Người bị vẩy nến có nên tắm biển?
Tắm biển được xem là một trong những cách cải thiện tình trạng vẩy nến được lưu truyền trong dân gian. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này vẫn chưa được khoa học công nhận trong điều trị bệnh vẩy nến. Bài viết cung cấp những thông tin làm rõ vấn đề người bị vẩy nến có nên tắm biển, cũng như những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả tại nhà.
Sở dĩ có thông tin cho rằng người bị vẩy nến nên tắm biển đến từ tính sát trùng và kháng khuẩn của muối – thành phần chính của nước biển. Tuy nhiên các nhà khoa học đã nhận định rằng, đây là một quan điểm mang tính tương đối trong điều trị vảy nến. Thực tế, nước biển chỉ có tác dụng hỗ trợ ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm ngoài da, chứ không mang lại hiệu quả trong điều trị vảy nến.
Vẩy nến là gì?
Vẩy nến là bệnh ngoài da mãn tính, bệnh thường xuất hiện do kích ứng từ môi trường và sau đó tự biến mất. Đặc trưng của bệnh vảy nến là các tế bào da tái tạo quá nhanh, từ đó gây ra tình trạng tích tụ tạo thành những vảy óng ánh như vảy cá bên ngoài bề mặt da. Bệnh có thể nhẹ, nhưng khi phát triển lâu dài có diễn tiến nghiêm trọng.
Cơn bùng phát vảy nếu tái diễn nhiều lần, chủ yếu là do ảnh hưởng từ những vết thương nhỏ, khi người bệnh stress, nhiễm trùng, khi người bệnh chịu không khí lạnh và khô, hoặc do các bệnh tự miễn khác. Nguyên tắc điều trị vẩy nến chủ yếu là điều trị triệu chứng, tránh tiếp xúc với những tác nhân gây bùng phá để kiểm soát bệnh lý.
Người bị vẩy nến có nên tắm biển không?
Mặc dù khoa học đã nhận định quan điểm chữa vẩy nến bằng cách tắm biển là sai lầm, tuy nhiên phương pháp này vẫn mang đến những lợi ích nhất định cho người bệnh. Sức mạnh của các khoáng chất tự nhiên có trong nước biển có thể giảm nhẹ các triệu chứng viêm ngứa đặc trưng của bệnh vẩy nến.
Các nghiên cứu thống kê trong nước biển có thành phần khoáng chất tốt cho sức khỏe, bao gồm thành phần magiê, lưu huỳnh, iốt, canxi, kali, natri và bromin… Nhờ đó mà khi tiếp xúc với cơ thể con người, chúng khiến làn da mượt mà hơn, làm chậm quá trình hydrat hóa da, và giảm các triệu chứng viêm da nói chung.
Những khoáng chất kể trên đã được Y học hiện đại công nhận có công dụng cải thiện sức khỏe và tái tạo lại những thương tổn ngoài da. Một nghiên cứu khác tại Viện Da liễu Anh Quốc thực hiện trên những người có da khô dị ứng. Những người này được ngâm rửa tay trong nước biển 15 phút mỗi ngày và thực hiện liên tục sáu tuần. Sau quá trình thử nghiệm, các nhà khoa học nhận thấy những cải thiện đáng kể trên da, tình trạng viêm đỏ da giảm hẳn rõ rệt.
Trong thành phần muối biển rất giàu hợp chất kẽm và bromua – những chất có tác dụng chống viêm rất mạnh. Khi tắm biển, hoặc ngâm nước biển trong thời gian nhất định, cơ thể người bệnh sẽ tiếp nhận vừa đủ các khoáng chất này. Từ đó tạo ra một màng bảo vệ ngăn ngừa chứng viêm, ngứa và làm dịu da.
Đồng thời muối biển cũng giúp hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn để tái tạo các tế bào da khỏe mạnh. Khoáng chất có trong nước biển có thể xâm nhập sâu vào da để cung cấp độ ẩm lâu dài. Đây được xem là một cách để “vệ sinh” da hiệu quả, nhất là đối với những bệnh nhân mắc bệnh ngoài da, viêm da cơ địa, vẩy nến, lang ben, hắc lào…
Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện tắm biển thường xuyên. Thay vào đó, người bệnh có thể vệ sinh da tại nhà bằng cách tương tự với nước muối biển nhân tạo. Để tăng cường độ ẩm cho làn da, sau khi tắm người bệnh nên sử dụng dầu ô liu toa xung quanh vùng da bị vẩy nến.
Nhìn chung, việc người bị vẩy nến có nên tắm biển hay không phụ thuộc vào quyết định và điều kiện của mỗi người. Nhưng bệnh nhân cần nhận định rõ, đây không phải là phương pháp điều trị vảy nến mà chỉ có tác dụng hỗ trợ làm dịu và sát khuẩn ngoài da. Việc lạm dụng nước biểu nói riêng hay nước muối nói chung có thể dẫn đến tình trạng khô da, mất cân bằng pH lớp biểu bì bảo vệ da.
Những phương pháp hỗ trợ chữa bệnh vẩy nến tại nhà
Bên cạnh việc tắm biển để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh vẩy nến. Có nhiều phương pháp cải thiện bệnh lý này tại nhà mà không cần dùng đến thuốc. Người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp sau:
1. Bổ sung các thực phẩm thiết yếu
Theo Tổ chức Bệnh Vẩy nến Quốc gia Hoa Kỳ (National Psoriasis Foundation), người bệnh đang gặp phải tình trạng này nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D. Bởi vitamin D có tác dụng làm chậm sự tăng trưởng của tế bào da, hỗ trợ chức năng của hệ miễn dịch. Vitamin D lành mạnh có nhiều trong dầu thực vật, quả hạch, sữa, trứng.
Người bệnh cần bổ sung thêm axit béo omega-3, dưỡng chất có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ điều trị vẩy nến. Nhóm thực phẩm giàu omega-3 gồm có dầu thực vật, dầu ô liu, hạt bí đỏ, hạt óc chó, cá ngừ, cá hồi, cá trích,…
Những thực phẩm mà người bị vẩy nến không nên ăn là các loại bỏ thịt đỏ, thức ăn nhanh, nhóm thực phẩm chế biến sẵn, bánh kẹo ngọt… Đây chính là những tác nhân gây bùng phát bệnh vảy nến nghiêm trọng.
2. Sử dụng lô hội (nha đam) chữa vảy nến
Người bệnh có thể đắp lô hội trực tiếp để giảm kích ứng da, hoặc sử dụng gel lô hội tự nhiên để giảm các kích ứng ngoài da. Nhờ có các hoạt chất kháng viêm, lô hộ sẽ làm dịu da nhanh chóng và làm giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến.
Đối với lô hội dưới dạng gel bôi, người bệnh có thể sử dụng 3 lần/ngày. Liệu trình điều trị là bôi kem này liên tục trong 5 ngày, sau đó để da nghỉ 1 ngày và sử dụng tiếp tục. Sau 3 – 4 tuần sử dụng lô hội, tình trạng vảy nến sẽ có những cải thiện khách quan.
3. Nghệ chữa bệnh vẩy nến
Trong nghệ có thành phần curcumin – hoạt chất có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn được Y học công nhận. Sử dụng nghệ bôi ngoài da giúp giảm thiểu các triệu chứng vảy nến bùng phát. Người bệnh có thể sử dụng nghệ tươi hoặc gel chứa curcumin có chiết xuất nghệ để bôi tại chỗ.
4. Cây thanh đại hỗ trợ chữa vẩy nến
Trong ghi nhận của Đông y, chiết xuất dầu của cây thanh đại có thể giúp điều trị bệnh vẩy nến móng tay. Một nghiên cứu tại Hoa Kỳ cũng đưa ra kết quả tương tự với trường hợp bệnh nhân vảy nến sử dụng dầu cây thanh đại trong 24 tuần. Sau thời gian điều trị, tình trạng khô da và bong tróc có những cải thiện rõ rệt.
5. Người bệnh hạn chế stress
Căng thẳng kéo dài, stress là nguyên nhân sâu xa của bệnh vẩy nến mạn tính. Khi tinh thần người bệnh mất đi sự ổn định, các hormone sụt giảm có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng vảy nến. Vì thế song song với việc dùng thuốc, người bệnh hãy cân nhắc kết hợp thực hành các phương pháp giảm stress để điều trị tận gốc bệnh lý. Chẳng hạn như tập yoga hoặc thiền định.
6. Không uống đồ uống có cồn
Một số loại đồ uống có cồn như rượu, bia có thể làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng vẩy nến. Tốt hơn trong thời gian điều trị, người bệnh nên tránh sử dụng các loại chất kích thích kể trên, để giúp triệu chứng của vảy nến không có nguy cơ tái phát.
7. Sử dụng muối hột
Nếu không có điều kiện tắm nước biển, người bệnh nên tự chuẩn bị nước tắm hỗ trợ điều trị vảy nến tại nhà. Trước tiên dùng 1 thùng nước ấm rồi cho vào đó 2 muỗng muối hột (tốt hơn nên chọn muối biển để có công dụng kháng viêm, diệt khuẩn).
Sau đó đợi đến khi muối tan hết, người bệnh dùng để ngâm mình hoặc lau rửa vùng da bị bệnh như bình thường. Bởi vì muối hột có công dụng tẩy mạnh nên tốt nhất chỉ nên sử dụng mỗi tuần 2-3 lần. Người bệnh cũng cần dưỡng ẩm da sau khi tắm muối để cân bằng độ ẩm cho bề mặt da.
8. Tránh xa khói thuốc lá
Hút thuốc lá bị động hay chủ động đều có thể làm tăng nguy cơ tái phát vẩy nến. Vì thế người bệnh cần đảm bảo không gian sống và làm việc của mình không có khói thuốc. Ngoài ra, cũng nên lưu ý tránh để vùng da bị bệnh tiếp cúc với khói bụi ô nhiễm hay các chất tẩy rửa. Tốt hơn người bệnh chỉ nên sử dụng các sản phẩm dành riêng cho da nhạy cảm.
9. Dùng bột yến mạch tẩy da chết
Bột yến mạch không chỉ có tác dụng bổ sung độ ẩm cho làn da, đây còn là phương pháp tẩy tế bài chết an toàn cho người bị bệnh vảy nến. Người bệnh nên sử dụng hỗn hợp bột yến mạch nấu chín để sử dụng trên da.
Các thực hiện khá đơn giản, người bệnh pha bột yến mạch vào nước tắm (nước ấm nóng) để tắm hàng ngày. Hoặc sử dụng bột yến mạch cho vào trong một chiếc khăn mỏng và chà xát khắp người trong khi tắm. Kiên trì thực hiện thường xuyên sẽ nhận thấy triệu chứng khô da bong tróc giảm đáng kể.
10. Tắm nắng thường xuyên
Đối với người bị bệnh vẩy nến, tắm nắng hay tắm biển đều là những cách cung cấp khoáng chất và vitamin D để làn da khỏe mạnh. Tia cực tím của ánh nắng mặt trời có tác dụng thúc đẩy hoạt động tái tạo của các tế bào da. Tuy nhiên việc tắm nắng cần được lên lịch cụ thể với khoảng thời gian nhất định. Để đạt hiệu quả, người bệnh cần thực hiện thường xuyên và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.
Tuy nhiên, tắm nắng không có nghĩa là bệnh nhân để làn da tiếp xúc với ánh nắng triệt để. bạn bị Điều này có thể khiến cho triệu chứng vảy nến trầm trọng thêm. Thời gian an toàn để làn da tiếp xúc với ánh nắng là 6 – 7 h30 phút sáng, sau thời gian này bệnh nhân nên tránh ra ngoài trời nắng, nếu bắt buộc phải ra ngoài nên che chắn cẩn thận.
Người bệnh vẩy nến nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại kem dưỡng ẩm dành cho da nhạy cảm. Vào mùa khô, bệnh nhân có thể chuẩn bị máy tạo độ ẩm nhằm ngăn ngừa tình trạng da khô. Khi làn da luôn được đảm bảo mức độ ẩm cân bằng sẽ hạn chế được sự hình thành các mảng bám, từ đó giảm được tình trạng bong tróc hiệu quả.
Các biện pháp giúp hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến kể trên chỉ phù hợp áp dụng với những trường hợp bệnh nhẹ. Trước khi thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà kể trên, người bệnh nên trao đổi cụ thể với bác sĩ về tình trạng bệnh bệnh lý để được hướng dẫn phương hướng điều trị bệnh cụ thể.
Ngày Cập nhật 16/08/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!