhất.

Mề đay vật lý
Mề đay vật lý thuộc thể bệnh cấp tính, không quá nghiêm trọng

Mề đay vật lý là gì? Nguyên nhân, triệu chứng nhận biết

Mặc dù mề đay mẩn ngứa là căn bệnh xuất hiện khá phổ biến trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên lại có khá ít người hiểu rõ được mề đay vật lý để nắm bắt bệnh và điều trị kịp thời.

Mề đay vật lý là gì?

Mề đay vật lý có tên tiếng anh là Physical Urticarial, thể bệnh này chiếm 10% trong số các trường hợp mắc mề đay ở những người trẻ có sức khỏe tốt. 

Bệnh thường hình thành khi các yếu tố vật lý kích thích vào da, sau đó sẽ giải phóng phức hợp của histamin và protein, khiến da bị nổi mẩn đỏ và ngứa. So với những thể bệnh do nhiễm trùng, rối loạn nội tiết tố thì mức độ lây lan, sức ảnh hưởng của bệnh rất nhẹ.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây mề đay vật lý rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do các tác động từ bên ngoài. Y học hiện đại ngày nay thường đặt tên của bệnh dựa theo các yếu tố gây kích thích. Các yếu tố thuận lợi gây ra thể mề đay vật lý bao gồm:

Mề đay do nước

  • Tắm nước biển lâu: Trong nước biển chứa nhiều muối và khoáng chất gây khô da, ửng đỏ khiến da bị nhạy cảm và dễ dẫn đến mề đay.
  • Tắm nước nóng: Khi bạn tắm nước quá nóng trong thời gian lâu, nhiệt độ cao sẽ phá vỡ màng lipid bảo vệ da. Làm mất đi độ ẩm tự nhiên vốn có của da tạo điều kiện cho mề đay tấn công.
  • Dị ứng nước vô căn: Có nhiều trường hợp khi tiếp xúc với các nguồn nước giếng, nước sông, hồ cũng có thể bị bệnh.

Do nhiệt độ

  • Mề đay Cholinergic hay mề đay do tăng thân nhiệt: Tức là khi nhiệt độ trong cơ thể tăng cao do các hoạt động mạnh, sống trong môi trường ẩm hay ăn những thức ăn cay, nóng…đều tạo điều kiện để bệnh phát triển. Loại này thường xuất hiện đột ngột sau đó biến mất trong khoảng từ 30 – 120 phút.
  • Do tiếp xúc với nhiệt: Khi da bạn tiếp xúc với một vật có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, lập tức vết mề đay mẩn ngứa sẽ tái phát và đi kèm là những mụn nước xung quanh.
  • Do biến nhiệt: Nếu nhiệt độ thay đổi đột ngột, từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại làm da không kịp thức ứng với môi trường hiện tại. Dẫn đến kích thích thích da, gây ngứa ngáy khó chịu.

Do ánh nắng

Tất cả các loại ánh nắng bao gồm: ánh nắng mặt trời, ánh sáng xanh, kể cả những nguồn ánh sáng nhân tạo đều có thể tạo phản ứng mề đay. Loại này thường tập trung ở mặt, da quanh mắt, lưng, đùi, vai…

Do kích thích cơ học

Nhiều người có sở thích mặc quần áo bó, đeo các loại trang sức, giày dép chật chội. Khi cơ thể di chuyển hay ma sát làm khởi phát mề đay trong thời gian ngắn, bệnh chỉ ở mức độ nhẹ và tự biến mất mà người bệnh không hề hay biết.

Mề đay do mắc chứng da vẽ nổi

Khi dùng vật hay tay vạch một đường lên da, ngay tại vị trí đó cũng xuất hiện một đường như lúc ta tác động vào. Sau một thời gian dấu hiệu này sẽ biến mất.

Mề đay da vẽ nổi
Da vẽ nổi là một trong những dạng thuộc mề đay vật lý

Triệu chứng mề đay vật lý

Mề đay vật lý thường gây ra những tổn thương da ở mức độ nhẹ, các vết mẩn chỉ xuất hiện tại chỗ và hầu như không có hoặc hiếm khi xảy ra biến chứng trên toàn thân.

Các triệu chứng điển hình như sau:

  • Ngứa ngáy: Những vùng da bị nổi mẩn thường tạo ra sự ngứa ngáy, khi gãi làm da bị trầy xước khiến người bệnh bị nóng rát, đau đớn.
  • Nổi mẩn đỏ: Những nốt mẩn có kích thước nhỏ, lớn khác nhau nhưng chúng là có một ranh giới rõ ràng trên da. Giai đoạn này bệnh có kèm theo mụn nước màu đỏ hoặc hồng, có thể có xuất huyết kèm theo.
  • Bị phù mạch: Ngay tại vị trí phát ban, khi gãi vết mẩn sưng tấy lên, căng cứng va đau đớn. Những bệnh nhân ở giai đoạn mãn tính, phù mạch còn thấy ở lưỡi, hầu, họng.. rất nguy hiểm cho bệnh nhân.
Triệu chứng mề đay vật lý
Thể bệnh này gây triệu chứng ngứa, nổi mẩn đỏ trên da

Tổng hợp các cách chữa mề đay vật lý phổ biến nhất hiện nay

Mề đay vật lý là một thể bệnh nhẹ nên các phương pháp điều trị hầu hết đều có thể đáp ứng được. Dưới đây là những gợi ý chữa bệnh mà các bạn có thể tham khảo áp dụng khi cần.

Loại trừ các yếu tố gây bệnh

  • Tránh xa ánh nắng mặt trời hoặc không được ngồi quá lâu, thậm chí là ánh sáng xanh của màn hình điện thoại, laptop hay các loại ánh sáng nhân tạo khác.
  • Không mặc quần áo có chất liệu quá cứng, hay quá chật, bó sát vào cơ thể. Không đeo các loại trang sức quá chật như đồng hồ, nhẫn, vòng tay.
  • Tắm với nước mát lạnh, không tắm với nước quá nóng và tuyệt đối không chà xát mạnh lên da.
  • Đặc biệt với những người có cơ địa nhạy cảm không nên tiếp xúc với những nguồn nước có khả năng gây dị ứng cao như: Nước hồ, đập, sông…
  • Không tham gia vào các hoạt động nặng nhọc, những chương trình ngoài trời. Nếu có phải đeo khẩu trang, mặc áo khoác để tránh nắng.

Sử dụng thuốc chữa mề đay vật lý

  • Thuốc bôi: Thành phần chủ yếu của các loại thuốc này là kẽm và menthol có tác dụng giảm ngứa và làm dịu da.
  • Thuốc kháng histamin: Histamin là một chất trung gian gây ngứa và mề đay, do đó cần dùng thuốc có tác dụng kháng lại chúng. Các loại được kể đến như: Loratadine, Cetirizine, 
  • Thuốc chống viêm NSAID: Nếu bạn bị mề đay kèm theo đau rát, nhức nhối tức bạn có nguy cơ bị viêm da. Công dụng của nhóm thuốc này giúp giảm đau, kháng viêm. Tuy nhiên nhóm này chống chỉ định với người bị viêm loét dạ dày và bệnh nhân có tiền sử xuất huyết dạ dày. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Trong trường hợp kháng trị bạn sẽ được bác sĩ khuyên dùng Immunoglobuline truyền tĩnh mạch hoặc thay huyết tương.
  • Các thuốc khác: Dapson, Doxepin, Leukotriene, Colchicine, Epinephrine….
  • Trong trường hợp bệnh diễn biến nặng dẫn đến mãn tính, có kèm các bệnh lý khác người bệnh nên đến bệnh viện để khám chuyên khoa và tiến hành các xét nghiệm cần thiết để có phương án chữa trị.
Thuốc Tây y thường được sử dụng chữa nổi mẩn đỏ vì hiệu quả nhanh

Áp dụng các mẹo trị nổi mề đay tại nhà

  • Chườm lạnh, đắp lạnh: Dùng khăn lạnh để chườm hay đắp lên vùng da bị mề đay, giúp làm co mạch máu, giảm sưng viêm và làm dịu da.
  • Tắm thảo dược: Mẹo dân gian được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay. Những loại thảo dược như: Diếp cá, rau má, kinh giới, gừng..có tác dụng giảm ngứa, lành vết thương.
  • Cấp ẩm cho da: Khi da khô thường dễ bị kích ứng tạo cơ hội cho mề đay bùng phát. Bạn nên dưỡng ẩm cho da bằng các sản phẩm từ thiên nhiên có chất liệu như: Olive, yến mạch, oải hương, hay hoa hồng….

Chữa dứt điểm nổi mề đay bằng thuốc Nam

Hiện nay ngoài thuốc Tây, mẹo dân gian, thuốc Nam chữa mề đay ngày càng được bệnh nhân tin tưởng sử dụng. Thuốc Nam có những ưu điểm điển hình là:

  • Trị bệnh hiệu quả tận gốc, ngừa tái phát
  • Thuốc thảo dược sạch, lành tính không gây tác dụng phụ
  • Phù hợp với mọi đối tượng, ngay cả bà bầu, phụ nữ đang cho con bú hay trẻ em

Nổi mề đay vật lý thường chỉ bùng phát khi có tác nhân gây ra, nên bạn nên hạn chế tiếp xúc với chúng để hạn chế tình trạng tái phát bệnh. Đồng thời, người bệnh nên thăm khám, điều trị  theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để trị bệnh triệt để. Nhất là với việc sử dụng thuốc Tây, nên hạn chế tự ý dùng thuốc để tránh gặp phải những tác dụng phụ nguy hại cho sức khỏe. 

Ngày Cập nhật 05/06/2024

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *