Mỏi Đốt Sống Cổ Là Do Bệnh Gì? Làm Sao Hết Mỏi?
Mỏi đốt sống cổ có thể liên quan đến các tư thế xấu hoặc lạm dụng đốt sống cổ quá mức. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể liên quan đến chấn thương, té ngã hoặc một số bệnh lý liên quan khác.
Mỏi đốt sống cổ là có nguy hiểm không?
Cổ được cấu tạo từ nhiều đốt sống, dây chằng và cơ cổ. Cổ có nhiệm vụ hỗ trợ đầu và đảm bảo tính linh hoạt chuyển động. Do đó, bất cứ vấn đề bất thường nào bao gồm viêm, chấn thương hoặc các bệnh lý khác đều có thể gây đau hoặc mỏi các đốt sống cổ.
Thỉnh thoảng mỏi các đốt sống cổ có liên quan đến các tư thế làm việc xấu hoặc lạm dụng cổ thường xuyên. Đôi khi chấn thương, té ngã hoặc tiếp xúc với một lực tác động vừa phải cũng có thể gây mỏi các đốt sống cổ.
Hầu hết các trường hợp, mỏi đốt sống cổ không phải là một tình trạng nghiêm trọng và có thể cải thiện trong vài ngày. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể là dấu hiệu chấn thương hoặc các bệnh lý cần chăm sóc y tế.
Vì vậy, nếu người bệnh bị đau cổ hơn một tuần hoặc khi các dấu hiệu trở nên nghiêm trọng.
Mỏi đốt sống cổ là do bệnh gì?
Mỏi đốt sống cổ thường xảy ra khi cổ bị lạm dụng hoặc căng thẳng quá mức. Đôi khi tình trạng này cũng liên quan đến một số bệnh lý phổ biến như:
1. Bong gân
Bong gân nhẹ hoặc tình trạng căng thẳng ở cổ có thể gây mỏi đốt sống cổ. Các nguyên nhân phổ biến có thể bao gồm:
- Tư thế ngủ xấu
- Ngồi hoặc ngồi với tư thế ngã ra sau trong thời gian dài, chẳng hạn như tại bàn làm việc
- Cúi đầu nhìn một liên tục, chẳng hạn như nhìn điện thoại di động
- Chấn thương khi chơi thể thao
- Gật đầu liên tục do thói quen hoặc các bài tập vận động
- Căng thẳng kéo dài gây căng cơ và các dây chằng cổ
2. Chấn thương cổ
Chấn thương cổ có thể gây mỏi các đốt sống cổ. Tình trạng này có thể xảy ra trong tai nạn giao thông hoặc các tai nạn bất ngờ khiến cổ ngã về phía trước và giật ngược về phía sau đột ngột.
Các chấn thương cổ thường có liên quan đến cơ, xương, dây chằng và các dây thần kinh ở cổ. Điều này gây đau, cứng cổ và mỏi các đốt sống cổ.
Các triệu chứng khác khi chấn thương cổ bao gồm:
- Đau đầu
- Chóng mặt
- Đau lưng hoặc đau vai gáy
- Có cảm giác châm chích hoặc nóng rát ở cổ
- Mất trí nhớ tạm thời hoặc khó tập trung
3. Thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ cũng có thể gây cứng khớp và mỏi các đốt sống ở cổ. Tình trạng này thường được cải thiện khi người bệnh nằm nghỉ ngơi.
Các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ có thể trở nên nghiêm trọng khi người bệnh ngồi hoặc giữ cổ ở một tư thế cố định trong một thời gian dài, chẳng hạn như lái xe hoặc ngồi trước màn hình máy tính. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Đau đầu
- Tê ở cánh tay hoặc bàn tay
- Khó đi lại, mất thăng bằng
- Yếu ở cánh tay hoặc hai chân
Thoái hóa đốt sống cổ cần được chẩn đoán và điều trị kịp lúc để tránh gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ thể.
4. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn có thể gây đau khớp và tổn thương khắp cơ thể. Bệnh có thể gây đau, sưng và kích thích các xương. Tình trạng này có thể xảy ra ở cổ gây đau nhức và mỏi các đốt sống cổ.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mãn tính không có cách điều trị. Các triệu chứng bệnh có xu hướng trở nên nghiêm trọng theo thời gian. Do đó, chẩn đoán và điều trị sớm là cách tốt nhất để hạn chế tổn thương khớp nghiêm trọng.
5. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Cổ là khu vực thường xuyên vận động cũng như chịu áp lực lớn. Do đó các đĩa đệm đốt sống cổ rất dễ bị tổn thương và dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm gây mỏi đốt sống, đặc biệt là đốt sống C5, C6. Bên cạnh đó người bệnh cũng có thể bị đau sau đầu, hốc mắt hoặc cảm thấy tê ngứa ở tay chân chân. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị yếu cơ, hạn chế vận động ở tay như không thể đưa tay lên cao hoặc ra phía sau.
6. Loãng xương
Xương là một cấu trúc khỏe mạnh bao gồm các mô sống liên tục bị phá hủy và được tái tạo lại. Tuy nhiên, khi cơ thể lão hóa, xương cũ có thể được phá vỡ nhanh hơn so với việc tái tạo xương mới. Điều này có thể khiến xương yếu, trở nên mỏng manh hơn và dẫn đến tình trạng loãng xương.
Loãng xương thường xảy ra ở tay hoặc đầu gối. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến cổ và gây mỏi, tê cứng và đau nhức ở cổ.
Tình trạng loãng xương cần được điều trị trong giai đoạn sớm để ngăn ngừa các rủi ro và yếu tố nghiêm trọng, bao gồm gãy xương. Do đó, đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
7. Hẹp cột sống
Hẹp cột sống là tình trạng xảy ra khi cột sống hẹp lại và gây áp lực lên tủy sống hoặc rễ thần kinh. Điều này có thể dẫn đến tình trạng viêm mãn tính và các điều kiện liên quan khác.
Các triệu chứng hẹp cột sống có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể, bao gồm cả cổ. Khi các dây thần kinh ở cổ bị chèn ép, người bệnh có thể cảm thấy mỏi các đốt sống cổ, đau lưng dưới, yếu cánh tay hoặc mất khả năng thăng bằng.
Biện pháp cải thiện tình trạng mỏi đốt sống cổ
Việc điều trị tình trạng mỏi đốt sống cổ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Do đó, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên môn.
Tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp điều trị như:
1. Biện pháp cải thiện tại nhà
Trong trường hợp nhẹ hoặc không đi kèm các triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định cải thiện các triệu chứng tại nhà. Các biện pháp phổ biến bao gồm:
- Chườm lạnh trong 1 – 2 ngày đầu, sau đó chườm nóng hoặc tắm nước nóng để giúp máu lưu thông dễ dàng hơn và cải thiện tình trạng nhức mỏi.
- Ngừng chơi các môn thể thao hoặc các hoạt động có thể làm các triệu chứng khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, hãy sử dụng đốt sống cổ hợp lý để tránh gây tái mỏi đốt sống.
- Thực hiện các bài tập thể dục cổ mỗi ngày. Bắt đầu từ việc chuyển động cổ từ bên trái sang phải, lên xuống và xoay tròn trong 3 – 5 phút để cải thiện tính linh hoạt cổ.
- Thường xuyên thay đổi vị trí, ví dụ như không được đứng hoặc ngồi quá lâu.
- Massage, xoa bóp cổ nhẹ nhàng, mỗi ngày hoặc bất khi nào cảm thấy cần thiết.
- Sử dụng các loại gối hỗ trợ cổ khi ngủ.
- Không được sử dụng các loại dụng cụ hỗ trợ cổ mà không nhận được sự chỉ định của bác sĩ. Sử dụng không đúng cách có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Dành thời gian nghỉ ngơi để các mô bị tổn thương có thời gian phục hồi. Điều này có thể cải thiện tình trạng mỏi, đau, tê cứng các đốt sống cổ và tránh tình trạng cơ thắt cơ cổ.
- Thực hiện các bài tập Aerobic cường độ thấp có thể cải thiện tình trạng mỏi và đau nhức ở các đốt sống cổ. Ngay cả các bài tập đi bộ cũng có thể thúc đẩy máu lưu thông đến các mô mềm ở cột sống, bao gồm cả cổ và hỗ trợ ư cải thiện tình trạng mỏi cổ.
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp cải thiện hiệu quả hơn.
2. Thuốc điều trị mỏi đốt sống cổ
Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc điều trị. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:
- Thuốc giãn cơ
- Thuốc chống viêm không Steroid (NSAID)
- Corticosteroid dạng tiêm
- Kháng sinh cho trường hợp viêm xương cổ hoặc nhiễm trùng
Biện pháp phòng ngừa mỏi đốt sống cổ
Để phòng ngừa tình trạng mỏi và tê cứng các đốt sống cổ tái phát, người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề như:
- Áp dụng các tư thế đúng, không cúi đầu nhìn điện thoại di động hoặc máy tính bảng trong thời gian dài. Giữ các thiết bị ngang tầm mắt và thường xuyên nghỉ ngơi để tránh gây áp lực lên cổ.
- Giữ cổ ở vị trí trung lập, luôn nhìn thẳng, không cúi đầu hoặc ngã về phía sau trong thời gian dài.
- Chú ý khi mang túi xách, đặc biệt là túi đeo chéo hoặc các vật nặng có thể gây áp lực ở vai và cơ cổ. Sử dụng ba lô hoặc các túi xách có thể cân bằng lực lên cổ. Ngoài ra, không mang vác quá nặng trong thời gian dài.
- Dành thời gian nghỉ ngơi khi lái xe hoặc làm việc. Hãy đứng dậy và đi bộ trong vài phút khi ngồi yên trong một giờ.
- Thư giãn như nghe nhạc, tám nước ấm, thực hành thiền định hoặc hít thở sâu để giảm căng thẳng và hạn chế tình trạng mỏi các đốt sống cổ do stress.
- Thường xuyên tập thể dục, di chuyển, vận động cơ thể để tránh căng cơ, cứng và mỏi các đốt sống cổ. Các hoạt động cường độ thấp như đi bộ, bơi lội, đi xe đạp hoặc yoga cũng có thể mang lại hiệu quả cao.
Thông thường mỏi đốt sống cổ không phải là tình trạng nghiêm trọng và có thể điều trị bằng các biện pháp khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hoặc đi kèm các dấu hiệu nghiêm trọng khác như đau đầu, sốt hoặc khó thở, hãy đến bệnh viện ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Ngày Cập nhật 06/03/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!