Nấm âm đạo sau sinh – Thông tin từ A-Z chị em cần biết
Nấm âm đạo là căn bệnh phụ khoa đe dọa tới chị em ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là phụ nữ sau sinh. Vậy làm sao để biết mình bị nhiễm nấm, hướng điều trị nấm âm đạo sau sinh thế nào. Hãy bổ sung ngay kiến thức qua những thông tin sau.
Nấm âm đạo sau sinh – Chớ coi thường
Từ thời con gái hiếm khi chị Đỗ Lan Hương (Hải Dương) bị nấm âm đạo hay các bệnh phụ khoa. Chỉ một lần duy nhất khi ra Hà Nội học Đại học chị bị viêm nhẹ, uống thuốc là khỏi, không tái phát.
Tuy nhiên sau khi sinh bé đầu khoảng tháng thứ 3 chị luôn thấy vùng kín bị ngứa, bứt rứt khó chịu, có dịch nhầy trắng đục lẫn nâu. Nghĩ do vết rạch, khâu ở tầng sinh môn chưa phục hồi nên chị không đi khám mà đun nước lá trà để vệ sinh.
Nhưng tình trạng ngứa, khó chịu, đau rát khi đi tiểu ngày càng nặng đến mức chị mất ăn mất ngủ. Lúc không chịu được nữa chị mới tìm đến bệnh viện khám, bác sĩ kết luận chị bị nấm âm đạo nặng dẫn đến viêm.
Cũng như trường hợp của chị Hương, chị Hà Anh (26 tuổi, Hồ Chí Minh) cũng bị viêm nhiễm nấm phụ khoa sau sinh. Chị cho biết, trước đây chị cũng bị nấm ngứa, nhưng đã dùng thuốc kháng sinh và khỏi bệnh mấy năm không tái phát.
Sau khi sinh con bệnh lại tái phát và thêm nặng hơn. Do ngứa ngáy khó chịu trong người mà không cách nào hết khiến chị dễ cáu gắt, việc chăm con cũng bị ảnh hưởng. Đi khám tại bệnh viện Từ Dũ, chị mới biết bản thân bị nhiễm nấm âm đạo nặng.
Đâu là nguyên nhân bị nấm âm đạo sau khi sinh em bé?
Sau sinh, cơ thể chị em có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, thói quen sinh hoạt do đó dễ mắc nấm, các bệnh phụ khoa hơn bình thường. Một số nguyên nhân chính được các chuyên gia nhắc đến gồm:
- Sự mở rộng, co bóp của tử cung nhằm đẩy sản dịch ra ngoài khiến âm đạo luôn ẩm ướt tạo điều kiện để nấm sinh sôi gây bệnh.
- Vùng kín bị tổn thương do sinh thường, khi không vệ sinh đúng cách dễ bị nấm, vi khuẩn xâm nhập.
- Sức đề kháng giảm cũng là nguyên nhân gây nấm âm đạo sau sinh, khi đó nấm, khuẩn có hại phát triển mạnh.
- Quan hệ tình dục sớm sau khi sinh dễ lây truyền các bệnh về đường tình dục, đưa nấm từ ngoài vào sâu bên trong.
- Dùng băng vệ sinh không đúng cách, để kiểm soát sản dịch. Nếu sử dụng phải băng kém chất lượng sẽ đưa nấm, khuẩn vào vùng kín.
Dấu hiệu nhận biết viêm nấm và ảnh hưởng của bệnh
Các triệu chứng cho thấy chị em sau sinh bị nhiễm nấm âm đạo gồm:
- Khí hư màu trắng đục, nâu, hơi vàng, xanh giống phô mai.
- Có mùi như nấm men, bánh mì.
- Âm đạo bị ngứa, tấy đỏ.
- Nóng rát khi đi tiểu.
Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nấm lâu ngày không được khắc phục dễ gây biến chứng.
- Ảnh hưởng đến tâm lý, chất lượng cuộc sống.
- Dễ biến chứng sang các bệnh phụ khoa khác như viêm nhiễm hay thậm chí ung thư.
- Ảnh hưởng đến khả năng có con và mối quan hệ vợ chồng.
Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo chị em bị viêm nấm âm đạo khi cho con bú cần đến ngay cơ sở chuyên khoa uy tín để được chẩn đoán, điều trị đúng cách.
Điều trị nấm âm đạo sau sinh bằng cách nào hiệu quả?
Nguyên tắc chung trong điều trị nấm, bệnh phụ khoa đó là tiêu diệt nấm, vi khuẩn; phục hồi niêm mạc âm đạo, tử cung bị tổn thương; bảo vệ vùng kín và ngăn ngừa bệnh tái phát ở mức thấp nhất.
Sau đây là những cách chữa nấm âm đạo sau sinh đang được nhiều chị em sau sinh tin tưởng áp dụng:
Cách chữa bệnh nấm âm đạo tại nhà
Các mẹo đơn giản, cho hiệu quả tốt với chị em sau sinh bị nhiễm nấm vùng kín đó là xông, ngâm rửa với các loại thảo dược có sẵn. Những nguyên liệu thường được dùng nhiều nhất là: lá trầu không, lá trà tươi, gừng, lá ngải cứu, diếp cá, lá lốt…
Ưu điểm:
- Nguyên liệu dễ kiếm, giá rẻ.
- Dễ thực hiện tại nhà.
- Lành tính, cho hiệu quả với trường hợp nấm nhẹ.
Nhược điểm:
- Chưa có cơ sở khoa học chứng minh.
- Không cho tác dụng với trường hợp bị nấm âm đạo sau sinh nặng.
- Dùng sai cách có thể khiến bệnh thêm nghiêm trọng hơn.
Điều trị nấm âm đạo sau sinh bằng tây y
Loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định cho phụ nữ sau sinh bị nấm âm đạo đó là thuốc đặt. Bởi thuốc chỉ có tác dụng tại chỗ không ảnh hưởng đến sữa mẹ như thuốc uống.
Tùy vào mức độ nhiễm nấm nặng, nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Chị em cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định, không tự ý mua thuốc đặt ở ngoài khi chưa thăm khám
Ưu điểm:
- Cho tác dụng ức chế, tiêu diệt nấm, khuẩn nhanh
- Dễ mua, dễ sử dụng.
Nhược điểm:
- Thuốc chi có khả năng diệt khuẩn không giúp tái tạo tổn thương tại niêm mạc
- Dễ bị nhờn thuốc nếu dùng kéo dài.
- Khả năng tái phát cao do không trị tận gốc.
- Thuốc kháng sinh gây tác dụng phụ.
Thuốc Đông y chữa nấm âm đạo sau khi sinh
So với các phương pháp điều trị, thuốc đông y được đánh giá cho hiệu quả toàn diện hơn. Trước hết thuốc được bào chế hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, có sự kết hợp của nhiều loại mang lại dược tính cao.
Tiếp theo là cơ chế trị bệnh từ gốc đến ngọn, ngoài trị nấm các bài thuốc còn tập trung phục hồi niêm mạc bị tổn thương, tăng cường sức đề kháng để ngăn ngừa tái phát.
Để sử dụng thuốc đông y, chị em cần đến cơ sở chữa bệnh bằng y học cổ truyền uy tín, sử dụng các bài thuốc phù hợp với cơ địa.
Ưu điểm:
- Lành tính, độ an toàn cao, không gây tác dụng phụ.
- Chứa kháng sinh tự nhiên, trị nấm hiệu quả tận gốc.
- Giúp bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa tái phát.
Nhược điểm:
- Nhiều bài thuốc còn phải đun sắc tốn thời gian.
- Tác dụng chậm phải kiên trì khi sử dụng.
Hy vọng với những chia sẻ trên chị em đã nắm được thông tin về tình trạng nấm âm đạo sau sinh từ đó điều trị, phòng ngừa hiệu quả. Chúc các mẹ sức khỏe!
Ngày Cập nhật 30/05/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!