Top những món ăn tốt cho bệnh xương khớp ngon bổ rẻ
Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp xương khớp chắc khỏe và hạn chế các tổn thương do bệnh gây ra. Đặc biệt là khi bạn chú ý bổ sung thêm một số món ăn tốt cho bệnh xương khớp, hiệu quả điều trị sẽ tăng đáng kể. Điều đặc biệt hơn là hầu hết các món ăn này không quá khó để mua nguyên liệu hoặc chế biến.
Nguyên tắc lựa chọn và nấu món ăn cho người bệnh xương khớp
Trước khi tìm hiểu các món ăn tốt cho bệnh xương khớp, bạn cần biết qua một số yêu cầu về dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày đối với những người mắc bệnh này. Cùng với đó là cách chế biến hợp lý. Những điều này không những giúp bệnh nhanh chóng được cải thiện mà còn giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn.
Yêu cầu về dinh dưỡng đối với bệnh xương khớp
Đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mỗi ngày bạn nên ăn 3 bữa chính: sáng, trưa và tối. Trong đó, năng lượng dành cho buổi sáng chiếm ⅓ tổng năng lượng một ngày. Đặc biệt, trong bữa sáng, bạn đừng bỏ qua chất đạm. Bởi nó rất tốt cho sự chắc khỏe và dẻo dai của xương khớp.
Nếu buổi sáng bạn cung cấp cho cơ thể hơn 700kcal thì buổi trưa chỉ cần ăn nhẹ. Không nên bỏ buổi này. Vào buổi tối, bạn đừng nên ăn quá nhiều và quá muộn. Bởi cơ thể không thể nào kịp tiêu hóa hết lượng năng lượng trong thời gian ngắn trước khi đi ngủ. Lượng chất dư thừa không những tăng áp lực cho hoạt động của nội tạng mà còn khiến bạn bị tích tụ mỡ bụng. Lượng mỡ thừa này sẽ gia tăng thêm gánh nặng cho xương khớp và khiến tình trạng tổn thương thêm trầm trọng.
Bên cạnh đó, khẩu phần ăn hằng ngày cần đảm bảo có đầy đủ cả 4 thành phần dinh dưỡng. Cụ thể là tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Trong đó, tinh bột chỉ nên chiếm khoảng 60% tổng năng lượng khẩu phần ăn. Chất béo chiếm 20% và đạm chiếm khoảng 10%. Còn lại là vitamin và khoáng chất.
Bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Ngoài đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, người bị bệnh xương khớp nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là vitamin D và canxi. Trong đó, canxi là thành phần chính tổng hợp và đảm bảo sự chắc khỏe của xương khớp. Còn vitamin D đóng vai trò là chất xúc tác. Thiếu nó, cơ thể rất khó hấp thụ canxi từ thực phẩm.
Dù đây là các loại vitamin và khoáng chất tốt cho xương nhưng bạn cũng đừng nên ăn quá nhiều. Các loại thực phẩm khác cũng tương tự thế. Nếu dùng với liều lượng vừa phải sẽ tốt cho sức khỏe. Lạm dụng lúc nào cũng dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt.
Ngoài vitamin D, bạn cũng nên bổ sung thêm vitamin C, B, K và E. Trong đó, vitamin C đóng vai trò rất quan trọng cho việc hình thành collagen trong xương và dây chằng. Vitamin B tốt cho hoạt động của cơ. Tác dụng của vitamin K đối với xương khớp tương tự như vitamin D. Còn vitamin E thì có công dụng giảm đau nhức do bệnh xương khớp gây ra.
Rau xanh luôn không thể thiếu
Rau xanh không những là nguồn chất xơ dồi dào và tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Nó còn là nhóm thực phẩm rất tốt cho người bệnh xương khớp. Trong rau xanh chứa nhiều loại vitamin quan trọng và beta caroten. Tác dụng của các thành phần này là giảm đau, bảo vệ xương khớp, tăng mật độ xương và làm chậm tiến trình phát triển của bệnh.
Uống đủ nước
Ngoài những yêu cầu quan trọng về dinh dưỡng khi lựa chọn món ăn cho người bệnh xương khớp, bạn cần lưu ý uống nhiều nước. Tác dụng của nước không chỉ là thanh nhiệt hoặc hỗ trợ hoạt động của nội tạng mà nó còn tốt cho việc cải thiện bệnh. Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm đau, hạn chế viêm nhiễm ở các khớp.
Các chuyên gia về dinh dưỡng khuyên bạn người bị bệnh xương khớp nên cung cấp cho cơ thể từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Lượng nước này bao gồm trong cả thức ăn. Bên cạnh đó, bạn nên uống nước ấm thay vì nước lạnh. Lưu ý nhỏ này có thể giúp bạn tránh được tình trạng đau khớp nhiều hơn.
Cách chế biến món ăn tốt cho bệnh xương khớp
Để có được những món ăn tốt cho bệnh xương khớp, ngoài đáp ứng về yêu cầu dinh dưỡng, bạn còn cần phải quan tâm về cách chế biến. Điều này sẽ giúp cơ thể rút ngắn thời gian phục hồi các thương tổn và ngăn chặn các biến chứng ở xương khớp. Đồng thời, nó cũng sẽ rất tốt cho hoạt động của các cơ quan và bộ phận còn lại của cơ thể.
Sử dụng các loại gia vị có tính ấm nóng
Khi chế biến các món ăn cho người bệnh xương khớp, bạn nên dùng thêm các loại gia vị có tính ấm nóng. Tiêu biểu như tỏi, tiêu, gừng và ớt. Chúng sẽ tăng khả năng chống viêm của cơ thể. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng với liều lượng vừa phải. Và đừng ăn quá cay khi bạn đang mắc bệnh về dạ dày.
Sử dụng chất béo từ thực vật
Khi chế biến các món ăn, có hai loại dầu được sử dụng chính: loại có nguồn gốc từ động vật thực vật. Bạn chỉ nên sử dụng các loại dầu từ thực vật để tốt cho hoạt động của tim mạch. Dầu có nguồn gốc từ động vật không những tăng nguy cơ bị mỡ máu, xơ vữa động mạch mà còn không tốt cho hoạt động của cơ xương.
Đối với những người bị bệnh xương khớp, dầu chế biến món ăn từ động vật có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm. Đồng thời, nó còn góp phần khiến tuần hoàn máu gặp khó khăn. Những nơi bị thương tổn không nhận đủ lượng máu cần thiết rất dễ bị teo cơ và khiến bệnh tình chuyển hướng xấu đi.
Nếu có điều kiện, bạn nên sử dụng dầu oliu. Nó không chỉ làm tăng hương vị món ăn mà còn bảo vệ các tế bào cơ. Đồng thời, hợp chất Oleocanthal trong loại dầu này còn chăn chặn được các enzyme gây viêm nhiễm. Nhờ đó, nó giảm được tình trạng teo cơ.
Không nên ăn quá mặn
Ăn quá mặn sẽ khiến canxi bị đào thải qua thận. Khi cơ thể đang mắc bệnh về xương khớp, lượng canxi đang bị thiếu hụt. Nếu bạn để khoáng chất này tiếp tục “thất thoát” do sở thích ăn mặn của mình thì tình trạng bệnh sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Nó sẽ là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến bạn bị loãng xương và thoái hóa cột sống nặng.
Vì thế, mỗi ngày, bạn không nên ăn quá 15g muối. Đây là khuyến cáo của các chuyên gia thuộc Hội tim mạch Mỹ. Để không vượt quá lượng muối tiêu chuẩn hằng ngày, bạn cần hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn. Bởi chúng chứa rất nhiều muối. Chưa kể các thực phẩm này thường có một số thành phần không tốt cho hoạt động của dạ dày, gan và thận. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các loại thực phẩm tươi sống.
Top 3 món ăn tốt cho bệnh xương khớp
Sau khi tìm hiểu các món ăn dưới đây, bạn sẽ không phải lo lắng là chế biến có phức tạp hay không hoặc nguyên liệu có dễ tìm hay không. Đồng thời, bạn cũng không phải băn khoăn quá nhiều về giá cả để có một món ăn tốt cho bệnh xương khớp.
Nấm hương xào thập cẩm bổ sung vitamin và khoáng chất cho xương
Món ăn này cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng cho người bệnh xương khớp. Đặc biệt trong đó là vitamin K và C. Nấm hương xào thập cẩm có thể dùng cho người ăn chay hoặc muốn giảm cân.
Để chuẩn bị cho món này, bạn cần: súp lơ xanh, cà rốt, ớt chuông, nấm hương và nấm mộc nhĩ. Nấm ngâm với nước đến khi nở đều thì rửa sạch và cắt miếng vừa ăn. Các nguyên liệu còn lại cắt thành miếng mỏng. Ớt và cà rốt thì cắt hình hạt lựu.
Đợi chảo nóng thì cho dầu ăn vào. Bạn có thể thêm một ít tỏi băm nhuyễn và phi vàng trước khi cho các loại rau củ vào xào. Khi các nguyên liệu này gần chính thì cho nấm vào. Đảo sơ một lượt rồi nêm gia vị vừa miệng. Tắt bếp, thêm một ít hành và tiêu để tăng hương vị món ăn.
Canh sườn lợn nấu bí xanh cung cấp canxi và giải độc xương khớp
Sườn lợn chứa nhiều canxi. Còn bí xanh thì có tính mát, giải độc và giảm tích tụ mỡ bụng. Nguyên liệu cần chuẩn bị cho 1 người ăn gồm: 350g sườn non; 400g bí xanh; một ít hành lá, rau mùi tàu và gia vị.
Trước khi nấu, bạn cần ướp sườn với gia vị trong khoảng 15 phút để món canh ngon hơn. Chờ nước sôi thì bỏ sườn vào. Bí xanh cắt thành miếng dày vừa ăn. Bỏ bí vào nồi khi sườn đã mền và nấu tiếp trong khoảng 7 phút. Nêm lại gia vị cho vừa ăn. Tắt bếp, cho hành, rau mùi tàu đã cắt khúc và một ít tiêu xay nhuyễn lên trên.
Súp lơ xanh xào tôm chứa nhiều canxi và chống viêm xương khớp
Cả súp lơ xanh và tôm đều là nguồn thực phẩm rất giàu canxi. Bên cạnh đó, tôm còn chứa nhiều vitamin B (tốt cho cơ) và sắt (tốt cho máu). Còn súp lơ thì chứa sulforaphane. Chất này có tác dụng chống viêm rất tốt. Chính vì thế, nhắc tới món ăn tốt cho bệnh xương khớp thì không thể thiếu súp lơ xanh xào tôm.
Để nấu món này, bạn cần 200g tôm tươi; 300g súp lơ xanh; cà rốt và hành tây (mỗi loại 1 củ); hành, tỏi và các loại gia vị thông dụng. Đầu tiên là công đoạn sơ chế. Tôm bóc vỏ rồi rửa sạch. Cà rốt và súp lơ xanh cắt lát mỏng. Cần tây cắt khúc.
Bắt đầu chế biến, bạn chờ chảo nóng thì bỏ dầu và tỏi băm nhuyễn vào. Phi tỏi khi vừa chuyển vàng thì bỏ tôm vào xào chín rồi cho ra đĩa. Tiếp tục dùng chảo này xào cà rốt và súp lơ. Nêm gia vị cho vừa ăn. Đến khi gần chín thì cho hành tây và tôm vào. Trộn đều thì tắt bếp, cho thêm một ít hạt tiêu và hành lá lên trên.
Ngày Cập nhật 19/08/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!