Nổi Nốt Mẩn Đỏ Trên Da Ngứa Là Bệnh Gì? Cách Chữa Trị Hiệu Quả [An Toàn]
Nổi nốt mẩn đỏ trên da có ngứa là một trong những biểu hiện điển hình của các bệnh lý ngoài da như mề đay, dị ứng,… Trang bị kiến thức về bệnh, tìm ra nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ngứa da sẽ giúp ích trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Nổi nốt mẩn đỏ trên da có ngứa là bệnh gì?
Theo BS.Đỗ Minh Tuấn, hiện tượng da bị nổi nốt mẩn đỏ trên da như muỗi đốt hay tạo thành các mảng lớn ở nhiều vị trí khác nhau trên da có thể là lời cảnh báo của cơ thể về một số bệnh lý sau:
- Bệnh nổi mề đay: Khi cơ địa bị kích ứng với tác nhân như thực phẩm, hóa chất, thuốc… có thể khiến da bị nổi mẩn đỏ ngứa.
- Phát ban do nhiệt: Xảy ra khi tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn dẫn đến viêm, phát ban đỏ.
- Rôm sảy: Thường gây nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh, trẻ em xuất hiện tại những vùng da dễ tiết mồ hôi như vùng cổ, bẹn, mông…
- Giãn mao mạch: Là triệu chứng nổi mẩn đỏ không ngứa tại các vùng da mỏng như da mặt, bắp đùi, bắp tay…
- Viêm mao mạch dị ứng: Phổ biến ở trẻ em với các nốt mẩn ở cánh tay, mắt cá chân, mông, đùi… dù không gây ngứa nhưng có thể kèm bọng nước hay bầm máu.
Để biết chính xác triệu chứng nổi mẩn đỏ bạn mắc phải do bệnh lý nào gây ra hãy tìm đến cơ sở chuyên khoa để được bác sĩ khám, chẩn đoán.
Các vị trí nổi mẩn đỏ ngứa trên da thường gặp
Tùy vào cơ địa mỗi người và bệnh lý mắc phải, tình trạng nổi mẩn và ngứa trên da có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau trong đó phổ biến nhất là:
- Nổi mẩn đỏ ở chân, tay, cổ, mông
- Nổi mẩn đỏ trên mặt: Gò má, cằm, môi, mắt dễ bị đỏ, sưng phù.
- Nổi mẩn đỏ ngứa khắp người: nổi mẩn ở nhiều khu vực cùng lúc, toàn thân có thể rải rác các nốt mẩn hay dày đặc.
Nguyên nhân nổi nốt mẩn đỏ trên da
Theo lương y Đỗ Minh Tuấn “thủ phạm” khiến da nổi mẩn ngứa ngáy bởi các yếu tố:
- Dị ứng: Cơ thể mẫn cảm với các dị nguyên như khói bụi, thực phẩm, mỹ phẩm, thời tiết… tăng sản xuất histamin và gây phản ứng dị ứng mề đay.
- Yếu tố tâm lý: Cơ thể luôn ở trong trạng thái căng thẳng, lo âu, stress khiến não bị kích thích tiết serotonin và norepinephrine gây mẩn ngứa.
- Do nhiễm khuẩn: Khi cơ thể bị các loại vi khuẩn, virus xâm nhập, hệ miễn dịch sẽ chống lại từ đó gây triệu chứng dị ứng, nổi mẩn trên da.
- Vấn đề về gan, thận: Chức năng giải độc, đào thải độc tố của cơ thể bị suy giảm dễ gây bệnh.
Nổi nốt mẩn đỏ trên da có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám?
Những người bị nổi mẩn đỏ không ngứa hay ngứa đều gây ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống của người bệnh. Nhưng lương y Tuấn vẫn cảnh báo mọi người nên chủ động thăm khám, điều trị càng sớm càng tốt. Bởi để lâu bệnh có thể biến chứng gây sưng, phù nề da; nhiễm trùng da; gây suy nhược cơ thể hay thậm chí là sốc phản vệ vô cùng nguy hiểm.
Thời điểm thăm khám sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị và tiến triển bệnh chính vì thế mọi người nên tới gặp bác sĩ tại cơ sở chuyên khoa uy tín khi gặp những biểu hiện sau đây:
– Tình trạng nổi mẩn đỏ kéo dài trong nhiều ngày liên tiếp, mức độ bệnh những ngày sau nghiêm trọng hơn những ngày trước.
– Ngứa da, thậm chí gãi đến trầy xước, tổn thương da nhưng vẫn không hết ngứa.
– Các triệu chứng bệnh gây ảnh hưởng đến cuộc sống, gây mất ngủ, mệt mỏi vùng da bị khô, bong tróc hay thậm chí mưng mủ.
Phải làm gì khi bị nổi mẩn đỏ trên da?
Khi bị ngứa, nổi mẩn khắp người, bệnh nhân thường không biết phải làm sao, sau đây là những việc quan trọng mọi người cần làm để cải thiện các triệu chứng bệnh.
Đối với các thói quen hàng ngày
- Cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh.
- Tránh xa các tác nhân gây nổi mẩn đỏ ngứa da chẳng hạn như thực phẩm, mỹ phẩm, lông động vật,…
- Không được gãi ngứa, chà xát mạnh lên vùng da bị mẩn đỏ.
- Cần chú ý giờ giấc sinh hoạt thường ngày, tránh thức khuya.
- Làm việc, nghỉ ngơi hợp lý tránh căng thẳng.
- Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để tăng cường sức đề kháng.
Chế độ dinh dưỡng
Bị nổi mẩn đỏ nên ăn gì, kiêng gì là vấn đề quan trọng mọi người cần lưu ý để giúp cải thiện các triệu chứng bệnh.
- Cần bổ sung các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin C, E, K, chất xơ.
- Uống đủ nước mỗi ngày đặc biệt trong mùa nóng
- Sử dụng trà thảo dược nhằm thanh lọc cơ thể, giải độc.
- Không nên ăn các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng.
- Không sử dụng chất kích thích chứa cồn, ga như rượu bia, nước ngọt.
Cách điều trị nổi nốt mẩn đỏ trên da có ngứa hiệu quả
Muốn điều trị bệnh dứt điểm trước hết phải xem nguyên nhân gây bệnh do đâu và tiến hành điều trị theo một trong những cách sau đây:
Chữa nổi mẩn đỏ bằng mẹo dân gian
Cách chữa nổi mẩn đỏ tại nhà bằng các mẹo dân gian được nhiều người áp dụng đặc biệt là các trường hợp nổi mẩn ở trẻ em hay phụ nữ đang mang thai, sau sinh. Dưới đây là một số mẹo được đánh giá cao:
- Lá mướp đắng: Có tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, giải độc giúp trị mụn nhọt, sưng đỏ. Người bệnh chỉ cần lấy vài lá mướp đắng đem rửa sạch, giã nát và đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.
- Lá khế: Có tính kháng viêm, kháng khuẩn, giúp đào thải độc tố, làm dịu mát da. Sử dụng 1 nắm lá khế đem đun nóng rồi chườm lên vùng da bị mẩn đỏ.
- Rau má: Có tác dụng thanh nhiệt, mát máu, giải độc cơ thể, chữa mụn nhọt, mề đay mẩn ngứa hiệu quả. Sử dụng 40 – 50gr cây rau má, rửa sạch, giã nát (hoặc xay nhuyễn với máy xay) vắt lấy nước cốt để uống.
Ưu điểm: Hầu hết các loại thảo dược được sử dụng đều có tính kháng viêm, kháng khuẩn giúp cải thiện tình trạng nổi mẩn và ngứa trên da. Đặc biệt những cách này đều an toàn, dễ áp dụng, chi phí thấp.
Hạn chế: Cho hiệu quả với những trường hợp bị nổi mẩn ngứa nhẹ, với trường hợp nặng không có hiệu quả. Chưa kể áp dụng sai cách có thể gây bỏng rát da.
Uống thuốc gì khi bị nổi mẩn đỏ?
Sử dụng thuốc tây y để chữa nổi mẩn đỏ là biện pháp được nhiều người áp dụng. Mục đích của thuốc giúp giảm nhanh các triệu chứng nổi mẩn, ngứa da, kiểm soát và ngăn ngừa biến chứng của bệnh. Các loại thuốc thường dùng gồm có:
- Thuốc kháng histamin: Cetirizine, Loratadine…
- Thuốc kháng sinh khi bị viêm nhiễm
- Thuốc chống viêm corticoid dạng uống, tiêm hoặc thuốc bôi ngoài da.
- Thuốc chống mẫn cảm trong trường hợp bị nổi mẩn do dị ứng mề đay
Ưu điểm: Thuốc tây y cho tác dụng nhanh tức thì, tiện lợi dễ dàng mua tại hiệu thuốc.
Hạn chế: Tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, tự ý sử dụng hay lạm dụng thuốc dễ khiến bệnh thêm trầm trọng. Trường hợp bé bị nổi mẩn khắp người cha mẹ cần lưu ý không nên dùng thuốc tây trong thời gian dài.
Điều trị nổi mẩn đỏ trên da bằng đông y
Nổi mẩn đỏ trên da hình thành phần lớn là do cơ địa của mỗi người trước các tác nhân gây bệnh. Để chữa trị đông y tập trung vào loại bỏ tận gốc, điều hòa cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Từ lâu trong đông y đã lưu truyền nhiều bài thuốc chữa nổi mẩn ngứa da khác nhau từ thuốc bắc (nguồn gốc Trung Quốc) đến thuốc nam (nguồn gốc Việt Nam).
Hiện nay, thuốc nam được ưa chuộng hơn cả bởi gần gũi, lành tính với cơ địa người Việt. Bên cạnh đó sử dụng thuốc nam cũng an tâm hơn nhờ nguồn gốc dược liệu sạch, ít bị pha trộn như thuốc bắc.
Thuốc nam chữa nổi mề đay gồm nhiều thành phần quen thuộc như diệp hạ châu, bồ công anh, kim ngân cành, hạ khô thảo… Mỗi nhà thuốc, phòng khám đông y lại kết hợp, bào chế thành phần theo tỉ lệ khác nhau.
Ưu điểm: Thuốc đông y sử dụng thảo dược tự nhiên, cơ chế trị bệnh từ gốc, an toàn, lành tính, hạn chế tác dụng phụ.
Hạn chế: Thuốc cho tác dụng chậm cần kiên trì sử dụng. Hầu hết bài thuốc đều dạng thang cần phải đun sắc. Thêm nữa vấn nạn dược liệu bẩn, thuốc trộn tân dược và thầy lang không có giấy phép hành nghề vẫn tồn tại.
Chuyên gia lưu ý khi bị nổi mẩn đỏ để bệnh không trở lại
Trong quá trình điều trị nổi mẩn đỏ để đạt hiệu quả cao, tránh tái phát, lương y khuyên mọi người nên chú ý một số vấn đề:
- Dùng thuốc theo đúng liều lượng, chỉ dẫn của bác sĩ.
- Kết hợp điều trị với dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt khoa học.
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh
- Không sử dụng xà phòng, sữa tắm chứa chất tẩy rửa mạnh.
- Không tắm nước quá nóng hay quá lạnh.
- Tuyệt đối không gãi ngứa.
- Mặc quần áo ấm trong mùa lạnh và quần áo thoáng mát thấm hút mồ hôi tốt khi trời nóng.
Nổi mẩn đỏ điều trị càng sớm càng tốt. Chính vì vậy ngay khi thấy da mẩn ngứa bất thường hãy đến ngay cơ sở chuyên khoa thăm khám, chữa trị tránh những cơn ngứa kéo dài hành hạ ngày đêm.
Trên đây là một số thông tin về hiện tượng nổi mẩn đỏ, hy vọng bạn Dung và quý độc giả quan tâm đã bổ sung cho mình những kiến thức cơ bản từ đó có hướng xử lý đúng đắn khi bị bệnh.
ArrayNgày Cập nhật 05/06/2024