Ngứa da bìu nên bôi thuốc gì?
Ngứa da bìu do nhiều nguyên nhân gây ra, có nguyên nhân lành tính và cũng có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm. Do đó, để trả lời câu hỏi “Ngứa da bìu nên bôi thuốc gì?” thì người bệnh cần xác định đâu là nguyên căn của triệu chứng để nhận được hỗ trợ điều trị bệnh kịp thời.
Một số bệnh lây qua đường sinh dục có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa da bìu. Đối với những trường hợp viêm nhiễm nấm, vi khuẩn thông thường sẽ được điều trị đơn giản bằng các loại thuốc bôi ngoài da cơ bản để khắc phục cơn ngứa.
Nguyên nhân gây ngứa da dìu ở nam giới
Trên thực tế, ngứa bìu tinh hoàn xuất phát từ hai nguyên nhân chính là do vệ sinh kém hoặc là do bệnh lý. Đối với nguyên nhân bệnh lý, các ghi nhận cho thấy phần lớn nam giới thường gặp phải các vấn đề sau khi xuất hiện tình trạng này:
- Nhiễm nấm Candida gây ngứa bìu khi nấm tấn công bộ phận sinh dục, tinh hoàn.
- Mụn rộp sinh dục gây ngứa da bìu tinh hoàn ngay cả khi người bệnh không chạm vào.
- Bệnh lậu ở nam giới do vi khuẩn gây ra hoặc do lây truyền qua đường tình dục.
- Bệnh Chlamydia lây lan khi quan hệ tình dục bằng miệng hoặc lây sang đường hậu môn.
- Bệnh ghẻ ở bộ phận sinh dục, gây ngứa da bìu do tình trạng nhiễm trùng da từ ve gây ra.
- Bệnh chàm bìu khiến vùng da tại bìu bị kích thích, nứt nẻ và ngứa.
Từ đó, phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà nam giới sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc bôi giảm ngứa da bìu phù hợp. Trước tiên, người bệnh cần đến các cơ sở chuyên khoa thăm khám để nhận được chẩn đoán chính xác từ bác sĩ.
Ngứa da bìu nên bôi thuốc gì?
Đối với những trường hợp bệnh nhân chỉ bị ngứa da bìu ở mức độ nhẹ hoặc bệnh ở giai đoạn mới khởi phát, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc bôi nhằm làm giảm triệu chứng bệnh. Các loại thuốc bôi dùng trong điều trị ngứa da bìu nói chung được dùng điều trị các triệu chứng cơ bản kể trên. Trong đó nhóm thuốc thường được dùng là:
– Thuốc ức chế calcineurin
có tác dụng làm thay đổi hệ thống miễn dịch của người bệnh, khắc phục nhanh chóng tình trạng ngứa và sưng ở bìu. Nhóm thuốc này được chỉ định dùng theo toa, ban đầu sử dụng có thể xảy ra các kích ứng không đáng kể như vùng da bìu bị nóng rát, ngứa, nghiêm trọng hơn là loét da, xuất hiện mụn nước trên da.
Nhóm thuốc bao gồm: pimecrolimus (Elidel), crisaborole (Eucrisa) và tacrolimus (Protopic)… Trước khi sử dụng người bệnh cần cân nhắc tiền sử dị ứng trước đó, hoặc sử dụng trước một lượng thuốc nhỏ bôi ra tay trong 24h để theo dõi triệu chứng.
– Kem dưỡng ẩm
Không có tác dụng chữa bệnh nhưng kem dưỡng ẩm sẽ tạo hàng rào bảo vệ da ở lớp ngoài cùng. Đối với tình trạng da ngứa và khô sần, sử dụng kem dưỡng ẩm giúp làn da không bị mất nước, phòng ngừa tình trạng khô căng, bong tróc, sần sùi ngoài da. Người bệnh sử dụng kem dưỡng ẩm dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi mức độ phản ứng của da trước những loại kem này.
– Thuốc bôi Steroid
Nhóm thuốc được chế xuất dưới dạng kem bôi ngoài da với công dụng chính là ngăn cản các phản ứng viêm xảy ra. Steroid giúp điều trị tại chỗ phát huy hiệu quả giảm ngứa tốt hơn khi kết hợp cùng liệu pháp ánh sáng.
Mặc dù mang lại hiệu quả giảm ngứa da bìu nhanh chóng nhưng thuốc bôi này chỉ được dùng trong khoảng thời gian ngắn. Tuyệt đối không sử dụng steroid trong điều trị các vấn đề ngoài da lâu dài. Những phản ứng phụ được ghi nhận khi sử dụng thuốc bôi chữa ngứa da bìu là tình trạng mỏng da, da bị sần sùi và sạm màu,..
– Thuốc corticosteroi
Nhóm thuốc Corticosteroid dùng để chữa ngứa da bìu do chàm, nấm ở mức độ trung bình hoặc chuyển nặng. Công dụng của Corticosteroid được biết đến nhờ khả năng làm giảm viêm cũng như cải thiện các dấu hiệu của bệnh trong thời gian ngắn.
Thuốc có hiệu quả giảm ngứa nhanh chóng nhưng thường mang đến những tác dụng phụ khó lường. Một số ghi nhận cho thấy những trường hợp sử dụng Corticosteroid thường xuyên có dấu hiệu tăng huyết áp và xuất huyết dưới da…
– Hydrocortison
Được sử dụng để làm giảm sưng, giảm ngứa da bìu nói riêng cũng như các vùng da khác trên cơ thể nói chung. Thuốc được xếp vào nhóm corticosteroid nhẹ nên người bệnh có thể nhận thấy cảm giác vùng da tại vị trí bôi kem châm chích, nóng rát. Thuốc được đánh giá lành tính và mang đến hiệu quả tốt nhưng người bệnh cần kiên trì sử dụng đúng liều lượng hàng ngày.
Chữa ngứa da bìu bằng các phương pháp dân gian
Bởi vì vùng da bìu tương đối mỏng và nhạy cảm, việc sử dụng thuốc ở một số bệnh nhân có thể xảy ra tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế đối với người bệnh ngứa da bìu do sinh lý, viêm nhiễm thông thường thay thế dùng thuốc tân dược bằng các phương pháp điều trị từ dân gian đơn giản.
Cũng nên lưu ý, điều trị bằng thảo dược và dược liệu tại nhà tuy an toàn những mất khá nhiều thời gian. Đối với các triệu chứng mãn tính, phương pháp này không mang lại hiệu quả đáng kể. Vì thế người bệnh nên cân nhắc tình trạng bệnh của bản thân để lựa chọn cách điều trị phù hợp nhất.
– Dùng nha đam chữa ngứa da bìu
Trong nha đam có thành phần hoạt chất kháng viêm và bổ sung độ ẩm tương đối tốt. Vì thế người bệnh có thể áp dụng bài thuốc từ nha đam để khắc phục triệu chứng ngứa do bệnh chàm bìu, nấm, mụn sinh dục gây ra. Phương pháp điều trị bệnh chàm bìu bằng nha đạm thực hiện như sau:
- Nha đam đem đi gọt vỏ và rửa sạch, sau đó lấy gel bên trong.
- Cho gel nha đam vào cối xay nhuyễn và bôi trực tiếp lên vùng da bị ngứa.
- Để yên dung dịch trên vùng da bệnh khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
- Người bệnh nên áp dụng mỗi tuần 2 lần sẽ thấy các cơn ngứa được cải thiện.
– Chữa ngứa da bìu bằng lá ổi
Lá ổi là nguyên dược liệu được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh da liễu khác nhau. Dược chất trong lá ổi có thể khắc phục tốt cơn ngứa do vi khuẩn, vi nấm gây ra, trong đó bao gồm chứng ngứa da bìu. Bạn có thể sử dụng nguyên liệu này để điều trị bệnh theo hướng dẫn sau:
- Sử dụng 1 nắm lá ổi đem đi rửa thật sạch.
- Cho lá ổi vào nồi nấu cùng 2 lít nước trong khoảng 10 phút.
- Sau khi nước nguội bớt, dùng nước này ngâm rửa tại vùng da bìu bị ngứa.
- Trong lúc này, người bệnh dùng xác lá ổi chà xát nhẹ lên vùng da bệnh.
- Người bệnh sử dụng hàng ngày cho tới khi lành bệnh.
– Cách chữa ngứa bìu bằng lá trè xanh
Lá trà xanh từ lâu đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa viêm da trong dân gian. Vì thế người bệnh có thể sử dụng lá chè xanh thay thế các loại thuốc tân dược trong điều trị ngứa cơ bản. Có thể sử dụng nguyên liệu này để chữa chứng ngứa da bìu bằng những bước như sau:
- Sử dụng khoảng 1 nắm lá chè xanh rửa thật sạch.
- Đem lá chè đâm nát rồi đem nấu với 1,5 lít nước đến khi sôi già.
- Cho vào hỗn hợp thêm một chút muối để tăng hiệu quả kháng khuẩn.
- Dùng nước này ngâm rửa ở vùng da bị chàm mỗi ngày 1 lần.
– Dùng dầu dừa chữa ngứa da bìu
Những hoạt chất trong dầu dừa bao gồm: acid lauric, canxi, sắt, acid myristic, vitamin E,… có công dụng tiêu diệt vi khuẩn, bổ sung độ ẩm và khôi phục bề mặt thượng bì công hiệu. Dầu dừa cũng là phương thuốc được sử dụng trong điều trị chàm bìu, mụn trứng cá, nấm chân và nhiều bệnh ngoài da khác.
Cách thực hiện: Người bệnh dùng dầu dừa bôi lên ở vùng da bị ngứa khoảng 20 phút rồi rửa lại thật sạch. Thực hiện mỗi ngày 2 lần sau khi tắm sẽ nhận thấy tình trạng ngứa giảm rõ rệt.
– Chữa chàm bìu bằng muối
Trong các nguyên liệu tự nhiên, muối hạt có thành phần kháng viêm đáng kể nên được dùng để vệ sinh da rất tốt. Ngoài ra hàm lượng khoáng chất có trong muối cũng giữ được độ ẩm cho da. Người bệnh nên tiến hành việc điều trị ngứa da bìu bằng muối theo những bước như sau:
- Đem muối hạt đi rang vàng nhưng lưu ý không được để muối cháy khét.
- Vệ sinh da bằng nước ấm, sau đó lau khô và bắt đầu đắp muối.
- Đợi cho muối nguội bớt, trong lúc da còn ẩm thì dùng muối chà xát nhẹ lên vùng da.
- Áp dụng một lần mỗi ngày sẽ thấy những biểu hiện bệnh được cải thiện.
Để đảm bảo có câu trả lời chắc chắn hơn với vấn đề “Ngứa da bìu nên bôi thuốc gì?” thì người bệnh nên thăm khám trực tiếp tại các chuyên khoa Da liễu để được chẩn đoán chính xác. Bởi có rất nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng ngứa da nói trên, mà muốn điều trị dứt điểm bắt buộc người bệnh phải được chữa đúng nguyên nhân gây bệnh.
Các thông tin được đề cập trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra chẩn đoán hay thay thế điều trị từ bác sĩ.
Ngày Cập nhật 12/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!